Trung Quốc có thêm 20.000 doanh nghiệp mới mỗi ngày

28/11/2019 10:08
Dù doanh nghiệp mới "mọc lên như nấm", việc này không giúp mang lại nhiều công việc chất lượng...

Vài năm trở lại đây, Trung Quốc chứng kiến sự bùng nổ của doanh nghiệp với thành lập nhờ các chính sách khuyến khích khởi nghiệp của chính phủ. Tuy nhiên, tốc độ tạo việc làm lại giảm mạnh do nhiều người lao động chọn cách mở công ty riêng, tờ Nikkei cho biết.

Theo kết quả khảo sát kinh tế mới công bố, tính tới cuối năm 2018, Trung Quốc có 21,8 triệu "thực thể pháp lý" - danh mục gồm các doanh nghiệp, cơ quan chính phủ và tổ chức phi lợi nhuận. Con số này tăng gấp đôi so với năm 2013 và tăng nhanh gấp đôi so với giai đoạn 5 năm vừa qua. Doanh nghiệp chiếm phần lớn trong số này, tăng 126% lên 18,6 triệu. 

Tuy nhiên, số liệu cho thấy việc doanh nghiệp mới "mọc lên như nấm" không giúp mang lại nhiều công việc chất lượng. Sự gia tăng này bắt nguồn từ chiến dịch "khởi nghiệp và sáng tạo đổi mới toàn dân" của chính phủ Trung Quốc được phát động vào năm 2015. Bắc Kinh đã đơn giản quá quy trình thành lập doanh nghiệp mới, giúp các nhà sáng lập tiếp cận nguồn vốn, đưa ra ưu đãi thuế và thậm chí cung cấp văn phòng cho thuê giá rẻ. 

Từ tháng 1 đến tháng 10/2019, trung bình mỗi ngày, nước này có thêm gần 20.000 doanh nghiệp đăng ký mới. Tinh thần khởi nghiệp lên cao cũng giúp tăng thêm nhiều startup thành công, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghệ. 

Tuy vậy, số lượng người làm việc cho các công ty này lại chỉ tăng 8% so với thời điểm cuối năm 2013 - giảm mạnh so với mức tăng 30% của nửa thập kỷ trước.

Số lượng việc làm tăng ròng giảm 2/3 xuống còn 27,2 triệu. Lượng nhân viên trung bình của một công ty giảm từ 32 xuống còn 17 người, cho thấy các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang chiếm phần lớn. 

Trong khi đó, nhóm doanh nghiệp một thành viên - một hạng mục riêng - tạo ra 59,2 triệu việc làm, chiếm 69% trong tổng số việc làm tăng thêm. Số lượng doanh nghiệp này tăng 92% lên 64 triệu, trong đó tăng mạnh nhất là trong lĩnh vực bán buôn và bán lẻ, theo sau là khách sạn và nhà hàng. 

Xu hướng này cho thấy lao động nhập cư từ nông thôn, từng làm việc tại các nhà máy ở thành phố, giờ đây gặp khó khăn trong việc tìm một công việc ổn định. Vì vậy, họ có xu hướng tự mở cửa hàng hoặc nhà hàng. 

Khảo sát trên cũng cho thấy nền kinh tế Trung Quốc đang chuyển đổi từ trọng tâm sản xuất sang dịch vụ. Các thực thể pháp lý trong lĩnh vực dịch vụ tăng gấp đôi lên 16,9 triệu, còn trong lĩnh vực sản xuất và xây dựng chỉ tăng 69% lên 4,7 triệu. Khảo sát này không bao gồm các lĩnh vực như nông nghiệp hay khai thác tài nguyên. 

Tin mới

Sẽ tăng mạnh nhập khẩu điện từ Lào
9 giờ trước
Bộ Công Thương sẽ tăng tối đa quy mô nhập khẩu điện từ Lào theo Hiệp định giữa hai Chính phủ
Giá vàng giảm mạnh, nhà đầu tư nên bán hay mua?
8 giờ trước
Sau chỉ đạo khẩn của Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc về việc tăng cường kiểm tra, xử lý tình trạng đầu cơ, thao túng thị trường vàng, giá vàng trong nước giảm mạnh.
Một loại phụ phẩm nông nghiệp sắp được xuất sang Trung Quốc, Việt Nam sản xuất tới 5 triệu tấn mỗi năm
7 giờ trước
Trong khi xuất khẩu gạo lên tới hàng triệu tấn mỗi năm thì phụ phẩm từ gạo – cám gạo mới bắt đầu được đẩy mạnh.
Điện thoại Samsung 5G giá rẻ nhất Việt Nam: Vừa lên kệ 1 tháng, thiết kế thời thượng, sức mạnh đáng giá
6 giờ trước
Với việc cho ra mắt hàng loạt các dòng điện thoại 5G với mức giá cực rẻ, Samsung tiếp tục khẳng định vị thế trên thị trường smartphone.
Chuyên gia nêu nguyên nhân giá sầu riêng lao dốc
5 giờ trước
Giá sầu riêng liên tục giảm sâu khiến người trồng lo lắng, nhất là vụ thu hoạch đang đến gần.

Tin cùng chuyên mục

Phân khúc xe hybrid tại Việt Nam tăng sức nóng
11 giờ trước
Nhóm xe hybrid tại Việt Nam đầu năm 2025 trở nên sôi động hơn với sự gia nhập của các tân binh như Kia Carnival HEV, Jaecoo J7 PHEV hay Honda HR-V e:HEV RS, cùng với mức giá dễ tiếp cận hơn.
Bán thứ không 'sờ nắm' được cho các hãng xe lớn, đơn vị này thu về 5,4 nghìn tỷ: 100% kỹ sư Việt góp công
1 ngày trước
Doanh thu của công ty này khi bán thứ sản phẩm không thể "sờ nắm" được lên tới hơn 5,4 nghìn tỷ đồng.
Vào ngày này năm 2007, Nokia ra mắt chiếc điện thoại khiến cả thế giới công nghệ thốt lên: Không thể cần gì hơn thế nữa
1 ngày trước
Đây là một trong những thiết bị đầu tiên định hình khái niệm "điện thoại có thể làm được nhiều hơn nghe gọi".
Muốn phát triển thị trường xuất khẩu ngành hàng chủ lực, Việt Nam cần làm gì?
1 ngày trước
Việt Nam ngày càng có nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ lực đạt kim ngạch tỷ USD, theo chuyên gia, cần có chiến lược để phát triển bền vững những ngành hàng mũi nhọn này.