Trung Quốc, Ấn Độ đang mua dầu Nga ‘discount’ đến 40%

30/11/2022 10:07
Dầu Nga đang được chiết khấu 33,28 USD/thùng so với dầu Brent.

Cuối tuần trước, EU một lần nữa không đạt thỏa thuận về việc áp trần giá dầu Nga khi một số quốc gia ở phía Đông như Ba Lan, Estonia, Latvia hay Lithuania cho rằng mức áp giá 60-70 USD/thùng cho dầu Nga là quá “hào phóng” và vẫn cao hơn giá mà Nga đang giao dịch trên thị trường.

“Nếu áp giá quá cao, nó sẽ không có ý nghĩa gì. Dầu là nguồn thu lớn nhất của Nga. Do đó việc áp một mức giá hợp lý rất quan trọng để tạo ảnh hưởng đến tài chính của Nga”, Phó chủ tịch Hội đồng EU Valdis Dombrovskis nói.

Tất cả đều đúng: mức áp giá lên đến 70 USD/thùng cho dầu Urals của Nga là quá hào phóng khi biết rằng Trung Quốc, Ấn Độ đang mua dầu Nga với mức chiết khấu cực sâu.

Theo Bloomberg, dầu Urals cao cấp nhất của Nga đang được chiết khấu đến 33,28 USD/thùng, tương đương 40% so với dầu Brent vào tuần trước. Trong khi đó, chỉ 1 năm trước đây, dầu Urals chỉ được chiết khấu ở mức 2,85 USD/thùng. Theo tính toán của Bloomberg, Nga thiệt hại đến 4 tỷ USD/tháng vì mức chiết khấu này.

Trung Quốc, Ấn Độ đang mua dầu Nga ‘discount’ đến 40% - Ảnh 1.

Dầu Urals của Nga đang được chiết khấu rất sâu.

“Nếu dầu Nga được bán với mức giá thấp, chúng tôi rất vui khi Ấn Độ, châu Phi hay Trung Quốc nhận được mức giá này. Việc đó ổn”, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen nói với Reuters.

Trong khi đó, các quốc gia sở hữu những đội thuyền vận chuyển dầu như Hy Lạp lại hài lòng với việc áp trần giá dầu Nga ở mức cao bởi điều đó giúp duy trì dòng chảy dầu Nga ra thị trường. Tình hình đang khá rối loạn khi chỉ còn vài ngày nữa (5/12), lệnh cấm vận với dầu Nga của châu Âu sẽ chính thức được áp dụng. Nếu việc áp trần không được thông qua, chưa rõ thị trường sẽ gián đoạn ra sao. Nga cũng đã có động thái “đáp trả” khi tuyên bố không bán dầu cho bất cứ quốc gia nào tham gia vào hành động áp trần giá dầu của họ.

Tăng nhập khẩu từ Nga

Trước đây, Ấn Độ chưa bao giờ là một đối tác lớn của dầu Nga, mặc dù họ nhập khẩu đến 80% lượng dầu cần thiết. Thông thường, quốc gia này chỉ nhập khẩu 2-5% dầu thô từ Nga, tương đương với lượng nhập từ Mỹ. Năm 2021, họ chỉ nhập 12 triệu thùng dầu từ Nga, trong khi phần lớn còn laiaj là nhập từ Iraq, Ả Rập Xê Út, Mỹ và Nigeria.

Tuy nhiên, đến tháng 5, mọi chuyện đã thay đổi chóng mặt.

Theo số liệu của Bloomberg, Ấn Độ đã chi 5,1 tỷ USD cho dầu, khí đốt và than từ Nga trong 3 tháng đầu tiên kể từ khi xung đột Nga – Ukraine nổ ra, gấp 5 lần tổng giá trị nhập khẩu của cả năm trước.

Tuy nhiên, Trung Quốc mới là người mua lớn nhất của năng lượng Nga. Quốc gia này đã chi 18,9 tỷ USD trong 3 tháng, tính đến tháng 5. Con số này gấp đôi so với một năm về trước.

Tất nhiên, lợi ích về tiền bạc chính là động lực lớn nhất cho những thay đổi này.

Trung Quốc, Ấn Độ đang mua dầu Nga ‘discount’ đến 40% - Ảnh 2.

Theo IEA, dầu Urals của Nga đã được bán “đại hạ giá” kể từ khi xung đột nổ ra. Trong những tháng dầu tiên, dầu Nga được chiết khấu khoảng 25-30 USD/thùng, theo các nhà buôn hàng hóa nổi tiếng như Glencore và Vitol.

Tuy nhiên, không chỉ riêng Trung Quốc và Ấn Độ tham gia cuộc chơi này. Hàng loạt các nước châu Âu cũng tăng mạnh nhập khẩu khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) của Nga trước khi lệnh cấm vận có hiệu lực từ ngày 5/12. WSJ cho biết lượng nhập khẩu khí tự nhiên hóa lỏng từ Nga của châu Âu đã tăng 41% so với cùng kỳ năm ngoái, tính đến hết tháng 8.

Tin mới

'Cháy khét' vé máy bay dịp 30/4-1/5
3 giờ trước
Giá vé máy bay dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 cao ngang dịp Tết Nguyên đán vừa qua và hiện vé nhiều chặng bay như Hà Nội - Đồng Hới, TPHCM - Tuy Hòa đã "cháy khét' với tỷ lệ đặt chỗ đạt 100%.
Bị tố bán hàng gian dối, Vườn Chung lên tiếng, tạm ngừng nhận đơn mới
8 giờ trước
Đại diện Vườn Chung khẳng định không lừa đảo và không có chiêu trò, đồng thời đưa ra lời giải thích
Công ty sản xuất kẹo Kera vội vã tìm "vùng nguyên liệu" sau khi bại lộ
10 giờ trước
Sau khi bị chỉ ra quảng cáo thổi phồng về công dụng, công ty sản xuất kẹo Kera cho Quang Linh Vlogs và Hằng Du Mục mới đi tìm "vùng nguyên liệu".
Không xuất sang Mỹ, 'siêu thực phẩm' của Việt Nam vẫn thu nghìn tỷ nhờ Trung Quốc: Thuế nhập khẩu 0%, bầu Đức trúng đậm khi giá tăng dựng đứng
11 giờ trước
Việt Nam là nhà cung cấp số 1 mặt hàng này cho Trung Quốc.
VinFast của tỷ phú Phạm Nhật Vượng mở bán VF 6 tại Philippines, 'chơi siêu lớn' miễn phí sạc pin 2 năm
11 giờ trước
VinFast chính thức mở bán mẫu ô tô điện VF 6, dự kiến giao xe từ tháng 5/2025.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Cao su

RUBBER

37.093.380 VNĐ / tấn

169.50 JPY / kg

2.35 %

+ 3.90

Đường

SUGAR

10.472.116 VNĐ / tấn

18.27 UScents / lb

0.83 %

+ 0.15

Cacao

COCOA

219.031.103 VNĐ / tấn

8,424.50 USD / mt

4.16 %

+ 336.50

Cà phê Arabica

COFFEE ARABICA

200.225.490 VNĐ / tấn

349.32 UScents / lb

1.80 %

+ 6.17

Gạo

RICE

15.865 VNĐ / tấn

13.41 USD / CWT

1.25 %

+ 0.17

Đậu nành

SOYBEANS

9.913.257 VNĐ / tấn

1,037.70 UScents / bu

0.85 %

+ 8.70

Bột đậu nành

SOYBEAN MEAL

8.536.180 VNĐ / tấn

297.85 USD / ust

0.02 %

- 0.05

» Xem tất cả giá Nông sản

Tin cùng chuyên mục

Bất ngờ giá bưởi Việt Nam bán trên kệ siêu thị Hàn Quốc
14 giờ trước
Ngày 10-4, trái bưởi Việt Nam chính thức được bày bán tại hệ thống siêu thị Lotte Mart ở Hàn Quốc
Việt Nam sở hữu loại "kim cương đen" cực kỳ cao cấp: Cả thế giới chỉ 20 nước được công nhận!
1 ngày trước
Dù chỉ chiếm 0,1% sản lượng toàn cầu nhưng "kim cương đen" của Việt Nam thuộc nhóm hàng cao cấp hàng đầu thế giới.
Thực hư vùng nguyên liệu kẹo Kera của Quang Linh Vlogs và Hằng Du Mục ở Đắk Lắk
1 ngày trước
Quang Linh Vlogs, Hằng Du Mục và cả hoa hậu Thuỳ Tiên đã từng “nổ tung trời” về nguồn nguyên liệu sản xuất ra kẹo Kera. Một trong những vùng trồng được nhắc đến là Đắk Lắk.
Sau gạo và sầu riêng, thêm một mặt hàng của Việt Nam trở thành đối thủ lớn của Thái Lan: Nước ta thu hơn 372 triệu USD từ đầu năm
1 ngày trước
Thái Lan và Việt Nam hiện là 2 quốc gia xuất khẩu lớn nhất mặt hàng này.