Trịnh Xuân Thanh: Từ xoay sở với dự án nhiệt điện tỷ đô đến "tiện tay" tham ô bạc tỷ

06/01/2018 10:27
Ông Trịnh Xuân Thanh, nguyên Chủ tịch HĐQT Tổng công ty cổ phần xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC) sẽ ra tòa vào ngày 08/01 sắp tới, trong vụ án cố ý làm trái quy định Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng và tham ô tài sản xảy ra tại Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) và PVC.

Đầu tư tài chính tràn lan, mất cân đối dòng tiền nên phải... xoay sở

Theo cáo trạng, tình hình PVC trong giai đoạn 2008 – 2012 dưới thời Trịnh Xuân Thanh gặp nhiều khó khăn tài chính. Trong 20 công trình mà PVC trực tiếp thi công thì có đến 12 công trình mất cân đối do chi phí phát sinh ngoài hợp đồng.

Năm 2010, PVC góp vốn đầu tư vào 46 công ty với tổng giá trị đầu tư là hơn 3.147 tỷ đồng. Đến năm 2011, PVC góp vốn (cũ và mới) vào 43 đơn vị, nâng tổng giá trị đầu tư tài chính lên gần 3.500 tỷ đồng. Do đó, tổng mức đầu tư tài chính vượt gần 1.000 tỷ đồng so với vốn điều lệ công ty, làm mất cân đối dòng tiền đầu tư của PVC.

Để tạo điều kiện cho PVC, ông Đinh La Thăng (lúc đó là Chủ tịch Tập đoàn Dầu khí) đã chỉ định PVC thực hiện gói thầu EPC của dự án Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2 của PVN và chỉ đạo thực hiện việc ký hợp đồng EPC số 33 của dự án trái với quy định pháp luật. Dự án Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2 có tổng vốn đầu tư dự kiến ban đầu là 1,7 tỷ USD, nhưng khi ký hợp đồng thì giá trị tạm tính của công trình là 1,2 tỷ USD.

Do mất cân đối tài chính, PVC thời điểm đó cần nguồn tiền để sử dụng. Vì vậy, với vai trò là Chủ tịch HĐQT PVC, Trịnh Xuân Thanh chỉ đạo ông Vũ Đức Thuận, Tổng giám đốc PVC lúc đó, ký Hợp đồng EPC số 33 để PVC nhận được số tiền tạm ứng là hơn 6,6 triệu USD và 1.312 tỷ đồng.

Sau đó, ông Thanh cùng đồng phạm sử dụng 1.115 tỷ đồng từ nguồn tiền tạm ứng để đầu tư, góp vốn vào các công ty, dự án, công trình khác và trả nợ ngân hàng. Theo yêu cầu từ phía PVN, ngày 06/03/2012, Trịnh Xuân Thanh ký Báo cáo với nội dung xác nhận PVC đã sử dụng phần lớn số tiền tạm ứng cho dự án NMNĐ Thái Bình 2 sai mục đích.

Đến ngày 22/11/2017, Ban Quản lý dự án mới thu hồi được khoảng 1.087 tỷ đồng trong số 1.115 tỷ đồng sử dụng sai mục đích. Vụ việc này gây thiệt hại cho Nhà nước tổng số tiền hơn 119 tỷ đồng.

Khoản thiệt hại 119 tỷ đồng gồm những gì?

Thiệt hại do việc PVN và Ban quản lý dự án tạm ứng cho PVC số tiền 6,6 triệu USD và 1.312 tỷ đồng gây ra cho PVN là số tiền lãi tối thiểu trên số tiền không sử dụng vào mục đích dự án 1.115 tỷ đồng là khoảng 51 tỷ đồng.

Thiệt hại trực tiếp do việc PVC sử dụng sai mục đích số tiền 1.115 tỷ đồng gây ra cho PVN là số tiền lãi suất được xác định phát sinh từ ngày 11/10/2011 (ngày đủ điều kiện để tạm ứng tiền cho PVC) đến ngày 20/3/2012 (ngày PVN chính thức đòi tiền tạm ứng sử dụng sai mục đích) khoảng 68 tỷ đồng.

Chỉ đạo lập khống hồ sơ, rút hơn 13 tỷ đồng

Trong việc thực hiện Dự án Nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng – Quảng Trạch, ông Trịnh Xuân Thanh đã chỉ đạo cấp dưới lập khống hồ sơ rút hơn 13 tỷ đồng để chia nhau sử dụng cá nhân. Trong đó, ông Thanh được ăn chia 4 tỷ đồng và chịu trách nhiệm cùng các đồng phạm trong việc sử dụng chung khoản 1,5 tỷ đồng.

Cụ thể, từ ngày 28/09/2011 đến ngày 23/02/2012, ông Lương Văn Hòa, Giám đốc Ban điều hành dự án Vũng Áng – Quảng Trạch, cùng cấp dưới đã hợp thức hồ sơ thiết kế, dự toán, thi công, nghiệm thu thanh quyết toán của 4 hạng mục phụ trợ.

Sau đó, ông Nguyễn Anh Minh, Phó Tổng giám đốc PVC, chỉ đạo các phòng ban của PVC hợp thức thủ tục phê duyệt. Tiếp đến, Lương Văn Hòa ký 4 hợp đồng khống với nội dung thi công 3 hạng mục phụ trợ của dự án Nhà máy nhiệt điện Vũng Áng 1 và 1 hạng mục phụ trợ của dự án Nhà máy Nhiệt điện Quảng Trạch 1 để rút 13 tỷ đồng từ Ban điều hành. Đây là 4 hạng mục khống được ký với Công ty TNHH MTV Quỳnh Hoa (giám đốc và kế toán trưởng công ty này quen với Lương Văn Hòa từ trước).

Số tiền nêu trên được rút làm nhiều lần và chia số các cá nhân có liên quan. Ngày 01/08/2011, Lương Văn Hòa ký giấy để nhân viên phòng kế toán rút 1,5 tỷ đồng. Sau đó, Trịnh Xuân Thanh và đồng phạm sử dụng 1,1 tỷ đồng trong số tiền này.

Ngoài ra, ngày 06/01/2012, ông Trịnh Xuân Thanh chỉ đạo Lương Văn Hòa chuẩn bị 5 tỷ đồng để sử dụng cá nhân trong dịp Tết nguyên đán 2012. Ngày 13/01/2012, Trịnh Xuân Thanh nhận được 4 tỷ đồng còn 1 tỷ đồng giữ lại cho Nguyễn Anh Minh sử dụng.

Vì những sai phạm ở trên, Trịnh Xuân Thanh, nguyên Chủ tịch HĐQT PVC, bị đề nghị truy tố về tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng và tội tham ô tài sản. Theo cáo trạng, trong quá trình điều tra, Trịnh Xuân Thanh khai báo không thành khẩn, sau khi phạm tội đã bỏ trốn gây khó khăn cho quá trình điều tra.

Tin mới

Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 thu hồi sữa Hofumil Gold Plus nằm trong đường dây sữa giả
12 giờ trước
Ngày 17/4, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 cho biết đã rà soát và phát hiện sản phẩm sữa Hofumil Gold Plus được cung ứng trong bệnh viện thuộc danh mục các sản phẩm sữa do một trong các công ty thuộc đường dây sản xuất, buôn bán, tiêu thụ sữa bột giả trên địa bàn Hà Nội và các tỉnh lân cận vừa được cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an triệt phá.
THACO AUTO tri ân khách hàng dịp lễ 30/4 và 01/5
12 giờ trước
Chào mừng đại lễ 30/4 và 01/5, THACO AUTO triển khai chương trình ưu đãi đặc biệt cùng nhiều quà tặng hấp dẫn cho khách hàng mua xe thương hiệu Kia và Mazda trên toàn quốc.
Vé máy bay dịp 30/4 tăng chóng mặt: Một địa điểm có giá vé tăng gần gấp đôi dù đi bất kì đâu
12 giờ trước
Mặc dù giá vé máy bay dịp lễ 30/4 năm nay đều có xu hướng tăng so với ngày thường, nhưng riêng các chặng bay xuất phát từ nơi này lại tăng gần gấp đôi, có hành trình thậm chí ngang ngửa với cao điểm Tết Nguyên đán.
Ra mắt Rolls-Royce Ghost Series II giá từ 34,9 tỷ đồng: ‘Thảm bay’ của giới đại gia Việt
13 giờ trước
Rolls-Royce Ghost Series II là phiên bản nâng cấp giữa vòng đời của thế hệ thứ 2 ra mắt vào năm 2020.
Vụ gần 600 loại sữa giả tung hoành suốt 4 năm: Doanh nghiệp chiết khấu 60% chưa kể quà cáp lễ Tết; bác sĩ chỉ định mua uống
14 giờ trước
Theo chia sẻ của một chủ cửa hàng sữa thì sở dĩ các shop nhiệt tình tư vấn bán hàng cho những doanh nghiệp này bởi chính sách chiết khấu được hưởng rất cao, dao động từ 40 - 60%, chưa bao gồm các chương trình tặng quà tri ân khách hàng vào dịp cuối năm, lễ tết.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Dầu thô Brent

BRENT CRUDE

1.756.324 VNĐ / thùng

67.96 USD / bbl

3.20 %

+ 2.11

Dầu thô WTI

WTI CRUDE OIL

1.671.558 VNĐ / thùng

64.68 USD / bbl

0.40 %

+ 0.26

Khí tự nhiên US

NATURAL GAS US

2.273.800 VNĐ / m3

3.25 USD / mmbtu

0.00 %

+ 0.00

Than đá

COAL

2.456.425 VNĐ / tấn

95.05 USD / mt

0.85 %

+ 0.80

» Xem tất cả giá Năng lượng

Tin cùng chuyên mục

Công nghệ BYD DM-i Super Hybrid định nghĩa lại “hiệu quả” trên ô tô
15 giờ trước
Người ta dễ ấn tượng với dáng xe đẹp, nội thất sang hay công suất khủng. Nhưng chỉ khi lăn bánh vài nghìn cây số, bạn mới thật sự hiểu xe có "hiệu quả" không.
Giá xăng RON 95 xuống dưới 19.000 đồng/lít - thấp nhất 4 năm qua
18 giờ trước
Tại kỳ điều chỉnh hôm nay (17/4), giá xăng giảm mạnh 350 - 390 đồng/lít.
Vừa tuyên bố ‘cai’ dầu Nga chưa được bao lâu, một quốc gia bất ngờ quay trở lại nhập khẩu vì giá quá rẻ, từng phụ thuộc 65% nguồn cung từ Moscow
1 ngày trước
Sau một thời gian ngắn tạm dừng do lệnh trừng phạt của Mỹ, quốc gia này sẽ bắt đầu nhập khẩu dầu Nga trở lại.
Thông tin về giá điện Việt Nam nhập khẩu từ Lào
1 ngày trước
Bộ Công Thương vừa phê duyệt khung giá nhập khẩu điện từ Lào về Việt Nam từ ngày 31/12/2025. Trong đó, cao nhất là dự án điện than với 7,02 USCent/kWh.