Trung Quốc chấp nhận đơn xin phá sản của một loạt công ty "xác sống"

17/12/2018 13:19
Trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế đang chậm lại, Trung Quốc đang tăng cường nỗ lực giảm bớt gánh nặng cho các công ty vỡ nợ trái phiếu với việc chấp nhận một loạt các đơn xin phá sản.

Các toà án địa phương đã chấp nhận hoặc có kế hoạch chấp nhận ít nhất 5 đơn xin phá sản từ các công ty không thanh toán được các khoản trái phiếu phát hành công khai kể từ đầu tháng 11. Con số này gần như tương tự với con số của 4 năm trước. Cơ quan hoạch định đứng đầu Trung Quốc đã kêu gọi các quan chức địa phương xoá sạch nợ của các công ty có công suất dư thừa hoặc không có khả năng thanh toán vào năm 2020.

Tin xấu ở đây là một số trái chủ có thể sẽ nhận lại khoản thanh toán được như dự đoán. Còn điều lạc quan là khả năng giải quyết nhanh chóng khi các thủ tục của toà án tiếp nhận từ các cuộc thương lượng. Và quá trình này sẽ cho cả chủ nợ lẫn "con nợ" cơ hội có thêm kinh nghiệm trong việc điều chỉnh quan hệ bên nợ - chủ nợ, chỉ chưa đầy 4 năm sau khi Trung Quốc chấp nhận khái niệm "vỡ nợ" trong thị trường trái phiếu lớn thứ 3 thế giới.

"Các trái chủ có thể phải đối mặt với những tổn thất đáng kể sau quá trình xin phá sản, nhưng điều quan trọng hơn là họ có thể học cách đấu tranh cho quyền lợi của mình thông qua hệ thống pháp lý và lựa chọn như thế nào đối với các bản đề nghị phá sản", Ivan Chung, chuyên gia tại Moody's Investors Service Hồng Kông, cho biết.

Cũng như nhiều sự việc khác ở Trung Quốc, định hướng của chính phủ có thể đang đứng đằng sau chính sách cải tiến mới nhất, các chuyên gia kinh tế cho hay. Trung Quốc đang khuyến khích phát triển một hệ thống tài chính trong đó có việc định giá đầu cơ chênh lệch giá xuống (bear call spread) liên quan nhiều hơn tới rủi ro của người đi vay. Chính quyền địa phương và trung ương trong nhiều thập kỷ đã chuyển sang hỗ trợ hoặc hối thúc các chủ nợ nhằm hỗ trợ các công ty đang gặp khó khăn. Sự sụp đổ của những công ty này có thể gây ra tình trạng thất nghiệp hoặc bất ổn xã hội.

"Thông thường, chính quyền địa phương chỉ cho phép các công ty hoặc chủ nợ nộp đơn xin phá sản nếu họ không thể đi đến thoả thuận với các tổ chức tài chính và các chủ nợ khác sau một thời gian dài thương lượng", Chen Sheng, đối tác cấp cao của Rolmax, một công ty luật của Trung Quốc, cho hay.

Ông nói, một số chủ nợ có thể sẽ phải chịu những tổn thất lớn hơn họ dự đoán. Tỷ lệ thu hồi trung bình đối với các chủ nợ không cần thế chấp bảo đảm trong các trường hợp thanh khoản tài sản là 10 đến 15%.

Trung Quốc chấp nhận đơn xin phá sản của một loạt công ty xác sống - Ảnh 1.

Các khoản vỡ nợ trái phiếu trong năm 2018 đạt mức cao kỷ lục

Luật phá sản của Trung Quốc đã tồn tại hơn một thập kỷ, dù các vụ vỡ nợ trái phiếu doanh nghiệp trong thời kỳ hiện đoạn chỉ mới bắt đầu xuất hiện vào năm 2014. Năm nay, các nhà phát hành đã phải loại bỏ các khoản thanh toán với con số cao kỷ lục - 103 tỷ NDT trái phiếu địa phương, khiến cho nhu cầu đối với các thủ tục rõ ràng tăng cao. Các kế hoạch giải quyết đối với 3 trái phiếu quá hạn đã được công khai sau khi bước vào quá trình tái cơ cấu, với Dongbei Special Steel Group là trường hợp nổi tiếng nhất.

Trong một tuyên bố hồi đầu tháng này, Uỷ ban Cải cách và Phát triển Quốc gia Trung Quốc đã khuyến khích chính quyền và toà án địa phương phối hợp và hỗ trợ việc chấp nhận đơn xin phá sản. Việc ở trong tình thế "nguy hiểm" đang giúp các ngành công nghiệp nước này xoá bỏ những bộ phận kém năng suất, cải thiện năng suất và việc định giá.

"Đi đến giải pháp sử dụng các thủ tục phá sản là một cách thức hiệu quả để các trái chủ bảo vệ quyền lợi của họ, dù rất tốn thời gian và tỷ lệ thu hồi là không chắc chắn", Sun Chao, phó tổng giám đốc chứng khoán tại Chứng khoán Trường Giang, Thượng Hải, nói. Ông cho biết thêm: "Không có vấn đề gì nếu các nhà phát hành cuối cùng phải tái cơ cấu, thanh toán mọi khoản nợ để dừng việc kinh doanh và các trái chủ có thể thu hồi lại được một khoản nào đó."

Tin mới

Xe tay ga chỉ 26 triệu của Honda: Đẹp như SH Mode, rẻ hơn Vision
33 phút trước
Mẫu xe tay ga này của Honda có mức giá rẻ ngang xe số, rẻ hơn cả Honda Vision.
Phân khúc xe hybrid tại Việt Nam tăng sức nóng
50 phút trước
Nhóm xe hybrid tại Việt Nam đầu năm 2025 trở nên sôi động hơn với sự gia nhập của các tân binh như Kia Carnival HEV, Jaecoo J7 PHEV hay Honda HR-V e:HEV RS, cùng với mức giá dễ tiếp cận hơn.
Xe ga 110cc dáng lạ của Honda về đại lý Việt: Trang bị ngang cơ Vision, 'ăn xăng' 1,7 lít/100 km
2 giờ trước
Chiếc xe ga của Honda được trang bị một số phụ kiện độc quyền, giúp xe trở nên phong cách hơn.
Ứng dụng GapoWork thắng lớn với giải Sao Khuê 2025
2 giờ trước
GapoWork không chỉ được trao Giải thưởng Sao Khuê 2025 mà còn đạt xếp hạng 5 Sao - mức đánh giá cao nhất, khẳng định đẳng cấp trên thị trường chuyển đổi số doanh nghiệp.
Bắt chủ cơ sở sản xuất, bán trót lọt hàng chục ngàn sản phẩm thuốc bảo vệ thực vật giả
2 giờ trước
Đối tượng đã lên mạng internet để tìm hiểu một số mặt hàng thuốc bảo vệ thực vật đang được thị trường tiêu thụ lớn sau đó đặt in tem nhãn, bao bì giả của các sản phẩm này.

Tin cùng chuyên mục

"Món hời" khi mua MacBook Air M4, iPad Air M3 tại Việt Nam
2 giờ trước
Dải sản phẩm mới của Apple như Macbook air hay iapd air đang được giảm giá tốt tại Việt Nam ngay khi lên kệ.
Liên tục bị số lạ nháy máy: Làm ngay điều này để tránh bị thu thập thông tin cá nhân, lừa đảo
4 giờ trước
Nhiều người liên tục gặp phải trường hợp số lạ gọi điện nháy máy chỉ 1-2 giây rồi tắt. Nếu gặp phải trường hợp này, người dùng cần làm gì?
247BPO & TECHCOMBANK: Hợp tác triển khai dịch vụ đổi ngoại tệ trực tuyến
1 ngày trước
Ngày 16/04/2025, tại Hà Nội, lễ ký kết hợp tác chiến lược giữa Công ty TNHH 247BPO và Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank) đã chính thức diễn ra, mở ra bước ngoặt quan trọng trong hành trình tích hợp dịch vụ tài chính vào hệ sinh thái công nghệ du lịch.
Từng hạn chế hàng ngoại, người Nhật Bản quay xe dùng một mặt hàng từ Mỹ dù giá đắt đỏ, nguồn cung trong nước liên tục thiếu hụt
2 ngày trước
Dù phải chịu thuế nhập khẩu tuy nhiên mặt hàng này từ Mỹ về Nhật Bản vẫn rẻ hơn mức giá tại thị trường nội địa.