Trong khi giới tỷ phú “khóc ròng” vì Covid-19, tỷ phú này lại kiếm bội tiền nhờ việc cả thế giới ngồi nhà

10/04/2020 09:16
Khi #stayathome trở thành hashtag được sử dụng rộng rãi trên mạng xã hội nhằm hưởng ứng lời kêu gọi của Chính phủ các nước để thực hiện giãn cách xã hội và ngăn chặn sự lây lan của Covid-19, Min-Liang Tan biết rằng đã đến lúc để bắt đầu.

Doanh nhân gốc Singapore đã chuẩn bị sẵn một loạt poster lấy cảm hứng từ việc ở nhà cách ly với dòng chữ "Stay Home and Game On" từ nhiều tuần trước khi Covid-19 trở thành đại dịch toàn cầu.

Việc hầu như toàn bộ các nền kinh tế trên thế giới bị "đóng băng" vì các lệnh hạn chế đi lại tạo điều kiện lý tưởng cho vị tỷ phú trẻ tuổi. Trước đó, công ty của Tan đã có 16 văn phòng và 5 cửa hàng bán lẻ ở nhiều quốc gia bị ảnh hưởng sớm bởi dịch Covid-19 bao gồm Trung Quốc, Hàn Quốc và Mỹ. Tuy vậy, doanh nhân trẻ sớm nhận thấy rằng mình hoàn toàn có thể tăng thêm một lượng lớn khách hàng ở các quốc gia khác.

Trong khi giới tỷ phú “khóc ròng” vì Covid-19, tỷ phú này lại kiếm bội tiền nhờ việc cả thế giới ngồi nhà - Ảnh 1.

"Các game thủ được xây dựng từ cơ chế này - ở nhà và chơi game", Tan chia sẻ trên CNBC.

Một công ty #Stayathome

Tan là đồng sáng lập kiêm CEO của Razer – một gã khổng lồ trong ngành game toàn cầu, đồng thời cũng là một trong số ít công ty đạt mức tăng trưởng đáng ngưỡng mộ trong bối cảnh nền kinh tế thế giới đang lao đao vì dịch bệnh.

Tan vốn theo học ngành luật nhưng do nghiện game nên chàng trai trẻ đã bỏ ngành này theo đuổi công nghệ game. Năm 2005, Tan cùng Robert Krakoff – một người bạn cũng là game thủ thành lập Razer. Công ty sau này đã phát triển nhanh chóng với logo hình con rắn 3 đầu, cung cấp các dịch vụ trò chơi trực tuyến và một loạt chương trình phần cứng thu hút đông đảo người dùng. Thậm chí nhiều người còn trở thành fan hâm mộ trung thành của Tan đến mức xăm hình của anh lên cơ thể.

Trong khi giới tỷ phú “khóc ròng” vì Covid-19, tỷ phú này lại kiếm bội tiền nhờ việc cả thế giới ngồi nhà - Ảnh 2.

Hiện tại, khi gần như 2/3 thế giới mắc kẹt trong nhà và tìm kiếm những cách giải trí mới, Tan biết rằng công việc kinh doanh của Razer đã đến lúc phát triển.

"Ở thời điểm hiện tại, khi Covid-19 trở nên căng thẳng, chúng ta có thể thấy ngành công nghiệp game sẽ phát triển như vũ bão. Tất cả mọi người mắc kẹt trong nhà và nhu cầu online cũng như tìm kiếm các trò chơi giải trí tăng cao hơn bao giờ hết", Tan cho biết.

Gaming trở thành ngành công nghiệp "hái ra tiền"

Trong bối cảnh hiện tại, không chỉ công ty của Tan kiếm bội tiền nhờ Covid-19.

Đại gia ngành viễn thông Verizon vừa báo cáo mức tăng trưởng hơn 75% ở mảng video game khi Covid-19 tràn lan khắp nước Mỹ. Trong khi đó, bắt đầu từ nửa cuối tháng 3 khi gần 2/3 thế giới bị phong toả, công ty này ghi nhận 1,2 tỷ lượt download các trò chơi trực tuyến – mức cao nhất kể từ trước đến nay - theo báo cáo của App Annie.

Không thể phủ nhận sự tăng trưởng đột biến của ngành game trong thời gian gần đây xuất phát từ yếu tố tâm lý khi tất cả mọi người phải ở nhà do lệnh phong toả và họ tìm đến những phương thức giải trí khác nhau. Tuy nhiên, thực tế là ngành công nghiệp game đã tăng trưởng mạnh mẽ trong những năm gần đây. Chỉ tính riêng năm 2019, thị trường game toàn cầu đạt mức tăng trưởng hơn 7% với doanh thu 148,8 tỷ USD. Con số này được dự báo sẽ tăng lên 189,6 tỷ USD vào năm 2022.

"Game và các lựa chọn xung quanh nó đang trở thành một lựa chọn giải trí mới. Trong vài năm trở lại đây, thị trường cũng chứng kiến làn sóng đầu tư lớn vào ngành này", Sahiba Puri – chuyên gia phân tích mảng công nghệ của Euromonitor International chia sẻ trên CNBC.

Tầm nhìn tương lai

Tan chia sẻ, anh không chỉ tận dụng Covid-19 để kiếm tiền mà còn muốn đưa ngành công nghiệp game trở thành một ngành công nghiệp giải trí lớn.

Thậm chí ngay từ trước khi đại dịch này bùng phát, Razer đã đầu tư rất nhiều vào mảng truyền thông. "Chúng tôi tập trung vào thị trường giải trí và giúp tăng trải nghiệm cho người dùng. Covid-19 giống như đòn bẩy giúp chúng tôi thực hiện kế hoạch của mình nhanh hơn và trong thời gian ngắn hơn mà thôi", Tan cho biết.

Theo đó, công ty này xây dựng kế hoạch 5 năm để gia nhập và đứng vững trong ngành công nghiệp giải trí với các phần mềm chơi game và tiện ích dành cho game thủ.

Trong khi giới tỷ phú “khóc ròng” vì Covid-19, tỷ phú này lại kiếm bội tiền nhờ việc cả thế giới ngồi nhà - Ảnh 3.

"Covid-19 đẩy nhanh kế hoạch 5 năm của chúng tôi xuống một khoảng thời gian ngắn hơn rất nhiều. Hầu hết mọi người bị mắc kẹt trong nhà với hàng ngàn câu hỏi: ‘Làm sao để tôi làm việc hiệu quả hơn tại nhà’ hay ‘Làm sao để giải trí và bớt buồn chán trong thời gian ở nhà’? và đó là lúc chúng tôi bắt đầu", Tan nhấn mạnh.

Đồng thời, Tan cũng chia sẻ rằng Razer có trách nhiệm giúp cộng đồng trong việc đẩy lủi sự lây lan của Covid-19. Trong nỗ lực đó, Razer đã tái vận hành một số dây chuyền sản xuất và cam kết tặng 1 triệu khẩu trang trên toàn thế giới.

"Chúng tôi biết rằng mọi thứ đều không dễ dàng ở thời điểm hiện tại, nhưng tư duy khởi nghiệp và sứ mệnh phục vụ cộng đồng thúc giục chúng tôi phải cố gắng để biến những điều không thể thành có thể", Tan chia sẻ.

Tầm nhìn của Tan cũng thu hút sự chú ý của nhiều nhà đầu tư lớn, trong đó có Tập đoàn Intel và hai quỹ thuộc sở hữu nhà nước của Singapore là Temasek và GIC. Trong những năm qua, các nhà đầu tư này đã đóng góp khoảng 175 triệu USD cho Razer. Khi công ty niêm yết lần đầu trên sàn chứng khoán vào năm 2017, Tan khi đó 40 tuổi, trở thành tỷ phú tự thân trẻ nhất Singapore.

Hiện tại, nhiều công ty game khác đang đi theo mô hình của Tan. Trong tuần qua, 3 công ty phát triển phần mềm game lớn của Anh tuyên bố họ cũng sẽ bổ sung lời khuyên để đảm bảo an toàn trong mùa Covid-19 vào các tựa game của mình. Những quảng cáo này nhằm tập trung vào thông điệp: "Ở nhà và bảo vệ an toàn cho tất cả mọi người".

"Chúng tôi là một công ty với phương châm #Stayathome. Chúng tôi chăm sóc tất cả các khách hàng của mình bằng cách giữ họ ở nhà và dành thời gian trên thiết bị di động. Và chúng tôi sẽ tiếp tục đi theo lộ trình này", tỷ phú Singapore khẳng định.

Tham khảo CNBC

Trong khi giới tỷ phú “khóc ròng” vì Covid-19, tỷ phú này lại kiếm bội tiền nhờ việc cả thế giới ngồi nhà - Ảnh 5.

Tin mới

Nếu về Việt Nam, đây có thể là "kẻ soán ngôi" Honda Vision: Thiết kế siêu xịn, trang bị vượt trội
1 ngày trước
Không chỉ có thiết kế cực đẹp mẫu xe ga này còn sở hữu nhiều trang bị vượt trội so với Honda Vision.
Ứng dụng giúp việc nhà "hốt" bạc
1 ngày trước
Dịch vụ gọi giúp việc nhà qua ứng dụng (app) ngày càng được ưa chuộng khi người dùng bận rộn và chịu nhiều áp lực với công việc hơn.
Xuất khẩu nông sản dự kiến đạt kỷ lục 62 tỷ USD
1 ngày trước
Trong 10 tháng đầu năm, xuất khẩu nông sản Việt Nam đạt hơn 51,7 tỷ USD, tăng hơn 20% so cùng kỳ. Với đà này, dự kiến xuất khẩu nông sản sẽ đạt kỷ lục 62 tỷ USD trong năm nay.
Giá xăng dầu hôm nay 25/11: Bật tăng đồng loạt phiên đầu tuần
1 ngày trước
Giá xăng dầu hôm nay 25/11: Thị trường dầu thô thế giới mở phiên đầu tuần mới tăng giá đồng loạt với mức tăng từ 0,2% theo ngày.
Giá vé máy bay Tết cao ngất, nhiều gia đình thuê xe tự lái về quê
1 ngày trước
Do giá vé máy bay Tết cao ngất ngưởng, nhiều gia đình lựa chọn phương án thuê xe tự lái để về quê, chủ động đi lại và tiết giảm chi phí.

Tin cùng chuyên mục

App gọi xe nhỏ chật vật tìm đường sống
2 ngày trước
Dù nỗ lực bám trụ thị trường nhưng các ứng dụng gọi xe nhỏ lẻ vẫn khó có cơ hội bứt phá
Xe Trung Quốc ở Việt Nam lúc này: Dè dặt xe điện, chuyển hướng bán hybrid, xe xăng
3 ngày trước
Trước hàng loạt thách thức ở thị trường Việt Nam, xe điện Trung Quốc dường như đã không bùng nổ như kỳ vọng, thậm chí có xu hướng "dè dặt" hơn trong việc ra mắt. Thay vào đó, các hãng lại tỏ ra ưu ái xe đốt trong hơn khi đã và sắp ra những mẫu mới sử dụng động cơ xăng hoặc hybrid.
Giá USD hôm nay 23/11: Tăng không ngừng, tỷ giá "chợ đen" đảo chiều giảm
3 ngày trước
Giá USD hôm nay 23/11 trên thế giới tăng không ngừng, có thời điểm chạm mức 108. Trong nước, giá USD ngân hàng bán ra cộng thêm 5 đồng, trong khi tỷ giá "chợ đen" diễn biến lạ.
Bán 60.000 iPhone thu 2.000 tỷ đồng trong hơn 1 tháng, điều gì giúp TopZone 'on top' thị trường?
3 ngày trước
TopZone tiếp tục khẳng định vị thế nhà bán lẻ ủy quyền cao cấp nhất của Apple với doanh thu chuỗi chương trình mở bán iPhone 16 nhanh chóng đạt 2.000 tỷ đồng, phản ánh hiệu quả của chiến lược chú trọng vào trải nghiệm khách hàng của thương hiệu.