Trùng hợp thú vị: 2 tỷ phú USD người Việt đều khởi nghiệp từ mì gói

23/12/2018 05:31
Tỉ phú giàu số 1 Việt Nam, Phạm Nhật Vượng cùng nhiều doanh nhân nổi tiếng khác đã làm mưa làm gió tại thị trường nước ngoài với mì gói khi bắt đầu khởi nghiệp.

Tỉ phú Phạm Nhật Vượng và thương hiệu mì Mivina

Trước khi trở thành tỉ phú thế giới với khối tài sản khổng lồ, ông Phạm Nhật Vượng, Chủ tịch Hội đồng quản trị của Tập đoàn VinGroup từng có quãng thời gian khởi nghiệp từ kinh doanh nhà hàng, sản xuất mì ăn liền ở Kharkov, Ukraine.

Trùng hợp thú vị: 2 tỷ phú USD người Việt đều khởi nghiệp từ mì gói - Ảnh 1.
Ông Phạm Nhật Vượng (thứ nhất từ trái qua) cùng ông Pilipchuk và nguyên Đại sứ Việt Nam tại Ukraine - Đoàn Đức tại một sự kiện ở Kharkov. Ảnh tư liệu

Giai đoạn 1996-2002, khi khủng hoảng kinh tế, tài chính xảy ra và chế độ tem phiếu được áp dụng cho hàng loạt mặt hàng tại Ukraine, ông Phạm Nhật Vượng cùng các cộng sự bắt đầu sản xuất mì ăn liền với tên gọi Mivina.

Mivina nhanh chóng trở thành thương hiệu chiếm lĩnh thị trường Kharkov và sau này nổi tiếng trên toàn Ukraine. Khởi đầu với nhà máy chỉ 30 công nhân, ông Vượng liên tục mở thêm nhiều chi nhánh tại nhiều thành phố của Ukraine.

Ngoài Ukraine, thương hiệu mì ăn liền Mivina của ông Vượng còn được bán rộng rãi tại 30 quốc gia trên toàn thế giới như Estonia, Litva, Latvia, Moldova, Ba Lan, Đức, Israel...

Từ sản phẩm đầu tiên là mì ăn liền, nhà máy của ông Vượng bắt đầu sản xuất thêm mặt hàng mới là khoai tây nghiền. Các nhà máy "vệ tinh" sản xuất các mặt hàng từ gia vị cho tới bao bì sản phẩm... lần lượt được đưa vào hoạt động. Công ty Technocom cũng ra đời từ đó.

Sự xuất hiện của ông Phạm Nhật Vượng được truyền thông Ukraine ví như luồng gió thổi vào nền kinh tế nghèo nàn tại đây, làm thay đổi hoàn toàn diện mạo nơi đây.

Đầu những năm 2000 khi việc làm ăn đang thuận lợi, ông Phạm Nhật Vượng đã quyết định bán lại doanh nghiệp của mình tại Kharkov và trở về Việt Nam lập nghiệp.

Không dừng lại ở mì gói, doanh nhân Phạm Nhật Vượng đã chạm tay đến nhiều lĩnh vực, tạo một đế chế hùng mạnh và vững chắc như hiện nay.

Chủ tịch Masan Nguyễn Đăng Quang

Trùng hợp thú vị: 2 tỷ phú USD người Việt đều khởi nghiệp từ mì gói - Ảnh 2.

Ông Nguyễn Đăng Quang, Chủ tịch tập đoàn Masan.

Ông Nguyễn Đăng Quang sinh năm 1963 ở Quảng Trị, có bằng tiến sĩ Vật lý hạt nhân, có thời gian dài học tập và sinh sống ở Đông Âu. Ông Quang bắt đầu khởi nghiệp từ những năm 1990 sau thời gian học tập tại Nga thông qua việc bán mì gói cho những người Việt sinh sống tại đây.

Sau một thời gian, ông Quang đã xây dựng nhà máy sản xuất với công suất 30 triệu gói mì mỗi tháng và sau đó mở rộng đầu tư sang đậu nành, cá và tương ớt.

Đến thời điểm hiện tại, ông Quang đã gặt hái được không ít thành công với thương hiệu Masan Food đánh vào cả 4 nhóm hàng tiêu dùng đang nổi tại Việt Nam là nước tương, nước nắm, mì ăn liền và hạt nêm.

Ông chủ của VPBank Ngô Chí Dũng

Trùng hợp thú vị: 2 tỷ phú USD người Việt đều khởi nghiệp từ mì gói - Ảnh 3.

Ông Ngô Chí Dũng

Tuy chưa phải là tỷ phú USD như ông Quang hay ông Vượng, nhưng tên tuổi của ông Ngô Chí Dũng tại Việt Nam cũng đã rất nổi tiếng.

Điều thú vị là trước khi trở thành Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VP Bank), ông Ngô Chí Dũng cũng từng khởi nghiệp tại Nga với mì tôm. Công ty mì tôm của ông có tên Rollton, khá nổi tiếng và được ưa chuộng tại Nga.

Đây cũng chính là thương hiệu mì ăn liền "đánh bại" Masan của ông Nguyễn Đăng Quang, khiến Masan phải rút về Việt Nam.

Không chỉ là thương hiệu mì ăn liền có tiếng trên đất Nga, Rollton còn tạo ra công ăn việc làm cho hàng nghìn người Việt sinh sống và làm việc tại Nga, cũng như người dân Nga.

Năm 2012, tại Đại hội khóa VI, Hiệp hội doanh nghiệp Việt Nam tại Liên bang Nga, diễn ra tại Mátxcơva đã đánh giá cao và ghi nhận thành tích vượt trội của công ty Rollton, đặc biệt là về vấn đề tạo ra công việc lao động cho người dân.

Tin mới

iPhone của bạn sắp thành "đồ cổ"? Đây là điều bạn cần biết!
3 giờ trước
Mọi sản phẩm công nghệ đều có giới hạn vòng đời. Apple cam kết hỗ trợ các thiết bị của mình ít nhất 5 năm sau khi ngừng bán, nhưng sau mốc thời gian này, chúng có thể bị phân loại là “hàng cũ”.
"Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với điều hoà là đẩy lùi sinh hoạt 40-50 năm"
2 giờ trước
Nhiều đại biểu Quốc hội đã đề xuất loại điều hoà nhiệt độ khỏi danh mục mặt hàng chịu thuế trong dự án Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
Cuộc chạy đua robot của các 'ông lớn' công nghệ ngày càng nóng, tỷ phú Phạm Nhật Vượng cũng vừa nhanh chóng tham gia
2 giờ trước
Thị trường này được dự báo sẽ đạt 38 tỷ USD vào năm 2035, với gần 1,4 triệu lô hàng.
FWD Việt Nam: Điểm sáng trong bảng xếp hạng môi trường làm việc 2024
2 giờ trước
Công ty Bảo hiểm Nhân thọ FWD tiếp tục được vinh danh trong bảng xếp hạng Top 100 Nơi Làm Việc Tốt Nhất Việt Nam 2024, khẳng định vị thế hàng đầu trong thị trường lao động.
Doanh số tại Việt Nam tăng mạnh, Yamaha kiếm được bao nhiêu tiền?
56 phút trước
Trong Quý III/2024, Việt Nam là thị trường có tăng trưởng doanh số cao thứ 2 trên toàn thế giới của Yamaha.

Tin cùng chuyên mục

Volkswagen hỗ trợ 100% phí trước bạ cho Tiguan và Touareg duy nhất trong tháng 11
12/11/2024 08:00
Cơ hội cuối cùng trong năm để khách hàng được nhận ưu đãi 100% phí trước bạ từ các dòng xe nhập khẩu đến từ thương hiệu Đức.
[Trên Ghế 32] ‘Thay đổi gây tranh cãi nhưng Toyota Camry vẫn làm chủ cuộc chơi phân khúc sedan D tại Việt Nam’
27/10/2024 08:32
Theo chuyên gia Nguyễn Mạnh Thắng, Toyota Camry dù có thiết kế trẻ trung hơn nhưng vẫn sẽ được các khách hàng trung thành lựa chọn vì những giá trị mà các đối thủ khác không có.
VinFast chính thức mở bán VF 7 tại Philippines, giá bán từ 644 triệu đồng
25/10/2024 02:52
VinFast VF 7 chính thức mở bán và nhận đặt cọc tại Philippines.
Đột kích kho hàng của hot Tiktoker nổi tiếng, thu giữ hơn 10 ngàn chai nước hoa nhập lậu: ZENPALI kinh doanh ra sao?
04/10/2024 09:46
Trên website của công ty, Zenpali giới thiệu là công ty hoạt động trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe cộng đồng bằng các sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên.