Trong đại dịch SARS và MERS, thế giới đã dùng huyết tương người khỏi điều trị cho bệnh nhân nặng

11/04/2020 14:03
Phương pháp dùng huyết tương điều trị cho bệnh nhân nặng đã từng được áp dụng tại Trung Quốc. FDA của Mỹ cũng đã cho phép nghiên cứu áp dụng để điều trị cho bệnh nhân Covid-19.

TS. BS Bạch Quốc Khánh, Viện trưởng Huyết học - Truyền máu Trung ương cho hay, phương pháp lấy huyết tương của người đã khỏi bệnh Covid-19 để điều trị cho những bệnh nhân nặng mắc căn bệnh này đã được thực hiện tại Trung Quốc và một số nước khác trong đại dịch Covid-19.

Việc dùng huyết tương của người khỏi bệnh là phương pháp điều trị cho những bệnh nhân nặng cơ thể có tải lượng virus cao, đã điều trị bằng các phương pháp thông thường nhưng virus trong cơ thể không giảm.

Trong huyết tương của người đã khỏi bệnh Covid-19 có chứa kháng thể chống virus, khi truyền vào cơ thể người bệnh, kháng thể sẽ phát huy tác dụng, hỗ trợ bệnh nhân diệt virus.

"Phương pháp tách huyết tương của bệnh nhân đã khỏi Covid-19 không khác so với các phương pháp mà Viện huyết học đang thực hiện như những người đi hiến máu bình thường.

Việc chọn người cho máu để tách huyết tương và bệnh nhân được chỉ định điều trị, do Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương và Viện vệ sinh Dịch tễ Trung ương phụ trách. Còn Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương sẽ tách chiết huyết tương theo yêu cầu", TS. Khánh nói.

Trong đại dịch SARS và MERS, thế giới đã dùng huyết tương người khỏi điều trị cho bệnh nhân nặng - Ảnh 1.

Huyết tương của người khỏi Covid-19 được tách ra như người đi hiến máu, ảnh minh hoạ.

Theo PGS.Nguyễn Huy Nga, phương pháp điều trị huyết hiện nay một số nước như Pháp, Hàn Quốc, Trung Quốc đang nghiên cứu để sử dụng và FDA của Mỹ cũng đã cho phép nghiên cứu áp dụng để điều trị cho bệnh nhân Covid-19.

Phương pháp này đã được sử dụng trong đại dịch 1918, và gần đây là  trong các vụ dịch SARS và MERS.

"Huyết tương là chất lỏng màu vàng nhạt trong máu của người đã khỏi bệnh Covid-19 có chứa các kháng thể chống lại vi rút SARS-CoV-2. Người ta cho rằng nó có thể thúc đẩy tạo miễn dịch trong người bệnh để chiến đấu với bệnh Covid-19. Tuy nhiên phương pháp này cũng đang gây nhiều tranh cãi về hiệu quả và hậu quả nó", PGS. Huy Nga giải thích.

Ở Việt Nam từ trước đến nay chưa từng được áp dụng và Bộ Y tế cũng chưa có hướng dẫn quy trình điều trị bằng huyết tương người khỏi bệnh. Đây là lần đầu tiên Việt Nam có đề tài nghiên cứ dùng huyết tương của người khỏi bệnh để điều trị cho người mắc bệnh. Trước đó, Việt Nam đã từng sử dụng huyết tương của máu động vật để điều trị bệnh truyền nhiễm.

"Chúng ta chỉ sử dụng huyết thanh chiết xuất từ huyết tương máu ngựa để điều trị các bệnh uốn ván (SAT), rắn cắn (SAV), bệnh dại (SAR). Đây là các chế phẩm của Viện Vắc xin Nha Trang, Bộ Y tế", PGS.Huy Nga nói.

Hiện nay, Việt Nam có 2 trường hợp bệnh nhân nặng là bệnh nhân số 19 có bệnh lý nền và bệnh nhân 91 (phi công) không có bệnh lý nền nhưng có phản ứng miễn dịch cơ thể quá mạnh. Hiện cả hai bệnh nhân vẫn đang được can thiệp ECMO.

Trước đó vào ngày 9/4, Bộ Y tế đã giao Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương và Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương sẽ cùng phối hợp nghiên cứu tách chiết huyết tương từ người khỏi để điều trị cho các bệnh nhân nặng.

Theo đó Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương và hệ thống các bệnh viện chuyên ngành huyết học nghiên cứu tách chiết huyết tương từ người mắc Covid-19 đã khỏi để điều trị cho các bệnh nhân nặng theo phác đồ được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo.

Tin mới

[Trên Ghế 16] Người sắp lập gia đình, đã có gia đình, tài chính 500-700 triệu nên mua xe gì?
10 giờ trước
Theo chuyên gia Đoàn Anh Dũng, việc lựa chọn xe cho từng đối tượng khách hàng phụ thuộc vào điều kiện tài chính và nhu cầu sử dụng của mỗi người, sau đó đến các yếu tố về thương hiệu và động cơ.
Đại chiến phá giá không thấy đáy giữa các hãng xe điện Trung Quốc tại Thái Lan: Hậu quả khôn lường
11 giờ trước
Việc phá giá bất chấp hậu quả của các hãng xe điện Trung Quốc tại Thái Lan đang gây ra nhiều hậu quả tai hại cho chính quốc gia này và buộc Đại sứ quán Trung Quốc tại Thái Lan phải lên tiếng.
Yamaha ra mắt xe ga mới siêu tiết kiệm xăng, màu tím cực cá tính, cốp rộng hơn Honda Lead
12 giờ trước
Yamaha tiếp tục khẳng định vị thế của mình trong phân khúc xe ga đô thị với phiên bản mới vừa được trình làng.
iPhone 16 mở đặt cọc, người Việt chọn Thái Lan để mua hàng xách tay giá cao ngất ngưởng
12 giờ trước
Hôm nay (20/9), Apple chính thức mở bán iPhone 16 Series tại các Store chính hãng trên toàn thế giới. Năm nay, ngoài Singapore thì Thái Lan cũng có Store chính hãng mà người Việt có thể chọn mua, nhưng giá máy xách tay ở mức cao.
Ông nông dân trồng "loài cây quen thuộc" thu lãi nhẹ nhàng 2 tỷ đồng/năm
12 giờ trước
Trồng "loài cây quen thuộc" mỗi năm thu lãi hơn 2 tỷ đồng, ông nông dân Nguyễn Huỳnh Thanh ở Tân Định, Bình Dương đã tạo việc làm ổn định cho nhiều lao động ở địa phương với thu nhập bình quân 10 triệu đồng/người/tháng.

Tin cùng chuyên mục

Giá USD hôm nay 20/9: Bất ngờ tăng tỷ giá "chợ đen" lấy lại mốc 25.000 đồng
12 giờ trước
Giá USD hôm nay 20/9: Trong nước, tỷ giá "chợ đen" bất ngờ tăng 65 đồng ở cả 2 chiều so với cùng thời điểm ngày hôm qua, lên mức 24.965 - 25.065 VND/USD. Trái lại, tỷ giá USD/VND niêm yết tại các ngân hàng thương mại lại đồng loạt giảm.
Giá USD hôm nay 19/9: Tỷ giá "chợ đen" lao dốc, bán ra dưới 25.000 đồng
1 ngày trước
Giá USD hôm nay 19/9: Trong nước, tỷ giá USD/VND niêm yết tại thị trường tự do bất ngờ "rơi" 50 đồng ở cả 2 chiều khiến chiều bán chính thức về dưới mốc 25.000 đồng. Hiện thị trường này đang niêm yết ở mức 24.850 - 24.950 VND/USD.
6 phút “chạm” may mắn trên điện thoại với Bingo18
2 ngày trước
“Vừa sáng mua vé dự thưởng, chỉ 6 phút sau đã biết mình trúng thưởng rồi thấy tiền về ngay, tinh thần của tôi rất phấn khởi”, chị Ngọc Bích - một người chơi xổ số Bingo18 chia sẻ.
Giá USD hôm nay 18/9: Tỷ giá "chợ đen" giảm, ngân hàng phục hồi
2 ngày trước
Giá USD hôm nay 18/9: Trong nước, tỷ giá USD/VND trên thị trường tự do giảm 30 đồng ở cả 2 chiều, xuống mức 24.900 - 25.000 VND/USD. Ngược lại, tại các ngân hàng thương mại, tỷ giá niêm yết bắt đầu hồi phục khi đồng loạt tăng từ 50 đồng đến hơn 80 đồng so với ngày hôm qua.