Trung Quốc có thể gánh thêm nợ khi các biện pháp phong toả ảnh hưởng đến nền kinh tế

13/05/2022 16:20
Trong những tuần gần đây, Trung Quốc đã thể hiện mong muốn đạt được mục tiêu tăng trưởng 5,5% trong năm nay, ngay cả khi việc phong toả và các lệnh hạn chế khác đang gây ảnh hưởng đến các doanh nghiệp.

Trung Quốc có thể sẽ phải phát hành thêm trái phiếu để vay nợ vì muốn cố gắng tiếp tục tăng trưởng kinh tế, trong khi phải đối mặt với các đợt phong toả do Covid-19. Những đợt phong toả này đang làm suy yếu nền kinh tế của đất nước tỷ dân.

Trong những tuần gần đây, nước này đã thể hiện mong muốn đạt được mục tiêu tăng trưởng 5,5% trong năm nay.

Trung Quốc có thể gánh thêm nợ khi các biện pháp phong toả ảnh hưởng đến nền kinh tế - Ảnh 1.

Cuộc họp của Bộ Chính trị Trung Quốc vào ngày 29/4 đã gửi một "tín hiệu mạnh mẽ rằng các nhà hoạch định chính sách cam kết đạt được mục tiêu GDP của năm nay bất chấp những khó khăn bởi đại dịch Covid-19 và căng thẳng địa chính trị gây ra," các nhà phân tích của ANZ Research cho biết.

Truyền thông nhà nước Trung Quốc vào hôm thứ Sáu đã đưa tin chi tiết về cuộc họp của Bộ Chính trị, trong đó các quan chức cam kết sẽ hỗ trợ nhiều hơn cho nền kinh tế để đáp ứng mục tiêu tăng trưởng kinh tế của đất nước trong năm nay. Sự hỗ trợ đó sẽ bao gồm đầu tư cơ sở hạ tầng, cắt giảm và giảm thuế, các biện pháp thúc đẩy tiêu dùng và các biện pháp hỗ trợ khác cho các công ty.

Các ngân hàng đầu tư nước ngoài dự đoán tăng trưởng sẽ giảm đáng kể xuống dưới con số 5,5%, với hoạt động sản xuất giảm trong tháng 4.

Trung Quốc có thể gánh thêm nợ khi các biện pháp phong toả ảnh hưởng đến nền kinh tế - Ảnh 2.

Theo các nhà quan sát thị trường, điều đó có nghĩa là Trung Quốc có khả năng sẽ phải gánh thêm nợ khi cố gắng đạt được các mục tiêu tăng trưởng của mình.

"Để đạt được mục tiêu 5,5%, Trung Quốc có thể vay thêm nợ", nhà kinh tế cấp cao về Trung Quốc của ANZ Research, Betty Wang và chiến lược gia cấp cao về Trung Quốc, Zhaopeng Xing, cho biết.

Andrew Tilton, nhà kinh tế trưởng khu vực châu Á - Thái Bình Dương tại Goldman Sachs, nói với CNBC vào tuần trước rằng Trung Quốc cũng sẽ tăng chi tiêu cho cơ sở hạ tầng.

Theo quan điểm của Bắc Kinh, việc tăng chi tiêu tài chính cũng như nới lỏng các giới hạn nợ sẽ tốt hơn là nới lỏng tiền tệ, Tilton nói với CNBC "Squawk Box Asia".

Tuy nhiên, một cản trở đối với nỗ lực của chính phủ đối với đầu tư cơ sở hạ tầng là các lệnh hạn chế liên quan đến Covid-19 đang được áp đặt ở khắp mọi nơi, Tilton nói.

Ông nói: "Có rất nhiều lệnh phong toả nghiêm ngặt trên khắp đất nước, thậm chí là đôi khi ở những nơi không có bất cứ ca nhiễm Covid-19. Vì vậy, nếu muốn đầu tư cơ sở hạ tầng một cách hiệu quả thì Trung Quốc chỉ nên đặt các lệnh hạn chế để phòng chống dịch ở những khu vực thực sự cần thiết."

Chính phủ có một phương án chính là phát hành trái phiếu đặc biệt của chính quyền địa phương, Tilton nói. Đây là những trái phiếu được phát hành bởi các đơn vị do chính quyền địa phương và khu vực thành lập để tài trợ cho các dự án cơ sở hạ tầng công cộng.

Trong thị trường bất động sản, chính phủ cũng đã khuyến khích các nhà cho vay hỗ trợ các nhà phát triển dự án, Tilton cho biết.

Việc vay nợ nhiều hơn để thúc đẩy tăng trưởng sẽ là một bước lùi đối với Bắc Kinh khi mà quốc gia này luôn cố gắng cắt giảm nợ trước khi đại dịch xảy ra. Chính phủ đã nhắm mục tiêu mạnh mẽ vào lĩnh vực bất động sản bằng cách thực hiện chính sách "ba lằn ranh đỏ", nhằm thu hút các nhà phát triển dự án. Chính sách này đặt ra ngưỡng đối với nợ liên quan đến dòng tiền, tài sản và mức vốn của một công ty.

Tuy nhiên, điều đó đã dẫn đến một cuộc khủng hoảng nợ vào cuối năm ngoái khi Evergrande và các nhà phát triển dự án khác bắt đầu vỡ nợ.

Trung Quốc có thể gánh thêm nợ khi các biện pháp phong toả ảnh hưởng đến nền kinh tế - Ảnh 3.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tuần trước đã kêu gọi sự cố gắng "toàn lực" để xây dựng cơ sở hạ tầng, trong khi nước này đang vật lộn để giữ cho nền kinh tế ổn định kể từ khi đợt bùng phát Covid-19 gần đây nhất bắt đầu vào khoảng hai tháng trước.

Các lệnh hạn chế đã được áp dụng tại hai thành phố lớn nhất là Bắc Kinh và Thượng Hải. Hàng triệu người phải ở yên trong nhà và các cơ sở phải đóng cửa.

Chính sách Zero Covid của Trung Quốc đã gây ảnh hưởng nặng nề đến các doanh nghiệp. Gần 60% doanh nghiệp châu Âu tại nước này cho biết họ đang phải giảm dự báo doanh thu năm 2022 do các biện pháp kiểm soát liên quan đến Covid-19, theo một cuộc khảo sát vào cuối tháng trước của Phòng Thương mại EU tại Trung Quốc.

Chỉ số quản lý thu mua của dịch vụ Caixin (một cuộc khảo sát nhằm đo lường hoạt động sản xuất của Trung Quốc) cho thấy mức giảm xuống 36,2 trong tháng 4, theo dữ liệu đưa ra hôm thứ Năm tuần trước.

Trung Quốc có thể gánh thêm nợ khi các biện pháp phong toả ảnh hưởng đến nền kinh tế - Ảnh 4.

Chính sách Zero Covid và nền kinh tế đang tăng trưởng chậm lại đã làm dấy lên dự đoán từ các ngân hàng đầu tư và các nhà phân tích khác rằng tăng trưởng của nước này sẽ giảm đáng kể xuống dưới mục tiêu 5,5% trong năm nay.

Theo dự báo, dao động có thể từ hơn 3% đến khoảng 4,5%.

 "Với tác động của đợt bùng phát Covid-19 lên tiêu dùng và sản lượng công nghiệp trong nửa đầu năm 2022, chúng tôi dự đoán rằng tăng trưởng GDP năm 2022 sẽ đạt gần 4,3%, với giả định rằng nền kinh tế có thể bắt đầu phục hồi trước tháng 6 và sau đó sẽ bật lên", Giám đốc đầu tư Stephane Monier của ngân hàng tư nhân Thụy Sĩ Lombard Odier cho biết.

Ông viết trong một ghi chú hôm thứ Tư: "Nếu nền kinh tế tiếp tục hứng chịu những cú sốc do phong toả liên tiếp các khu vực thành thị trọng điểm, thì tăng trưởng cả năm chắc chắn sẽ giảm xuống dưới 4%."

Tham khảo CNBC

https://cafef.vn/trung-quoc-co-the-ganh-them-no-khi-cac-bien-phap-phong-toa-anh-huong-den-nen-kinh-te-20220513162210108.chn

Tin mới

Trà sữa được đồn “đẹp nhất Hà Nội” khiến khách đợi gần 2 tiếng nhưng chất lượng liệu có xứng đáng?
17 phút trước
Liệu Bông Biêng nổi bật với trà sữa hương hoa này có đủ đô để chinh chiến cùng các thương hiệu đồ uống theo đuổi dòng trà đậm vị?
Giá cà phê lại tăng dựng đứng
28 phút trước
Giá cà phê Robusta trên sàn London đang lên sát mốc 5.000 USD/tấn khi Việt Nam bước vào vụ thu hoạch nhưng nguồn cung vẫn cầm chừng
"Gà đẻ trứng vàng" của VinFast đến tay khách Indonesia, hãng xe Việt chạy nước rút bàn giao 80.000 chiếc
2 giờ trước
Mở rộng và thu hút tại nhiều thị trường cùng với kỷ lục về doanh số trong các tháng cho thấy VinFast đang bứt tốc cho mục tiêu 80.000 xe bàn giao cho khách hàng đến cuối năm nay.
Vì sao các chuỗi cà phê - trà sữa, thời trang đóng cửa lại khiến thị trường “dậy sóng”?
2 giờ trước
Không chỉ tưng bừng khai trương, nhiều thương hiệu gần đây rời thị trường cũng “ồn ào” không kém
Linh vật Rắn Minh Long: Mở đầu vận trình thịnh vượng
2 giờ trước
Đều đặn mỗi dịp Xuân về, giới mộ điệu lại háo hức chờ đón từng tượng linh vật sứ từ Minh Long, như một phần không thể thiếu trong không khí Tết. Thương hiệu này không chỉ thành công trong việc chế tác dáng hình linh vật độc đáo, mà còn khéo léo truyền tải các lời chúc ý nghĩa đầu năm qua từng câu chuyện ý nghĩa.

Tin cùng chuyên mục

Xe Trung Quốc ở Việt Nam lúc này: Dè dặt xe điện, chuyển hướng bán hybrid, xe xăng
5 giờ trước
Trước hàng loạt thách thức ở thị trường Việt Nam, xe điện Trung Quốc dường như đã không bùng nổ như kỳ vọng, thậm chí có xu hướng "dè dặt" hơn trong việc ra mắt. Thay vào đó, các hãng lại tỏ ra ưu ái xe đốt trong hơn khi đã và sắp ra những mẫu mới sử dụng động cơ xăng hoặc hybrid.
Giá USD hôm nay 23/11: Tăng không ngừng, tỷ giá "chợ đen" đảo chiều giảm
5 giờ trước
Giá USD hôm nay 23/11 trên thế giới tăng không ngừng, có thời điểm chạm mức 108. Trong nước, giá USD ngân hàng bán ra cộng thêm 5 đồng, trong khi tỷ giá "chợ đen" diễn biến lạ.
Bán 60.000 iPhone thu 2.000 tỷ đồng trong hơn 1 tháng, điều gì giúp TopZone 'on top' thị trường?
8 giờ trước
TopZone tiếp tục khẳng định vị thế nhà bán lẻ ủy quyền cao cấp nhất của Apple với doanh thu chuỗi chương trình mở bán iPhone 16 nhanh chóng đạt 2.000 tỷ đồng, phản ánh hiệu quả của chiến lược chú trọng vào trải nghiệm khách hàng của thương hiệu.
Doanh số tại Việt Nam tăng mạnh, Yamaha kiếm được bao nhiêu tiền?
11 giờ trước
Trong Quý III/2024, Việt Nam là thị trường có tăng trưởng doanh số cao thứ 2 trên toàn thế giới của Yamaha.