Xuất thân từ một nông dân, ông Nguyễn Hùng Hạnh đã mạnh dạn chuyển đổi 5,3ha đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng giống bưởi da xanh cho hiệu quả kinh tế cao hơn. Ông Hạnh chia sẻ, do sản xuất lúa truyền thống không còn mang lại hiệu quả kinh tế vì giá cả bấp bên, đầu ra không ổn định, nên từ đầu năm 2016 ông đã chuyển đổi sang trồng cây ăn trái với 3.000 gốc bưởi da xanh.
Dù là nông dân sản xuất giỏi, nhưng việc chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng cây ăn trái bước đầu cũng là một thách thức đối với lão nông như ông Hùng trên vùng đất bán sơn địa. Chưa am hiểu về kỹ thuật canh tác, bước đầu còn khó khăn trong quá trình trồng vào chăm sóc.
Nhờ chịu khó học thêm kiến thức, tham khảo bạn bè, các chuyên gia có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực trồng cây ăn trái; liên hệ với nhiều nơi tìm nguồn phân bón hữu cơ cho sản xuất sạch nên chỉ sau một thời gian ngắn ông Hạnh đã thay đổi được diện mạo của vườn bưởi da xanh.
Năm 2019, vườn bưởi của ông Hạnh đã cho đợi trái đầu tiên. heo tính toán, một góc bưởi trung bình có thể cho khoảng 20kg trái chín. Do đầu tư hệ thống bớm tưới tự động nên cũng nhẹ công chăm sóc. Trong những vụ đầu thu hoạch, trừ tất cả các chi phí, vườn bưởi của ông Hạnh có thể cho lợi nhuận từ 4 đến 5 lần so với trồng lúa trước kia.
Kết quả ban đầu hết sức tích cực, lãnh đạo các sở, ban, ngành nông nghiệp từ tỉnh đến huyện, cũng hết sức quan tâm và có những chỉ đạo sâu sát để mô hình trồng bưởi của ông Hạnh càng phát triển hơn. Tiêu biểu nhất là việc hỗ trợ về kỹ thuật trong quá trình canh tác, cũng như tìm đầu ra ổn định cho sản phẩm.
Chính nhờ quan tâm kịp thời của ngành chức năng, mà hiện sản phẩm bưởi sạch mang thương hiệu Hùng Hạnh đã có được thị trường tiêu thụ ổn định tại các siêu thị lớn, nhỏ trong nước.
Người nông dân trong thời đại mới không phải chỉ biết đến việc tập trung vào sản xuất, mà còn phải thay đổi tư duy để có những sáng tạo độc đáo và mới lạ đầu tư phát triển kinh tế. Vườn bưởi của ông Nguyễn Hùng Hạnh thật sự là một mô hình đột phá của nhà nông trong việc tìm hướng đi mới cho nông sản an toàn.
Hiện nay việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vât nuôi ở huyện nông thôn mới Thoại Sơn, tỉnh An Giang đang ngày càng phát triển. Các mô hình sản xuất nông nghiệp truyền thống đã không còn phát huy được những thế mạnh do những thay đổi và đòi hỏi của thị trường. |