Trung Quốc cấm xuất khẩu, một mặt hàng của Việt Nam lên ngôi vương tại châu Á: Hàn Quốc tăng mua hơn 200%, thu gần 150 triệu USD trong 2 tháng

26/03/2024 07:05
Hàn Quốc, Campuchia, Philippines,...đều đang mạnh tay gom mặt hàng này của Việt Nam với mức tăng trưởng đến 200%.
Trung Quốc cấm xuất khẩu, một mặt hàng của Việt Nam lên ngôi vương tại châu Á: Hàn Quốc tăng mua hơn 200%, thu gần 150 triệu USD trong 2 tháng - Ảnh 1

Ảnh minh họa

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan , trong tháng 2/2024, nước ta đã xuất khẩu 171.741 tấn phân bón các loại với kim ngạch đạt 72,52 triệu USD, giảm 4,7% về lượng và giảm 0,5% về kim ngạch so với tháng trước đó. Lũy kế 2 tháng đầu năm, nước ta thu về hơn 145 triệu USD với 351.962 tấn phân bón các loại, tăng 26,5% về lượng và tăng 12,8% về kim ngạch so với cùng kỳ năm 2023.

Giá xuất khẩu đạt bình quân 413 USD/tấn, giảm 11% so với cùng kỳ năm trước.

Xét về thị trường, phân bón của Việt Nam xuất khẩu khẩu nhiều nhất sang thị trường Campuchia kể từ đầu năm đến nay. Cụ thể, nước ta xuất khẩu sang láng giềng 67.530 tấn phân bón, tương đương 27,98 triệu USD, tăng 10% về lượng, nhưng giảm 5,4% kim ngạch so với cùng kỳ năm trước.

Giá xuất khẩu bình quân đạt 414,3 USD/tấn, giảm 14% về giá so với cùng kỳ.

Trung Quốc cấm xuất khẩu, một mặt hàng của Việt Nam lên ngôi vương tại châu Á: Hàn Quốc tăng mua hơn 200%, thu gần 150 triệu USD trong 2 tháng - Ảnh 2

Xếp thứ 2 là thị trường Hàn Quốc với 60.720 tấn, tương đương hơn 25 triệu USD, Hàn Quốc đang tăng mạnh nhập khẩu mặt hàng này của Việt Nam trong các tháng gần đây với mức tăng 51% về lượng và tăng 63% về kim ngạch. Riêng trong tháng 1, sản lượng phân bón xuất khẩu tăng đến 23 lần so với tháng trước đó. Giá xuất khẩu bình quân đạt 415 USD/tấn, tăng 8% so với cùng kỳ.

Philippines là thị trường xuất khẩu lớn thứ 3 với 17.894 tấn, tương đương 8,1 triệu USD, tăng mạnh 217% về lượng và tăng 90,9% kim ngạch so với cùng kỳ năm trước. Giá bình quân đạt 454 USD/tấn, giảm 40%.

Ngoài ra, xuất khẩu sang các thị trường châu Á khác bao gồm Malaysia, Nhật Bản, Đài Loan (TQ), Thái Lan, Lào đều đang tăng trưởng so với cùng kỳ năm trước.

Về thị trường phân bón thế giới, các cường quốc phân bón của thế giới đều đang gia hạn xuất khẩu mặt hàng này phải kể đến Nga và Trung Quốc.

Nguồn tin Chính phủ Hàn Quốc cho biết Trung Quốc đã tạm dừng làm thủ tục hải quan đối với các lô hàng xuất khẩu ure sang Hàn Quốc từ ngày 3/12/2023. Hàn Quốc đã phải chịu tác động lớn từ sự gián đoạn nguồn cung cấp dung dịch ure vào năm 2021 sau khi Trung Quốc hạn chế xuất khẩu nguyên liệu này. Tồn kho ure của Hàn Quốc chỉ đủ dùng đến tháng 2/2024 và có kế hoạch tăng nhập khẩu từ Việt Nam, Nhật Bản và các nước khác ngoài Trung Quốc.

Nga đã gia hạn chính sách áp hạn ngạch xuất khẩu phân bón đến tháng 5/2024 để bảo vệ thị trường nội địa . Cùng với lệnh hạn chế xuất khẩu từ Trung Quốc, giá phân bón trong năm 2024 được dự báo tăng nhẹ so với các năm trước. Đây là 2 quốc gia quan trọng đối với ngành phân bón toàn cầu khi Nga chiếm tới 15% sản lượng và Trung Quốc chiếm tới 1/3 nguồn cung phân đạm trên toàn cầu.

Tại khu vực Trung Đông, Chính phủ Ai Cập đã quyết định gia hạn vô thời hạn việc cắt giảm 30% nguồn cung khí đốt đối với tất cả các nhà sản xuất phân ure tại nước này, ảnh hưởng lớn đến nguồn cung toàn cầu.

Theo dự báo của Hiệp hội Phân bón Thế giới, tốc độ tăng trưởng của tiêu thụ phân bón trên thế giới sẽ chậm lại trong trung hạn, từ mức 4% trong năm tài chính 2023 xuống 1,3% trong năm tài chính 2027.

Tin mới

Lý do xuất khẩu rau quả Việt Nam vừa hụt thu hơn 2.800 tỷ đồng
4 giờ trước
Xuất khẩu rau quả quý I năm nay chỉ đạt hơn 1,1 tỷ USD, hụt tới hơn 2.800 tỷ đồng so với kỳ năm ngoái. Nguyên nhân chính dẫn đến sụt giảm xuất khẩu rau quả là do mặt hàng chủ lực là sầu riêng bị ảnh hưởng bởi những thay đổi của thị trường quốc tế.
Mẫu SUV nhận hơn 3.000 đơn/ngày: Thiết kế thể thao, hỗ trợ lái thông minh, giá quy đổi gần 400 triệu
5 giờ trước
Với hàng loạt công nghệ đỉnh cao được "bình dân hóa", mẫu xe được kỳ vọng sẽ tạo nên cơn sốt trong phân khúc xe gầm cao giá rẻ và định hình lại cuộc chơi trên thị trường xe điện.
Việt Nam có loại cây trà quý hiếm: "Thần dược" ra sao mà người Trung Quốc lùng mua cả cây, hoa, lá?
5 giờ trước
Đây là một loại cây đã có lâu đời ở Việt Nam, có tác dụng phòng hộ rừng. Thời gian gần đây, tác dụng của loại cây này mới được biết đến và được “săn lùng”.
Giá iPhone cũ tại Việt Nam gây bất ngờ
5 giờ trước
Hiện tại, giá iPhone Pro Max cũ giảm sâu, thu cũ lên đời được trợ giá thêm đến 4,5 triệu đồng.
Thị trường ngày 3/4: Giá dầu, vàng, đồng, quặng sắt, cao su đồng loạt tăng
5 giờ trước
Phiên 2/4, thị trường chuẩn bị cho việc thông báo thuế quan trả đũa của Mỹ vào cuối ngày khiến giá dầu tăng, vàng hướng tới mức cao lịch sử, đồng, quặng sắt, cao su đồng loạt tăng.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Dầu thô Brent

BRENT CRUDE

1.873.822 VNĐ / thùng

73.10 USD / bbl

2.47 %

- 1.85

Dầu thô WTI

WTI CRUDE OIL

1.788.279 VNĐ / thùng

69.76 USD / bbl

2.72 %

- 1.95

Khí tự nhiên US

NATURAL GAS US

2.778.742 VNĐ / m3

4.00 USD / mmbtu

1.34 %

- 0.05

Than đá

COAL

2.589.108 VNĐ / tấn

101.00 USD / mt

1.61 %

- 1.65

» Xem tất cả giá Năng lượng

Tin cùng chuyên mục

Samsung ra mắt thế hệ AI TV 2025: Điều khiển không cần remote, thiết kế hình nền bằng AI
1 ngày trước
Samsung tiếp tục nâng cấp mạnh mẽ các tính năng về AI với mục tiêu biến TV thành trung tâm điều khiển ngôi nhà trong thế hệ AI TV 2025.
Giá bán lẻ điện bình quân tối đa là 2.444,09 đồng/kWh
1 ngày trước
Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn đã ký ban hành Quyết định số 07 quy định về khung giá của mức giá bán lẻ điện bình quân.
Rời xa khí đốt Nga, châu Âu gặp bão tố: Cần lượng LNG khổng lồ để ‘chạy KPI’, phải mua với giá 'cắt cổ' để tranh giành với châu Á
1 ngày trước
Các địa điểm lưu trữ khí đốt trên khắp EU phải đạt tỷ lệ lấp đầy 90% vào ngày 1/11 khiến châu Âu đang rơi vào tình trạng ‘mất ăn mất ngủ’.
Nhờ 1 mũi khoan 5.000m xuống đáy biển, quốc gia nhỏ bé chưa đến 1 triệu dân đổi đời - sắp thành 'petrostate' bình quân đầu người cao nhất thế giới
1 ngày trước
Chỉ trong 6 năm, một trong những quốc gia nghèo nhất Nam Mỹ, Guyana, đã nổi lên như một một petrostate (quốc gia dầu mỏ) mới của thế giới. Thậm chí, quốc gia với dân số chưa đến 1 triệu người này còn sắp trở thành nhà sản xuất dầu lớn thứ 2 của Nam Mỹ.