Trung Quốc đang nắm giữ ‘át chủ bài năng lượng’ giá rẻ mà cả thế giới thèm khát: Kiểm soát 80% chuỗi cung ứng, tốc độ tăng trưởng vượt xa Mỹ, châu Âu

14/05/2024 02:09
Trung Quốc lại đang đi trước thế giới một bước khi kiểm soát đến 80% chuỗi cung ứng mặt hàng này của thế giới, gấp 3 lần so với Mỹ.
Trung Quốc đang nắm giữ ‘át chủ bài năng lượng’ giá rẻ mà cả thế giới thèm khát: Kiểm soát 80% chuỗi cung ứng, tốc độ tăng trưởng vượt xa Mỹ, châu Âu - Ảnh 1

Ảnh minh họa

Vào năm 2023, năng lượng mặt trời chiếm 3/4 tổng năng lượng tái tạo bổ sung trên toàn thế giới. Hầu hết sự tăng trưởng này xảy ra ở châu Á, EU và Mỹ.

Theo dữ liệu từ Visual Capitalist, sự gia tăng công suất quang điện mặt trời được lắp đặt ở Trung Quốc (PV), EU và Mỹ từ năm 2010 đến năm 2022, được đo bằng gigawatt (GW) đã gia tăng không ngừng, đồng thời sự thống trị của Trung Quốc hiện nay là vô cùng lớn.

Tính đến năm 2022, tổng công suất lắp đặt của Trung Quốc là 393 GW, gần gấp đôi so với 205 GW của EU và vượt qua tổng công suất 113 GW của Mỹ hơn 3 lần về mặt tuyệt đối.

Trung Quốc đang nắm giữ ‘át chủ bài năng lượng’ giá rẻ mà cả thế giới thèm khát: Kiểm soát 80% chuỗi cung ứng, tốc độ tăng trưởng vượt xa Mỹ, châu Âu - Ảnh 2

Công suất lắp đặt năng lượng mặt trời của Trung Quốc đang vượt xa Mỹ và châu Âu. Theo Visual Capitalist

Kể từ năm 2017, Trung Quốc đã cho thấy tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) khoảng 25% về công suất lắp đặt PV, trong khi Mỹ có tốc độ CAGR là 21% và EU là 16%.

Ngoài ra, Trung Quốc thống trị việc sản xuất các linh kiện năng lượng mặt trời , hiện kiểm soát khoảng 80% chuỗi cung ứng tấm pin mặt trời trên thế giới.

Vào năm 2022, ngành năng lượng mặt trời của Trung Quốc đã tuyển dụng 2,76 triệu lao động, với vai trò sản xuất chiếm khoảng 1,8 triệu và 918.000 việc làm còn lại trong lĩnh vực xây dựng, lắp đặt, vận hành và bảo trì.

Ngành công nghiệp EU sử dụng 648.000 lao động, trong khi Mỹ đạt 264.000 việc làm.

Theo IEA, Trung Quốc chiếm gần 60% công suất tái tạo mới dự kiến sẽ đi vào hoạt động trên toàn cầu vào năm 2028.

Bất chấp việc loại bỏ dần các khoản trợ cấp quốc gia vào năm 2020 và 2021, việc triển khai điện mặt trời ở Trung Quốc vẫn đang tăng tốc. Quốc gia này dự kiến sẽ đạt được mục tiêu quốc gia năm 2030 về lắp đặt điện gió và năng lượng mặt trời vào năm 2024, sớm hơn sáu năm so với kế hoạch.

Theo The New York Times, năng lượng mặt trời là phần mới nhất trong chương trình kéo dài 2 thập kỷ nhằm giúp Trung Quốc bớt phụ thuộc vào năng lượng nhập khẩu. Việc tăng cường chi tiêu cho năng lượng tái tạo, chủ yếu là năng lượng mặt trời , chính là nền tảng cho quyết định cược lớn vào công nghệ mới nổi. Các nhà lãnh đạo cho biết “bộ ba công nghiệp mới” – tấm pin mặt trời , ô tô điện và pin lithium – đã thay thế “bộ ba cũ” là quần áo, đồ nội thất và thiết bị.

Được biết, lợi thế về chi phí của Trung Quốc là rất lớn. Một đơn vị nghiên cứu của Ủy ban châu Âu trong một báo cáo hồi tháng 1 cho biết các công ty Trung Quốc có thể sản xuất tấm pin mặt trời với công suất phát điện từ 16 đến 18,9 cent/watt. Trong khi đó, các công ty châu Âu tốn 24,3-30 cent/watt còn các công ty Mỹ mất khoảng 28 cent.

Ngoài ra, Trung Quốc cấp đất cho các nhà máy sản xuất pin mặt trời với giá thấp hơn thị trường. Phía ngân hàng quốc doanh cũng cho vay rất nhiều với lãi suất thấp dù một số công ty năng lượng mặt trời thua lỗ và phá sản.

Theo Oilprice

Tin mới

Sau iPhone Lock, tới lượt iPad Lock xuất hiện tại Việt Nam: Đến con buôn cũng bị đánh lừa!
7 giờ trước
Từ nay, người dùng cần thêm một bước kiểm tra khi mua iPad trên thị trường xách tay.
Tesla Cybertruck mắc kẹt trong hồ nước nhỏ, Elon Musk 'mất điểm' vì tuyên bố ảo
7 giờ trước
Đây không phải là lần đầu tiên Cybertruck gặp rắc rối khi tiếp xúc với nước. Chiếc xe này đã từng bị hỏng khi lái qua vũng nước, bị kẹt khi cố gắng lội sông và thậm chí gặp sự cố khi đi rửa xe.
Mua bán điện trực tiếp được thực hiện như thế nào?
6 giờ trước
Theo ông Nguyễn Sinh Nhật Tân, Thứ trưởng Bộ Công Thương, mua bán điện trực tiếp là cơ chế mới nên dự kiến sẽ có những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện. Vì thế, Bộ Công thương sẽ chủ động dự báo tình hình, đề ra giải pháp tháo gỡ.
Chiếc smartphone đình đám của Samsung giảm khủng 12 triệu đồng, sở hữu hiệu năng không kém cạnh iPhone 14
6 giờ trước
Galaxy Z Flip5 đang được đại xả kho với giá bán hấp dẫn để dọn đường cho Galaxy Z Flip6.
Xuất khẩu “nữ hoàng trái cây” mang về 1,5 tỷ USD
5 giờ trước
Nửa đầu năm, sầu riêng được coi là “nữ hoàng trái cây” với giá trị xuất khẩu lớn nhất, chiếm 40% tổng kim ngạch, tương đương 1,5 tỷ USD.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Dầu thô Brent

BRENT CRUDE

2.210.481 VNĐ / thùng

86.97 USD / bbl

-0.52 %

- -0.46

Dầu thô WTI

WTI CRUDE OIL

2.120.761 VNĐ / thùng

83.44 USD / bbl

-0.52 %

- -0.44

Khí tự nhiên US

NATURAL GAS US

1.604.643 VNĐ / m3

2.33 USD / mmbtu

-1.67 %

- -0.04

Than đá

COAL

3.450.303 VNĐ / tấn

135.75 USD / mt

-0.55 %

- -0.75

» Xem tất cả giá Năng lượng

Tin cùng chuyên mục

Lần sau vào cửa hàng mua điện thoại mà nhân viên cứ khen thứ này thì tốt nhất đừng nghe
16 giờ trước
Đôi khi, thông số kỹ thuật mà nhà sản xuất tuyên bố chỉ mang đậm tính quảng cáo và không thật.
Giá xăng dầu hôm nay 6/7: Đột ngột giảm sau chuỗi tăng dài
17 giờ trước
Giá xăng dầu hôm nay 6/7 trên thế giới đã bất ngờ giảm sau chuỗi ngày liên tục tăng giá trong suốt tuần này.
Phải dùng 200.000 kWh/tháng mới được mua điện bằng đường dây trực tiếp, không qua EVN
1 ngày trước
"Những khách hàng sử dụng điện lớn có mức sản lượng tiêu thụ bình quân từ 200.000 kWh/tháng sẽ được mua điện "trực tiếp" từ các nhà sản xuất năng lượng tái tạo", ông Phạm Quang Huy - Phó Cục trưởng Cục Điều tiết điện lực (Bộ Công Thương) cho hay.
Trung Quốc lại sở hữu thêm một ‘siêu nhà máy’ lớn nhất thế giới: Có khả năng cung cấp điện cho 12.000 hộ dân trong một ngày, sử dụng loại nguyên liệu ‘vàng’ giá rẻ
1 ngày trước
Dự án lưu trữ năng lượng pin lớn nhất thế giới đã đi vào hoạt động ở Trung Quốc với quy mô đứng đầu thế giới.