Từng đi bộ đội, xuất ngũ, ông Chính về làm cán bộ xã Hải Lạng. Nhờ vậy, ông có nhiều cơ hội được đi các tỉnh , thành phố trong nước và cả nước ngoài tham quan, học hỏi các mô hình kinh tế. Từ những chuyến đi đó, ông ấp ủ dự định phát triển 1 vườn cây ăn quả. Giống cây ăn quả thì rất nhiều loại nhưng để tìm một loại cây cho hiệu quả kinh tế và thị trường ổn định thì không phải dễ. Một lần tình cờ xem một chương trình trên truyền hình nói về giống chanh 4 mùa ở Tuyên Quang, nhận thấy đây là một giống cây ăn quả cho thu hoạch quanh năm và nhu cầu sử dụng hàng ngày lớn, ông Chính quyết định trồng thử nghiệm giống cây mới này.
Ông Nguyễn Đức Chính phấn khởi cắt những quả chanh tứ mùa màu vàng ươm trong vườn để giao cho thương lái.
Ban đầu khi mới đưa ra ý tưởng, bạn bè, đồng nghiệp và ngay cả vợ con ông cũng tỏ ra lo ngại về vấn đề thị trường tiêu thu, đầu ra sản phẩm...
Những cây chanh tứ
quý sai trĩu quả, vàng ươm tại vườn nhà ông Nguyễn Đức Chính.
Năm 2013 ông Chính mua 400
Ông Nguyễn Đức Chính cho hay, sử dụng chanh 4 mùa, chanh tứ quý có cái lợi là quả rất nhiều nước, mã đẹp, hấp dẫn thực khách.
gốc chanh tứ mùa ở Tuyên Quang với giá 70 nghìn/gốc về trồng tại quả đồi ông thuê của lâm trường. Đất đồi cằn và nông nên ông Chính phải đầu tư thuê máy cuốc đất cho tơi xốp. Nghĩ lại thời gian mới bắt tay làm, gặp nhiều gian nan ông chia sẻ: “May trời phú cho sức khỏe tốt, chứ trồng và chăm cây mất sức lắm”. Giờ nhìn những chùm quả chanh vàng ươm, lúc lỉu trĩu xuống đất thành quả của bao vất vả ông Chính phấn khởi: “Chanh là loại quả thực phẩm dùng hàng ngày trong các bữa ăn gia đình, nhà hàng, nhà máy chế biến...Cây chanh tứ mùa, càng chăm tốt thì càng sai quả. Bây giờ hàng ngày gia đình tôi thu 1 triệu đồng từ chanh tứ mùa. Và việc thu hoạch chanh này cứ rãi đều đều trong năm...", ông Chính thổ lộ.
Chanh 4 mùa, chanh tứ quý khi quả chín có màu vàng ươm, mỏng vỏ, mọng nước.
Hiện tại vườn nhà ông Nguyễn Đức Chính có 500 gốc chanh tứ mùa. Riêng từ đầu năm tới nay, ông Chính đã cắt được hơn 8 tấn quả. Trong vườn chanh tứ mùa hiện tại hoa vẫn đang ra, quả đang lớn và có cả quả đang đợi ngày chín. Ông Chính cho biết: "Nếu cắt hết cả vườn năm nay gia đình phải thu được hơn 12 tấn chanh. Vườn chanh này chưa sai đến độ vì mới bói quả 2 năm gần đây. Nếu đạt đến độ tốt nhất thì một cây phải có gần 100kg quả cả năm. Nếu chăm được tốt, sản lượng sẽ tăng liên tục qua các năm...”.
Nhưng quả tứ mùa do ông Nguyễn Đức Chính trồng to, vàng và mọng nước. Bình quân, cứ 10 quả được 1.5kg nên rất được các thương lái ưa chuộng.
Chanh tứ mùa vườn nhà ông Chính chỉ đủ cung cấp cho thị trường huyện Tiên Yên, vì nhu cầu sử dụng chanh rất lớn. Thương lái, nhà hàng đến tận nơi lấy với giá bán giao 15.000/kg và bán lẻ 20.000/kg. Một ngày gia đình ông cắt ít nhất 80kg chanh giao cho thương lái. Ông Chính cho biết: Năm nay nhà tôi là thu về 160 triệu năm sau phải thu được gần 300 triệu nếu cây cứ phát triển tốt như hiện tại. Giống chanh này dễ trồng nhưng phải để ý chăm sóc không rất dễ bị sâu đục thân, nấm quả và nấm lá nếu không kiểm tra, phun thuốc kịp thời cây sẽ bị chết, quan trọng phải nhanh chóng phát hiện và xử lý...”.
Chanh tứ mùa nhà ông Nguyễn Đức Chính ra quả từng chùm vàng ươm, căng mọng trông rất thích mắt.
Theo ông Nguyễn Đức Chính, đối với cây chanh tứ mùa cần tăng cường bón phân hữu cơ (phân bò, phân gà) vì bón phân chuồng sẽ cho quả đẹp, mọng nước..Nhưng đặc biệt phải ủ phân trước khi bón để hạn chế sâu bệnh làm thối rễ. “Cho chế phẩm vi sinh vào ủ ít nhất 6 tháng sau đó mới đóng thành bao và đem bón cây”.
Ông Chính bổ sung thêm, bên cạnh bón phân, người trồng phải tỉa cành tạo tán thường xuyên để hạn chế cành vượt, loại bỏ những cành già cỗi sâu bệnh, giúp cây thông thoáng, có dáng đẹp, tăng khả năng quang hợp và cây phát triển cân đối. Ngoài 1.5ha diện tích trồng chanh tứ mùa, gia đình ông Chính hiện nay còn trồng thêm các loại cam và bưởi với tổng diện tích hơn 10ha nhưng mới bắt đầu bói quả năm đầu tiên....