Triển vọng lạc quan về phục hồi kinh tế Hàn Quốc ngày càng tăng

16/08/2020 11:50
Tình hình dịch bệnh ở Hàn Quốc đã có những dấu hiệu tích cực hơn trong những ngày qua. Mặc dù nền kinh tế vẫn chưa phát triển mạnh mẽ, nhiều chuyên gia cho biết Hàn Quốc đang dần lấy lại đà tăng trưởng.

Từ tháng 3, Thống đốc Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc (BOK), ông Lee Ju-yeol đã thử nghiệm phiên bản cấp thấp hơn của các chương trình nới lỏng định lượng, hay còn gọi là QE-light, chương trình mà hiện này hầu hết 10 nền kinh tế lớn nhất thế giới đang thực hiện.

Triển vọng lạc quan về phục hồi kinh tế Hàn Quốc ngày càng tăng - Ảnh 1.

Thống đốc Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc Lee Ju-yeol

Thống đốc Lee Ju-yeol cũng nhấn mạnh về ba mục tiêu của kế hoạch mua trái phiếu chính phủ với số lượng không giới hạn: thu được nhiều tiền hơn vào hệ thống tài chính, làm dịu thị trường do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 và củng cố niềm tin rằng nền kinh tế lớn thứ tư châu Á sẽ không bị lạm phát như Nhật Bản .

Tình hình đã trở nên khả quan hơn đối với Hàn Quốc. Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) và dữ liệu lạm phát gần đây, Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc rất có thể sẽ điều chỉnh lại hay dừng việc thực hiện các chính sách kinh tế trước đó.

Chỉ số giá tiêu dùng trong tháng 7 đã tăng lên 0,3% so với cùng kỳ năm ngoái, cao hơn nhiều so với mức cố định vào tháng 6. Chỉ số giá cốt lõi, không bao gồm nông nghiệp và xăng dầu, cũng tăng 0,7%.

Tuy nhiên, các chuyên gia kinh tế tại Seoul cũng đã cảnh báo về những thách thức tiềm tàng. Park Sang-hyun, chuyên gia kinh tế trưởng của HI Investment & Securities tại Seoul đã cảnh báo về xu hướng lạm phát trong thời gian tới.

Điều này xảy ra khi thời điểm giá vàng đạt mức gần 2.000 USD/ounce. Số liệu mới công bố vừa qua cho thấy lạm phát tại Hoa Kỳ tăng mạnh. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Hoa Kỳ trong tháng 7 vừa qua tăng 0,6%, đánh dấu mức tăng mạnh nhất kể từ tháng 1/1991.

Tuy nhiên, các nhà kinh tế học cũng cảnh báo về những nguy cơ trước mắt. Tương tự như hầu hết các quốc gia thương mại lớn khác, Hoa Kỳ đang phải đối mặt với lỗ hổng sản lượng tương đối lớn, tỷ lệ thất nghiệp gia tăng cũng như hành vi tiêu dùng tác động lớn đến giá cả hàng hoá.

Nhà kinh tế trưởng tại ngân hàng ING của Hà Lan, ông James Knightley cho biết việc quan trọng hiện nay là cần hạn chế các mối đe dọa khiến lạm phát tăng cao và kéo dài.

Ông Lee Ju-yeol chỉ ra Hàn Quốc vẫn là một nền kinh tế định hướng xuất khẩu. Mặc dù trong thời gian vừa qua, xuất khẩu có những điểm sáng như lợi nhuận từ mảng kinh doanh chip nhớ của Samsung. Tuy nhiên nhìn chung, bối cảnh toàn cầu vẫn chưa có dấu hiệu khả quan.

Tình hình ở Mỹ vẫn đang căng thẳng và chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Tại khu vực châu Âu, điển hình như Đức, Pháp và Tây Ban Nha, số ca nhiễm ngày càng tăng cao, chính phủ đã mất hàng trăm tỷ USD để cứu trợ cho các doanh nghiệp, tiêu dùng ngày càng trì trệ.

Mặc dù tại Trung Quốc, tình hình đang dần ổn định, nhưng vẫn chưa thể đảm bảo để Việt Nam, Nhật Bản, Hàn Quốc hay Singapore đưa tàu chở dầu vào vận hành và thực hiện thương mại với Trung Quốc.

Nhật Bản đang trải qua giai đoạn bi quan nhất trong 11 năm khi các nhà sản xuất lớn đồng loạt cắt giảm sản lượng nhằm đối mặt với làn sóng dịch Covid-19 lần thứ hai.

Đối với Hàn Quốc, mắc dù OCED dự báo GDP năm nay sẽ giảm 0,8% nhưng con số này chỉ xảy ra khi tình hình dịch bệnh được kiểm soát ở mức tối thiểu. Nhiều chuyên gia cho rằng làn sóng dịch bệnh Covid-19 lần thứ hai sẽ khiến GDP trong năm nay của Hàn Quốc giảm khoảng 2%.

Triển vọng lạc quan về phục hồi kinh tế Hàn Quốc ngày càng tăng - Ảnh 2.

Tháng 4 vừa qua, Thống đốc Lee Ju-yeol cho biết Ngân hàng Trung ương vẫn có khả năng mở rộng không gian tài chính để tăng chi tiêu. Ông cũng nhấn mạnh rằng Ngân hàng Trung ương và Bộ Tài chính cần phối hợp chặt chẽ để điều chỉnh các chính sách cho đến khi nền kinh tế phục hồi.

Tin mới

Còn chưa ra mắt, một doanh nghiệp vận tải đã 'chốt đơn' 10 chiếc xe hybrid đầu tiên của BYD để chạy taxi
3 giờ trước
Mẫu xe hybrid đầu tiên của BYD có khả năng tiết kiệm nhiên liệu ấn tượng cùng phạm vi di chuyển 1.200 km.
Khám xét, thu hơn 24.000 hộp kẹo Kera vụ Hằng Du mục, Quang Linh Vlogs
3 giờ trước
Khám xét tại trụ sở Công ty CP Asia Life ở phường An Phú (TP.Thủ Đức, TP.HCM), công an thu hơn 24.000 hộp kẹo Kera và nhiều tang vật có liên quan.
Giá bạc miếng trong nước lao dốc sau khi lập đỉnh, mất hơn 10% chỉ trong 1 tuần
11 giờ trước
Giá bạc thỏi loại 1 lượng đã giảm xuống mức thấp nhất trong vòng 1 tháng qua.
Giá cà phê hôm nay 5/4: Giảm mạnh ở cả trong nước và trên thế giới
12 giờ trước
Giá cà phê hôm nay 5/4 ghi nhận xu hướng giảm mạnh ở cả thị trường trong nước và trên thế giới, giá nội địa giao dịch cao nhất ở mức 131.200 đồng/kg.
Sáu mặt hàng xuất khẩu chịu tác động mạnh nhất
12 giờ trước
Việc Mỹ áp thuế đối ứng 46% với hàng hóa Việt Nam sẽ tác động tiêu cực tới 15 mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta, trong đó có 6 nhóm sản phẩm chịu ảnh hưởng mạnh nhất, Công ty Cổ phần Chứng khoán MB (MBS) nhận định.

Tin cùng chuyên mục

Đoàn công tác của Việt Nam sắp sang Mỹ làm việc về vấn đề áp thuế 46%
1 ngày trước
Theo Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi, cuối tuần này, đoàn công tác của Việt Nam sẽ sang Mỹ.
Ô tô Honda đồng loạt giảm giá đậm trong tháng 4: Cao nhất 250 triệu đồng, kèm nhiều quà tặng
2 ngày trước
Nhiều mẫu ô tô Honda đang được mạnh tay giảm giá nhằm xả hàng tồn và thu hút người mua.
Thế giới sắp đổ 40.000 tỷ USD để "đãi mỏ vàng" khổng lồ mới: Việt Nam không ngoại lệ!
3 ngày trước
Lĩnh vực này đang dần vượt lên khỏi vai trò là một xu hướng, trở thành lộ trình tất yếu của nhiều nước trên thế giới.
Đang có 96 máy bay, Vietnam Airlines muốn mua thêm 50 chiếc
3 ngày trước
Vietnam Airlines, hãng hàng không quốc gia Việt Nam, đang lên kế hoạch đầu tư lớn để mở rộng đội bay, với dự án mua thêm 50 tàu bay thân hẹp trị giá khoảng 92.800 tỷ đồng.