Một trong những công việc quan trọng nhất trong mục tiêu phát triển ngành công nghệ của Trung Quốc đang diễn ra tại một khu vực trước đây từng là một nhà máy xi măng nằm ở khu vực trung tâm của Trung Quốc, cách rất xa thung lũng Silicon Trung Quốc bao gồm Bắc Kinh và Thâm Quyến. Một máy trộn xi măng giờ vẫn còn đang nắm bất động giữa sân vườn.
Bên trong nhà máy, Hou Xiamend điều hành công ty trí tuệ nhân tạo. Khoảng hơn 24 người ngồi tập trung nhìn vào những hình ảnh và video lướt qua trên màn hình và gọi tên tất cả những gì họ nhìn thấy. Đó là chiếc ô tô, đó là đèn giao thông, đó là bánh mì, đó là sữa, đó là socola. Các hình ảnh lướt qua giống như khi người ta đang đi bộ.
Kỹ sư Hou năm nay 24 tuổi, anh cho biết anh từng tin rằng máy móc như thiên tài, thế nhưng nay anh đã biết lý do đằng sau tài năng của chúng.
Trung Quốc bao nhiêu lâu nay vẫn được biết đến là công xưởng của thế giới, nơi thế hệ những người công nhân được trả lương thấp đang lắp đặt nên nền móng của tương lai. Nếu Trung Quốc được ví như Saudi Arabia của dữ liệu, các doanh nghiệp mới của Trung Quốc có thể coi như những nhà máy lọc dầu, biến số liệu thô thành nhiên liệu giúp tiếp thêm sức mạnh cho tham vọng trí tuệ nhân tạo của Trung Quốc, theo nội dung của bài báo mới được New York Times đăng tải.
Người ta thường tin rằng Trung Quốc và Mỹ đang cạnh tranh nhau để giành sự vượt trội về trí tuệ nhân tạo và rằng Trung Quốc có những lợi thế nhất định. Chính phủ Trung Quốc trợ cấp mạnh mẽ cho các công ty trí tuệ nhân tạo, kể cả về mặt tài chính cũng như chính trị. Trong tuyên bố chính sách quan trọng công bố vào tháng trước, Trung Quốc tuyên bố nước này muốn trở nên đứng đầu thế giới về trí tuệ nhân tạo trước năm 2030.
Cũng theo quan điểm đó, chính phủ và doanh nghiệp Trung Quốc hưởng lợi vô cùng nhiều từ nguồn dữ liệu khủng khiếp bởi luật bảo vệ quyền riêng tư cũng như sự thực thi nó vô cùng lỏng lẻo. Hơn cả Facebook, Google và Amazon, các công ty Internet Trung Quốc thu thập được nhiều dữ liệu hơn bởi người Trung Quốc sử dụng điện thoại di động cho vô cùng nhiều hoạt động trong cuộc sống của họ, từ đi mua sắm điện thoại di động, trả tiền ăn uống hay mua vé xem phim.
Dù các cỗ máy trí tuệ nhân tạo học rất nhanh và giải quyết được nhiều vấn đề tính toán phức tạp, khả năng nhận thức của máy móc thậm chí còn kém hơn một đứa trẻ 5 tuổi. Trẻ con có thể phân biệt được chó lông xù anh hay chó Great Dane to lớn đều là chó. Trẻ em có thể biết một chiếc xe ô tô bán tải khác với mẫu xe Beetle của Volkswagen khác nhau thế nào dù chúng đều gọi là ô tô.
Trí tuệ nhân tạo cần phải được dạy dỗ. Nó cần phải tiếp thụ được lượng lớn hình ảnh và video trước khi chúng có khả năng phân biệt được rằng mèo trắng hay mèo đen đều là mèo. Chính chức năng này mang đến việc làm cho những xưởng dữ liệu và người lao động làm việc trong đó.
Đối tượng nhận diện giúp cho AInnovation, một công ty trí tuệ nhân tạo trụ sở tại Bắc Kinh, sửa chữa hệ thống thanh toán tự động cho một chuỗi cửa hàng bánh ngọt Trung Quốc. Người dùng sẽ có thể đặt bánh dưới máy quét và trả tiền mà không cần sự hỗ trợ của nhân viên. Thế nhưng trước đây trong khoảng 30% số lần quét, hệ thống không phân biệt được bánh donut khác với bánh bao nhân thịt lợn bởi hệ thống đèn sáng và hoạt động của con người khiến cho ảnh khó nhận diện hơn. Khi kết hợp với hệ thống ảnh từ bên trong của nhà hàng, cuối cùng máy cho ra kết quả chính xác đến 99%.
Khối lượng công việc nhiều khi lớn đến nỗi mà anh Liang cần nhận diện khoảng 20.000 bức ảnh trong siêu thị trong 3 ngày. Những người được tuyển dụng đã hoàn thành được việc đó trong thời gian cần thiết, chi phí mà công ty bỏ ra chỉ vài nghìn USD.
Các công xưởng dữ liệu kiểu như thế này đang phát triển tại khắp các vùng quê của Trung Quốc, nơi chi phí lao động rẻ, chi phí thuê văn phòng thấp. Phần lớn những người lao động vào làm tại đây là người từng làm việc trong các dây chuyền sản xuất cũng như công trường xây dựng tại các thành phố lớn. Thế nhưng sau này, công việc không còn thuận lợi nữa khi mức lương thấp và nhiều người Trung Quốc muốn làm việc gần quê nhà.