Ngày nay, khi kích thước của TV càng lớn, thì chất lượng hình ảnh càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. TV màn hình lớn chính là đầu tàu tăng trưởng mạnh nhất trong thị trường vốn đang định đốn, không mấy sôi động này. Và TV càng lớn, thì đồng nghĩa với độ phân giải phải càng cao.
Tuy nhiên, dù TV có to đến cỡ nào, nhưng nếu không có được chất lượng hình ảnh tốt thì người dùng sẽ không thể tận dụng hết được sức mạnh của nó. Đó là lý do mà nhu cầu TV kích cỡ lớn tăng đã kéo theo cả sự phát triển mạnh mẽ của độ phân giải siêu cao Ultra High Definition (UHD). UHD chính là tiêu chuẩn màn hình TV trên 65 inch có độ phân giải 3.840 x 2.160. Và sắp tới, ngành công nghiệp TV đang chuẩn bị cho một bước chuyển mình cực lớn bởi TV 8K đã sẵn sàng cho quá trình thương mại hóa.
Thế nhưng, chỉ riêng số lượng điểm ảnh thôi là chưa đủ để đánh giá toàn diện chất lượng. Để phát được hình ảnh đẹp nhất có thể, yếu tốt môi trường xung quanh và chất lượng nội dung được trình chiếu cũng đóng vai trò quan trọng không kém.
Reginald Nxumalo, Giám đốc mảng Đồ diện tử Dân dụng của Samsung Nam Mỹ cho biết, "Thời thế đang thay đổi, và chúng ta cần phải cân nhắc và xem xét mọi yếu tố để mang đến trải nghiệm tuyệt vời cho mọi người."
Theo số liệu của công ty phân tích thị trường IHSS Markit, lần đầu tiên, doanh số của TV UHD đã vượt qua TV FHD (Full High Definition) vào năm ngoái. Dự kiến, sẽ có 100 triệu chiếc TV UHD được bán ra trong năm nay – chiếm 45% thị phần TV. Vào năm 2022, con số này được kỳ vọng sẽ tăng lên 60%.
Doanh số TV UHD của Samsung cũng cho thấy những dấu hiệu rất tích cực. Q4/2017, TV UHD của gã khổng lồ công nghệ xứ kim chi này đã vượt hơn 50% tổng số TV Samsung bán ra trên toàn cầu. Q1/2018, doanh số TV UHD của Samsung đã tăng 35% so với cùng kỳ năm ngoái.
Các chuyên gia vẫn đang phát triển các tiêu chuẩn để đánh giá chất lượng hình ảnh của TV Ultra High Definition. Ví dụ, liệu chiếc TV được thử nghiệm có tái tạo được màu sắc chân thực trong điều kiện thực tế, cụ thể là trong môi trường xem TV thông thường với ánh sáng mạnh? Theo khảo sát của DOE, khách hàng tại Mỹ và châu Âu thường xuyên xem TV ở nơi nhiều ánh sáng, và mức độ sáng trong nhà trung bình là 79 lux. Liệu TV có thể thích nghi và xuất ra chất ảnh chính xác trong trường hợp nói trên?
Giới chuyên môn đưa ra lời khuyên rằng, người dùng không nên chỉ chăm chăm xem độ phân giải cao, mà phải chú ý đến những yếu tố khác ảnh hưởng đến độ sáng, độ tương phản và nội dung. Cách thức mà người tiêu dùng "thưởng thức" TV và phương pháp mà các chuyên gia áp dụng để xác định khả năng, sức mạnh của TV giờ đây đang dần phức tạp hơn bao giờ hết. TV cần phải trở nên đa dụng, linh hoạt hơn bởi nó không chỉ để xem phim không thôi. Điều này đồng nghĩa với việc Samsung phải đảm bảo rằng các sản phẩm QLED của mình không chỉ hoạt động tốt trên mặt giấy mà cả trong quá trình sử dụng thực tế.
"Một trong những tiêu chí đánh giá chất lượng hình ảnh và dải màu (Colour Volume), là thước đo sự thay đổi về màu sắc 3D, dựa trên độ sáng," ông Nxumalo nói thêm.
TV QLED với 100% dải màu và HDR10+
Verband Deutscher Electrotechnischer (VDE), một tổ chức chứng nhận danh tiếng ở Đức, được thành lập từ năm 1893, đã chứng nhận TV QLED có thể cho ra 100% dải màu trong 2 năm liên tiếp. Đây là loại TV đầu tiên và duy nhất được cấp chứng nhận tính này.
TV QLED, phát triển dựa trên công nghệ chấm lượng tử kim loại, có thể khôi phục lại những màu sắc bị mất trong hình ảnh tối hoặc sáng quá. Độ snág của nó có thể đạt tới mức 2.000 knit – tức là gấp 3 đến 4 lần so với TV thông thường. Vì vậy, nó cũng mang đến sự sống động cho những khung cảnh thiên nhiên như ánh nắng mặt trời hay tuyết trắng.
Dòng sản phẩm TV QLED mới của Samsung đã đạt được tỷ lệ tương phản cao nhất bằng cách cải thiện chất lượng của màu đen trên màn hình nhưng vẫn giữ nguyên độ sáng. Để tạo ra được tỷ lệ tương phản chân thực hơn nữa, dòng TV này đã tích hợp công nghệ Direct Full Array với hệ thống đèn LED nằm sau tấm nền, giúp nó điều khiển độ sáng một cách chuẩn xác. Bằng cách trang bị cho TV QLED số lượng bóng đèn nhiều gấp 10 lần so với TV truyền thống, ánh sáng có thể được điều chỉnh một cách riêng biệt để cho ra sự khác biệt giữa giữa các màu đen. Chưa hết, nó còn áp dụng các thuật toán để nhận diện và điều chỉnh màu đen, nhằm giữ lại những chi tiết kể cả trong những cảnh tối.
"Khi xem một phân cảnh tối trong điều kiện ánh sáng mạnh, hình ảnh phản chiếu của các đồ vật gần màn hình có thể tạo ra cảm giác khó chịu. TV QLED đã giải quyết vấn đề này bằng công nghệ chống phản chiếu hiện đại. Kể cả dưới ánh sáng ban ngày hoặc nguồn sáng mạnh, màn hình chống lóa sẽ giảm thiểu tối đa hiện tượng trên, cho phép chủ nhân đắm chìm trong nội dung mà không bị phân tâm," ông Nxumalo giải thích.
Ngoài ra, Samsung cũng đang tiến hành đẩy mạnh hệ sinh thái để nâng cấp công nghệ HDR (High Dynamic Range – Dải tương phản động mở rộng) – một chức năng không thể thiếu của TV UHD. Từ năm ngoái, Samsung đã phát triển HDR10+ - công nghệ tân tiến hơn cả HDR 10.
Từ năm ngoái, Samsung đã phát triển phiên bản HDR10+, cao hơn so với HDR10, tiêu chuẩn chính cho định dạng HDR. HDR10+ là công nghệ hiển thị tỷ lệ tương phản tối ưu cho mỗi thước phim thông qua kỹ thuật "Điều chỉnh dải sắc thái màu sắc" (Dynamic Tone Mapping) để xử lý độ tương phản cho các cảnh khác nhau. Samsung hiện đang phát triển nội dung HDR10+ với mối hợp tác của các công ty lớn như Amazon, 20th Century Fox, Panasonic và Warner Bros.
Nội dung chất lượng cao cũng quan trọng không kém thông số kỹ thuật cho các TV độ phân giải cực cao. Nhiều cái tên quen thuộc nhất về dịch vụ cung cấp nội dung video như Netflix, YouTube và các công ty truyền hình cáp khác hiện đã cung cấp định dạng UHD. Tuy nhiên, do gánh nặng chi phí sản xuất, người tiêu dùng không thể thưởng thức nội dung phát sóng 4K UHD trên TV một cách hiệu quả.
Vấn đề ở đây chính là nếu nội dung chất lượng thấp được chiếu trên màn hình lớn, các điểm ảnh thường bị phóng to một cách giả tạo, làm cho hình ảnh bị rung hoặc không rõ nét. Công ty Điện Tử Samsung đã giải quyết vấn đề này bằng cách thiết lập ‘4K Q Engine’ dựa trên công nghệ bán dẫn trên TV QLED của mình.
‘4K Q Engine’ là công nghệ nâng cấp hình ảnh SD (400.000 điểm ảnh) và FHD (2 triệu điểm ảnh) lên 4K (8 triệu điểm ảnh). Nhờ có trí thông minh nhân tạo, nó áp dụng thuật toán 5 bước (Phân tích tín hiệu hình ảnh ▷ Giảm độ nhiễu ▷ Cải thiện chi tiết thứ nhất ▷ Nâng cấp 4K ▷ Cải thiện chi tiết thứ 2) để cải thiện chất lượng hình ảnh và thể hiện chi tiết bị mất. Khi so sánh thực tế thì đối với hình ảnh FHD, phần ánh sáng trong hình ảnh ban đêm của một thành phố được tách biệt rõ ràng với công nghệ ‘4K Q Engine’.
Hơn nữa, Công nghệ AI 8K sẽ được giới thiệu vào nửa cuối năm nay và sẽ mang đến chất lượng hình ảnh và âm thanh tốt hơn nữa.
Chất lượng hình ảnh được cải thiện đáng kể của TV QLED năm nay đã được nhiều kênh truyền thông đánh giá tích cực trong đó có các trang như Tech Radar, What Hi-Fi và Diễn đàn AVS. Trang Trusted Review đã đánh giá QLED của Samsung là Sản Phẩm Được Khuyến Nghị Cao và cho biết: "Samsung QE65Q9FN là chiếc TV ấn tượng nhất mà tôi đã đánh giá trong nhiều năm qua. Nó kết hợp một cách hiệu quả độ sáng và màu sắc mạnh mẽ của đèn Quantum Dot LED (QLED) với màu đen đậm và độ sáng chính xác của OLED. Đó là một điều đáng kể trong một thế giới mà bạn chỉ có thể chọn được một sản phẩm trong nhiều cái khác."
Eum Doochan, Phó chủ tịch Bộ Phận Màn Hình Hiển Thị của Công ty Điện Tử Samsung cho biết: "Khi TV dần trở nên lớn hơn và việc cạnh tranh cho chất lượng hình ảnh cao cấp trở nên khốc liệt hơn, hiệu suất thể hiện hình ảnh chi tiết và tinh tế đang ngày càng trở nên quan trọng. Với độ sáng, độ tương phản, nội dung ngày càng cải thiện của TV Samsung QLED, chúng tôi vẫn đang tiếp tục cung cấp cho người xem trải nghiệm chân thực tuyệt vời."