Khi nghĩ đến một thành phố ở Trung Quốc, những cái tên đầu tiên hiện ra có thể là Thượng Hải hoặc Bắc Kinh (vì lớn mà). Tuy nhiên, ở quốc gia tỷ dân có hơn 100 thành phố với dân số 1 triệu người trở lên.
Ngoài việc chỉ tập trung ở các siêu đô thị, "dân số Internet" của Trung Quốc gần như được chia đều giữa các thành phố lớn, nhỡ và nhỏ. Về khía cạnh này, sự phân hóa dựa vào việc bạn thường xuyên dùng app gì, thậm chí dùng cả điện thoại gì cũng nói lên một người Trung Quốc sống ở đâu.
Để dễ dàng hơn khi thảo luận về một đất nước với quá nhiều thành phố lớn, chúng được chia ra theo lớp (tier). Ví dụ, Bắc Kinh, Thượng Hải, Quảng Châu... là thành phố cấp I, trong khi Đại Khánh, Chu Hải và Ôn Châu là thành phố cấp III.
Nhưng chia như thế nào?
Tại Trung Quốc, không thực sự có định nghĩa phổ quát về thứ hạng giữa các thành phố. Cùng một đô thị có thể nằm trong nhiều tầng khác nhau: Như chia theo GDP và dân số hoặc chất lượng cuộc sống, cơ hội kiếm tiền. Còn trong khuôn khổ bài viết này, ta sẽ nhìn nhận sự phân hóa giữa các thành phố của Trung Quốc theo khía cạnh công nghệ.
Nói chung, chi phí sinh hoạt giảm khi bạn chuyển từ thành phố cấp cao xuống cấp thấp hơn. Do đó, không ít khổng lồ công nghệ Trung Quốc đã chuyển văn phòng của họ về ngoại ô hoặc vùng quê để cắt giảm chi phí.
Theo A.N, Xiaomi đang khuyến khích nhân viên thuyên chuyển từ Bắc Kinh về Vũ Hán, một thành phố cấp II. Thậm chí, ai chấp nhận chuyển đi sẽ nhận được gói hỗ trợ trị giá 4300 USD.
Xưa kia, người ta đem phong vị để phân biệt các thành phố Trung Quốc, nhưng bây giờ phải chia theo cách dùng app trên smartphone mới chuẩn. Ví dụ, người dân ở các thành phố cấp I và II dùng app để đặt hải sản tươi sống, thì dân ở thành phố cấp thấp hơn lại chỉ thích dùng app xem video ngắn.
(Việt hóa by Zknight)
Theo A.N