"ĐỪNG ĐẦU TƯ ra ngoài Sơn Hải Quan" là một câu nói hay ở Trung Quốc trong nhiều năm, ám chỉ một con đường vượt qua Vạn Lý Trường Thành dẫn đến vành đai gỉ sét ở phía đông bắc. Các chuyên gia trực tuyến gần đây đã cập nhật một câu châm ngôn mới rằng "đừng có mà đầu tư ngoài phạm vi Nam Tống", "Nam Tống" cũng là từ chỉ một triều đại đã sụp đổ gần 750 năm trước có lãnh thổ gần bằng với nửa phía nam của Trung Quốc ngày nay. Câu chuyện đùa trên chứa đựng một sự thật: các tỉnh phía Nam của Trung Quốc đang làm tốt hơn các tỉnh phía Bắc trên hầu hết mọi khía cạnh kinh tế.
Vào ngày 18 tháng 1, Trung Quốc đã công bố rằng GDP của họ đã tăng 2,3% trong năm 2020, khiến nước này trở thành một trong số ít quốc gia có nền kinh tế tăng trưởng trong một năm bị phủ bóng đêen bởi đại dịch. Sự phục hồi này là không cân đối, với các nhà máy hoạt động hết công suất trong khi sức tiêu thụ lại giảm. Mọi thứ sẽ được cải thiện sau khi đại dịch kết thúc, khi mọi người có thể di chuyển nhiều hơn. Ngược lại, sự mất cân bằng bắc-nam đã trở nên tồi tệ hơn trước đại dịch Covid-19 và có khả năng tồn tại lâu hơn.
Tỷ trọng GDP của miền Nam đã tăng lên 65% từ mốc 60% cách đây 5 năm và là mức cao nhất từ trước tới nay. Một trong những nguyên nhân là do sự thuận lơi. Miền bắc, nơi có các mỏ than và trữ lượng dầu lớn nhất Trung Quốc, bị ảnh hưởng bởi giá hàng hóa giảm sau năm 2013. Khu vực này cũng tự hào khi có trong tay các hãng công nghiệp lớn, từ các nhà sản xuất thép đến các công ty hóa chất khổng lồ. Việc Trung Quốc chuyển hướng từ tăng trưởng dựa trên lĩnh vực xây dựng sang các lĩnh vực về tiêu dùng và dịch vụ đã gây tác động lớn.
Các yếu tố khác cũng có ảnh hưởng nhất định. Một phần do di sản mà ngành công nghiệp để lại, các tỉnh phía Bắc có xu hướng theo chế độ kinh tế chỉ huy mạnh mẽ. Một nhà phân tích của một cơ quan xếp hạng tín nhiệm gần đây đã hỏi các quan chức ở Thiên Tân, một thành phố đang trong tình trạng khó khăn ở phía bắc, liệu họ có cho phép nhiều hơn các công ty nhà nước vỡ nợ hay không. Ông ta đã trả lời rằng: "Các giải pháp mang tính thị trường hoạt động tốt nhất ở khu vực phía Nam". Các quan chức ở miền bắc đã cố gắng nhiều hơn để thúc đẩy tăng trưởng, mặc dù lại gây bất lợi cho khu vực này. Vào năm 2013, thời kỳ đỉnh điểm của cơn sốt về xây dựng tại Trung Quốc, đầu tư vào các tài sản như đường xá và nhà máy chiếm 66% GDP ở miền Bắc so với 51% ở miền Nam.
Các chính quyền địa phương ở khu vực phía nam đã hoạt động cương quyết hơn. Hai khu vực năng động nhất của Trung Quốc, nơi tập trung nhiều nhất các công ty tư nhân và công ty khởi nghiệp công nghệ, nằm ở phía nam, gồm Thượng Hải và Thâm Quyến. Miền nam cũng là một trung tâm thương mại, sản xuất điện thoại thông minh, ghế sofa và vải thun được yêu thích trên toàn cầu. Thặng dư thương mại nước ngoài của quốc gia này năm ngoái là khoảng 7% GDP. Tuy nhiên, các tỉnh miền Bắc hứng chịu thâm hụt 2%.
Tệ hơn nữa, hoạt động kinh tế tại khu vực miền bắc cũng đã bị gián đoạn nhiều hơn bởi các đợt bùng phát covid-19 lẻ tẻ trong những tháng gần đây. Hàng triệu người ở Hà Bắc, một tỉnh sản xuất khoảng 1/4 lượng thép của Trung Quốc, hiện đang bị phong tỏa. Địa lý dường như là một phần của vấn đề: mùa đông tại khu vực phía bắc khắc nghiệt hơn làm cho vi rút dễ lây lan hơn. Vì vậy, có thể nói khu vực miền Bắc đang kẹt cứng trong giá lạnh.
Theo Economist