Trồng rau thu 10 triệu USD, bán chuối gom 30 tỷ đồng

29/10/2017 16:54
Áp dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp mang lại cho người nông dân hiệu quả lớn, không ít trang trại có doanh thu hơn 10 triệu USD/năm. Mặc dù vậy, trước nông nghiệp 4.0, người nông dân còn nhiều trăn trở.

Triệu USD từ nông nghiệp

Nông nghiệp công nghệ cao là xu hướng tất yếu, đưa công nghệ cao vào sản xuất đã mang lại cho bà con nông dân những bước phát triển ngoạn mục. Chia sẻ câu chuyện thành công từ nông nghiệp, ông Nguyễn Công Thừa - Chủ nhiệm HTX Anh Đào, trụ sở ở TP Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng) cho biết, HTX đang áp dụng công nghệ nhà kính, nhà lưới và áp dụng thiết bị tự động hóa vào tưới tiêu.

Hiện HTX đang trồng rau quả VietGAP cung cấp cho các hệ thống siêu thị khắp cả nước và xuất khẩu, sản lượng tiêu thụ bình quân 50.000 tấn trong nước và 4.000 tấn xuất khẩu. Doanh thu hơn 10 triệu USD/năm.

Là một trong những nông dân Việt Nam xuất sắc năm 2015, ông Phạm Năng Thành (huyện Khoái Châu, Hưng Yên) cho biết, ông đang trồng trực tiếp 200ha chuối tiêu hồng, chuối tây.

Đến nay, ông Thành đã xây dựng thành công thương hiệu chuối 3T, đưa chuối vào hệ thống siêu thị, xuất khẩu chuối sang Trung Quốc và đang hướng tới xuất khẩu sang các thị trường khó tính như Nhật, châu Âu. Trung bình mỗi năm, công ty của ông đạt doanh thu gần 30 tỷ đồng, tạo công ăn việc làm cho 40 lao động với mức lương 4,5 triệu đồng/tháng.

Ông Võ Quan Huy, Giám đốc Công ty TNHH Huy Long An (Long An) chia sẻ thêm về thực tế ứng dụng công nghệ vào sản xuất tại trang trại: “Ở trang trại của chúng tôi, việc nuôi bò đều đã được cơ giới hoá. Chúng tôi đang tìm cách ứng dụng thêm công nghệ số để tự động hoá thức ăn, nguồn dinh dưỡng cho bò. Với con tôm cũng vậy, toàn bộ các khâu trong sản xuất đều ứng dụng công nghệ máy móc để đo nhiệt độ, sự sinh trưởng, chỉ số hoá lý môi trường nước.

“Qua thực tế, việc ứng dụng công nghệ hỗ trợ rất nhiều đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe do nước ngoài đề ra” - ông Huy cho hay. Được biết, ông Huy là người đi khai hoang nổi tiếng ở vùng Nam Bộ, hiện canh tác khoảng 1.000ha đất nông nghiệp ở 6 tỉnh khác nhau.

Ông Nguyễn Đức Trường, Chủ tịch HĐQT Công ty Đại Phương, giới thiệu 2 công nghệ hỗ trợ cho bà con nông dân trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Thiết bị bay không người lái giúp giảm chi phí trong quá trình nông dân bón phân, phun thuốc bảo vệ thực vật,... Sử dụng thiết bị này không chỉ giải phóng sức lao động, mà còn tránh ảnh hưởng tới sức khoẻ người sử dụng, bảo vệ môi trường. Thực tế, với những diện tích lớn thì thiết bị bay này được áp dụng rất nhiều cho sản xuất nông nghiệp.

Thứ 2 là ứng dụng công nghệ vào việc truy xuất nguồn gốc chống hàng giả. Phần mềm liên quan đến việc truy xuất này, rất có lợi cho nông dân khi sản phẩm được đưa ra thị trường. Với chủ trương áp dụng công nghệ trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông sản, chúng ta đáp ứng được một vài khâu trong công nghệ 4.0 sẽ làm giá trị sản phẩm được nâng cao rõ rệt.

Gặp khó trước 4.0

Mặc dù đi đầu trong phát triển nông nghiệp công nghệ cao, song không ít người nông dân vẫn băn khoăn trước 4.0.

“Thời gian qua tôi cũng đã nghe nói đến Nông nghiệp 4.0, nhưng chưa thực sự hiểu đó là gì? Nó có gì khác so với nông nghiệp công nghệ cao mà chúng tôi đang áp dụng? Nếu áp dụng vào, Nông nghiệp 4.0 sẽ tạo ra những bước đột phá ra sao?”, ông Nguyễn Công Thừa đặt câu hỏi.

Không ít người dân còn lo lắng trước việc tiếp cận 4.0 như thế nào. Bà Lành Thị Triều, nông dân huyện Long Khánh (tỉnh Đồng Nai) băn khoăn: “Hiện gia đình tôi đang chăn nuôi lợn theo quy trình VietGAP, diện tích 10ha, số lượng lên tới 300 heo nái, 3.000 heo thịt và lợi nhuận đạt 7,2 tỷ đồng/năm. Vậy với những nông dân như tôi, muốn học hỏi về ứng dụng công nghệ thì phải gặp ai? Ứng dụng những công nghệ đó vào thực tế sản xuất thì phải làm thế nào?”

Với những thông tin cơ bản được chia sẻ về nông nghiệp 4.0, ông Trần Nguyễn Hồ - nông dân xuất sắc Việt Nam năm 2014 (huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) chia sẻ thêm: “Khi chúng ta phấn đấu làm theo cách sản xuất mới, việc đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm là vấn đề khó và là cái chúng tôi phải hết sức phấn đấu. Liệu rằng trong ứng dụng nông nghiệp 4.0 sắp tới, với hàng loạt đòi hỏi lớn hơn về khoa học, công nghệ, vốn, kiến thức,... liệu có phải quá sức đối với nông dân chúng tôi hay không?”, ông nói.

"Gia đình tôi chuyên chăn nuôi chim cút với tổng đàn 500.000 con theo hướng không sử dụng kháng sinh và hướng thực phẩm hữu cơ. 3/4 lượng sản phẩm hàng tháng bán cho thị trường Nhật Bản, còn lại bán trong nước", ông Hồ Quan Huy cho hay.

Theo ông Huy, điều ông gặp khó khăn khi ứng dụng công nghệ cao là việc nhập khẩu các thiết bị rất đắt đỏ. “Tôi đã đi tham quan nhiều mô hình sản xuất ở nước ngoài và các hội chợ trưng bày, bán thiết bị. Chẳng hạn, sử dụng flycam để phun thuốc BVTV, hiệu quả rất cao nhưng giá thành lại đắt đỏ, gần 10.000 USD. Thêm nữa là nguồn nhân lực để sử dụng các thiết bị này cũng chưa đáp ứng được".

Trước những câu hỏi của nông dân, Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Văn Bộ, nguyên Viện trưởng Viện Nông nghiệp Việt Nam, cho rằng, không nên tiếp cận kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp công nghệ cao 4.0 của các nước theo kiểu phong trào. Cũng không nhất thiết phải áp dụng tất cả các công nghệ của cách mạng nông nghiệp 4.0 này, mà cần phải hài hòa và phù hợp với đặc thù riêng của nước mình.

Ông Lê Quốc Phong, Tổng Giám đốc Công ty CP Phân bón Bình Điền, nhận định, thành công trong nông nghiệp công nghệ cao, ngoài đất đai, cơ chế, còn cái rất quan trọng là nguồn nhân lực, bắt đầu từ các nông dân. Hiện nay, nguồn lao động của nông thôn giảm đi rất nhiều. Việc này đòi hỏi nhiều người có trình độ tham gia vào nông nghiệp công nghệ cao. Để làm được điều này, chúng ta phải đào tạo những người nông dân trên cơ sở thực tế.

TS Nguyễn Đỗ Anh Tuấn - Viện trưởng Viện Ipsard, nhận định: nông dân Việt Nam hãy chủ động bước vào nông nghiệp 4.0. Bởi cuộc cách mạng nông nghiệp 4.0 sẽ không vì nông dân Việt Nam chưa sẵn sàng mà dừng lại, nó vẫn quét qua và ảnh hưởng tới từng người.

Tin mới

iPhone của bạn sắp thành "đồ cổ"? Đây là điều bạn cần biết!
3 giờ trước
Mọi sản phẩm công nghệ đều có giới hạn vòng đời. Apple cam kết hỗ trợ các thiết bị của mình ít nhất 5 năm sau khi ngừng bán, nhưng sau mốc thời gian này, chúng có thể bị phân loại là “hàng cũ”.
"Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với điều hoà là đẩy lùi sinh hoạt 40-50 năm"
3 giờ trước
Nhiều đại biểu Quốc hội đã đề xuất loại điều hoà nhiệt độ khỏi danh mục mặt hàng chịu thuế trong dự án Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
Cuộc chạy đua robot của các 'ông lớn' công nghệ ngày càng nóng, tỷ phú Phạm Nhật Vượng cũng vừa nhanh chóng tham gia
3 giờ trước
Thị trường này được dự báo sẽ đạt 38 tỷ USD vào năm 2035, với gần 1,4 triệu lô hàng.
FWD Việt Nam: Điểm sáng trong bảng xếp hạng môi trường làm việc 2024
2 giờ trước
Công ty Bảo hiểm Nhân thọ FWD tiếp tục được vinh danh trong bảng xếp hạng Top 100 Nơi Làm Việc Tốt Nhất Việt Nam 2024, khẳng định vị thế hàng đầu trong thị trường lao động.
Doanh số tại Việt Nam tăng mạnh, Yamaha kiếm được bao nhiêu tiền?
2 giờ trước
Trong Quý III/2024, Việt Nam là thị trường có tăng trưởng doanh số cao thứ 2 trên toàn thế giới của Yamaha.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Cao su

RUBBER

41.557.716 VNĐ / tấn

189.90 JPY / kg

1.71 %

+ 3.20

Đường

SUGAR

12.090.046 VNĐ / tấn

21.58 UScents / lb

0.94 %

+ 0.20

Cacao

COCOA

233.500.000 VNĐ / tấn

9,188.50 USD / mt

6.41 %

+ 553.50

Cà phê Arabica

COFFEE ARABICA

168.689.200 VNĐ / tấn

301.10 UScents / lb

2.08 %

+ 6.13

Gạo

RICE

17.496 VNĐ / tấn

15.13 USD / CWT

0.25 %

- 0.04

Đậu nành

SOYBEANS

9.140.644 VNĐ / tấn

978.93 UScents / bu

0.12 %

+ 1.18

Bột đậu nành

SOYBEAN MEAL

8.147.336 VNĐ / tấn

290.85 USD / ust

0.50 %

+ 1.45

» Xem tất cả giá Nông sản

Tin cùng chuyên mục

[Trên Ghế 43] Ông chủ Phê Phượt bày cách phượt bằng ô tô: Đi gì, ăn gì, ở đâu, mấy ngày và làm gì?
14 giờ trước
Xuyên Việt hàng chục lần, anh Đoàn Kiều Dũng có thừa kinh nghiệm để chia sẻ cho những ai đang có ý định phượt bằng ô tô.
Cãi vợ nuôi đặc sản "dân nhậu thích mê", anh nông dân kiếm hàng tỷ đồng mỗi năm
14 giờ trước
Từng cãi vợ, bỏ nghề tài xế để chuyển sang mô hình nuôi loài động vật quen thuộc dân nhậu thích mê, nông dân Bùi Công Mạnh mỗi năm thu về hàng tỷ đồng.
Bộ trưởng Công Thương: Không để găm hàng, tăng giá dịp Tết
16 giờ trước
Trước biến động giá cả có thể xảy ra, Bộ trưởng Bộ Công Thương yêu cầu Sở Công Thương các tỉnh, đơn vị trực thuộc bộ và các doanh nghiệp, tập đoàn có biện pháp ổn định thị trường, không để xảy ra tình trạng găm hàng, thiếu hàng, gián đoạn nguồn hàng gây tăng giá đột biến trong dịp cuối năm và Tết Nguyên đán 2025.
Giá cà phê tăng vọt
17 giờ trước
Trong phiên giao dịch hôm 20/11, giá hai mặt hàng cà phê Arabica leo đỉnh cao nhất kể từ năm 2011 và Robusta trở lại mức cao nhất trong hơn một tháng.