Trung Quốc đang thực hiện 1 sự thay đổi lớn trong cách điều hành lãi suất, tỷ giá và đây là những điều bạn cần biết

07/08/2018 08:54
Đối với những người đã quá quen với hệ thống điều hành chính sách tiền tệ của phương Tây, chắc hẳn cách điều hành của Trung Quốc sẽ khiến họ cảm thấy lạ lẫm.

Lâu nay, các nhà đầu tư trên toàn thế giới vẫn theo dõi chặt chẽ mọi động thái của Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) để tìm kiếm thông tin sẽ dẫn dắt thị trường toàn cầu. Đơn giản bởi vì các quyết định của NHTW Mỹ ảnh hưởng đến rất nhiều loại tài sản.

Tuy nhiên, thị trường cũng ngày càng chú ý đến chính sách của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới là Trung Quốc, cố gắng phân tích các quyết định của NHTW Trung Quốc (PBOC) để hiểu rõ dòng vốn khổng lồ tại đây sẽ phản ứng như thế nào.

Đối với những người đã quá quen với hệ thống điều hành chính sách tiền tệ của phương Tây, chắc hẳn cách điều hành của Trung Quốc sẽ khiến họ cảm thấy lạ lẫm.

Để tìm hiểu dòng tiền đang được điều hướng như thế nào trong nền kinh tế Mỹ, các nhà đầu tư sẽ nhìn vào những thay đổi mà Fed áp dụng với mức mục tiêu cho "lãi suất liên bang" – lãi suất mà các ngân hàng trên toàn nước Mỹ sẽ áp dụng đối với những khoản vay qua đêm dành cho các ngân hàng khác. Đây là lãi suất cơ bản ảnh hưởng đến chi phí đi vay, giá các loại tài sản và tỷ giá ở trong nền kinh tế Mỹ.

Trung Quốc không có 1 lãi suất đơn lẻ như vậy, do đó các tín hiệu không rõ ràng bằng. Thay vào đó, PBOC sử dụng một bộ công cụ để kiểm soát lãi suất và lượng tiền trong nền kinh tế. Không chỉ có vậy, các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc thường xuyên bổ sung các công cụ mới hoặc loại bỏ công cụ cũ trong quá trình hiện đại hóa hệ thống tài chính quốc gia để phù hợp hơn với các nước phát triển. Vì thế, đôi lúc nhà đầu tư sẽ cảm thấy khá bối rối khi nhìn vào các dấu hiệu này để hiểu Trung Quốc muốn gì.

NHTW của Trung Quốc hoạt động như thế nào?

NHTW Trung Quốc có tên gọi là People’s Bank of China, hay viết tắt là PBOC. Giống như NHTW của các nước phát triển, PBOC có 2 nhiệm vụ chính là duy trì giá cả ổn định và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thông qua điều chỉnh chính sách tiền tệ.

Chính sách tiền tệ là công cụ để các NHTW quản lý lãi suất và nguồn cung tiền trong nền kinh tế. Các chính sách này được điều chỉnh theo thực trạng của nền kinh tế. Ví dụ, khi các NHTW muốn thúc đẩy tăng trưởng trong thời kỳ kinh tế suy giảm, họ cắt giảm lãi suất. Làm như vậy sẽ khiến chi phí đi vay giảm xuống, từ đó khuyến khích các doanh nghiệp và cá nhân đi vay nhiều hơn để đầu tư cũng như mua sắm, giúp kích thích tăng trưởng.

Trung Quốc quản lý chính sách tiền tệ như thế nào?

Website của PBOC liệt kê 7 công cụ mà nó sử dụng để điều chỉnh chính sách tiền tệ, bao gồm:

• Nghiệp vụ thị trường mở, OMO

Ở Trung Quốc, nghiệp vụ thị trường mở chủ yếu được thực hiện qua 2 kênh là hợp đồng mua lại và hợp đồng mua lại đảo ngược (repo). Hợp đồng mua lại (repurchase) đồng nghĩa PBOC loại bớt thanh khoản khỏi hệ thống bằng cách bán trái phiếu ngắn hạn cho một số ngân hàng thương mại. Còn trong nghiệp vụ repo, PBOC đảo ngược các hợp đồng mua lại bằng cách mua chúng và tăng lượng tiền mặt nắm giữ.

Các nghiệp vụ này cho phép PBOC kiểm soát cung tiền và lãi suất trong ngắn hạn. Những tài sản thường được cung cấp theo kỳ hạn từ 7 đến 28 ngày.

• Tỷ lệ dự trữ bắt buộc, RRR

Tỷ lệ dự trữ bắt buộc là tỷ lệ số tiền mà các ngân hàng cần phải "có trong két" so với tổng lượng tiền gửi. Khi PBOC hạ RRR, nguồn cung tiền mà các ngân hàng có thể cho các doanh nghiệp và cá nhân vay sẽ tăng lên. Ngược lại, khi các ngân hàng bị yêu cầu phải tăng lượng tiền dự trữ sẽ dẫn đến kết quả trái ngược.

• Lãi suất cơ bản

PBOC kiểm soát lãi suất cho vay 1 năm và lãi suất huy động kỳ hạn 1 năm, những lãi suất ảnh hưởng đến chi phí đi vay của mọi thành phần trong nền kinh tế, từ các ngân hàng cho đến doanh nghiệp và cá nhân.

Lần gần đây nhất PBOC điều chỉnh lãi suất cơ bản là tháng 10/2015. Hiện tại PBOC vẫn cho phép các ngân hàng thương mại một khoảng không để họ quyết định sẽ áp dụng mức lãi suất thấp hơn hoặc cao hơn một chút so với lãi suất cơ bản.

• Tái chiết khấu

PBOC cho phép các ngân hàng lựa chọn "tái chiết khấu" những khoản vay mà họ cung cấp cho khách hàng. NHTW có thể mua lại những khoản vay hiện có từ các ngân hàng thương mại, qua đó tăng thêm một chút thanh khoản.

Ví dụ, khách hàng nhận khoản vay 10.000 USD từ 1 ngân hàng, với cam kết sẽ hoàn trả 12.500 USD. Thỏa thuận vay này có thể được ngân hàng mua lại với giá 10.000 USD, thấp hơn con số 12.500 USD mà cuối cùng nó sẽ nhận được. Sau đó ngân hàng bán lại thỏa thuận vay cho PBOC với giá 11.000 USD – tức giảm giá thêm 1 lần nữa so với giá trị trên sổ sách của khoản vay đó.

PBOC thu 1 khoản lãi suất trên số vốn mà nó cho ngân hàng vay, do đó ảnh hưởng đến các chi phí đi vay khác của toàn bộ hệ thống.

• Công cụ cho vay ngắn hạn, Standing Lending Facility (SLF)

Đây là 1 công cụ tương tự như "cửa sổ tái chiết khấu" của Fed, trong đó PBOC sẽ cho các ngân hàng thương mại vay. Bắt đầu được áp dụng từ năm 2013, các khoản vay này có kỳ hạn từ 1 đến 3 tháng – dài hơn các khoản vay trên thị trường mở.

Để nhận được tiền qua chương trình này, các ngân hàng cần phải dùng tài sản có mức xếp hạng tín dụng cao làm tài sản thế chấp, do đó công cụ này thường chỉ phù hợp với các ngân hàng lớn.

• Công cụ cho vay trung hạn, MLF

Các ngân hàng Trung Quốc có thể nhận những khoản vay có kỳ hạn dài hơn từ PBOC – thường là từ 3 tháng đến 1 năm. Kênh này được giới thiệu từ năm 2014, cho phép PBOC bơm thanh khoản vào hệ thống ngân hàng và tác động đến lãi suất.

Giống như SLF, các ngân hàng cũng phải có tài sản đảm bảo để nhận được khoản vay. Tuy nhiên, MLF khác SLF ở chỗ chấp nhận các tài sản đảm bảo đa dạng hơn, bao gồm cả trái phiếu chính phủ, trái phiếu do các chính quyền địa phương phát hành và những khoản vay được xếp hạng cao của các doanh nghiệp nhỏ.

• Khoản vay bổ sung, Pledged supplementary lending, PSL

Là một trong những công cụ chính sách tiền tệ mới nhất của Trung Quốc, PSL được sử dụng để tác động đến lãi suất và cung tiền trong trung hạn. Nguồn vốn được bơm vào một số ngân hàng được lựa chọn để họ có thể cấp vốn cho những lĩnh vực ưu tiên như nông nghiệp, doanh nghiệp nhỏ và tái thiết các thành phố nghèo. Có 3 "ngân hàng chính sách" thường được bơm vốn bao gồm Ngân hàng phát triển Trung Quốc, Ngân hàng phát triển nông nghiệp Trung Quốc và Ngân hàng xuất nhập khẩu Trung Quốc.

Chính sách tiền tệ của Trung Quốc đã tiến hóa như thế nào?

Trong quá khứ, PBOC chủ yếu tập trung vào quản lý lượng tiền trong nền kinh tế và áp dụng quota đối với lượng vốn các ngân hàng được phép giải ngân. Tuy nhiên, Trung Quốc đã thực hiện 1 sự thay đổi lớn trong năm 2018, khi mà PBOC ngừng đặt ra các mục tiêu cụ thể. Thay vào đó, nước này đang cố gắng thiết lập 1 cơ chế tỷ giá giống với cơ chế mà Fed và NHTW châu Âu ECB đang áp dụng.

Theo các chuyên gia phân tích, có khả năng PBOC sẽ thiết lập "hành lang lãi suất" với mức trần và sàn được quyết định bởi PBOC, cho phép lãi suất trên thị trường biến động trong 1 biên độ nhất định. Tuy nhiên Trung Quốc vẫn đang trong quá trình xây dựng cơ chế.

PBOC còn làm những gì?

Một trong những trách nhiệm chính của PBOC là duy trì sự ổn định của nhân dân tệ. Ngoài chuyện quản lý cung tiền và lãi suất, PBOC cũng tác động đến diễn biến của tỷ giá nhân dân tệ so với một rổ tiền tệ bao gồm USD, euro, yên Nhật và won Hàn Quốc. Công cụ để PBOC thực hiện điều này là quản lý các tài sản ngoại tệ của đất nước, thông qua hoạt động mua vào và bán ra để giữ tỷ giá ổn định trong phạm vi mà họ muốn hướng tới.

Tin mới

Sau thời gian 'chạy ầm ầm' ở Việt Nam, một mẫu xe VinFast đã bàn giao tại Mỹ: Rất hợp bản địa!
55 phút trước
VinFast vừa chính thức bàn giao lô đầu tiên của mẫu xe điện VF 9 tại Mỹ.
Hai tháng nữa là Tết, Vespa 946 bản Rồng 'hết thời' hét giá, từng đắt ngang xe sang nay có nơi rao dưới 500 triệu
56 phút trước
Từng một thời có giá bị thổi lên tới 700-800 triệu, cao hơn hẳn mức chính hãng 455 triệu, nay Vespa 946 Dragon nhập khẩu không chính hãng được rao bán với giá tầm 400-600 triệu đồng.
Xe ô tô Trung Quốc nhập vào Việt Nam tăng gấp đôi
32 phút trước
Chỉ trong thời gian ngắn, hàng loạt thương hiệu ô tô Trung Quốc từ xe xăng cho đến hybrid và xe thuần điện tràn vào Việt Nam.
Ngành hàng tỷ đô Việt Nam lọt top đầu thế giới, hơn 100 quốc gia từ Á sang Âu đều mê thích
11 phút trước
Mỹ, EU, Trung Đông và các nước CPTPP là 4 thị trường tiêu thụ nhiều nhất mặt hàng này của Việt Nam.
Nhộn nhịp khuyến mãi cuối năm
58 phút trước
Mùa cao điểm mua sắm cuối năm đã bắt đầu khi người tiêu dùng chi tiêu mạnh tay hơn nhằm chuẩn bị cho các dịp lễ, Tết sắp tới

Tin cùng chuyên mục

Xe Trung Quốc ở Việt Nam lúc này: Dè dặt xe điện, chuyển hướng bán hybrid, xe xăng
18 giờ trước
Trước hàng loạt thách thức ở thị trường Việt Nam, xe điện Trung Quốc dường như đã không bùng nổ như kỳ vọng, thậm chí có xu hướng "dè dặt" hơn trong việc ra mắt. Thay vào đó, các hãng lại tỏ ra ưu ái xe đốt trong hơn khi đã và sắp ra những mẫu mới sử dụng động cơ xăng hoặc hybrid.
Giá USD hôm nay 23/11: Tăng không ngừng, tỷ giá "chợ đen" đảo chiều giảm
18 giờ trước
Giá USD hôm nay 23/11 trên thế giới tăng không ngừng, có thời điểm chạm mức 108. Trong nước, giá USD ngân hàng bán ra cộng thêm 5 đồng, trong khi tỷ giá "chợ đen" diễn biến lạ.
Bán 60.000 iPhone thu 2.000 tỷ đồng trong hơn 1 tháng, điều gì giúp TopZone 'on top' thị trường?
21 giờ trước
TopZone tiếp tục khẳng định vị thế nhà bán lẻ ủy quyền cao cấp nhất của Apple với doanh thu chuỗi chương trình mở bán iPhone 16 nhanh chóng đạt 2.000 tỷ đồng, phản ánh hiệu quả của chiến lược chú trọng vào trải nghiệm khách hàng của thương hiệu.
Doanh số tại Việt Nam tăng mạnh, Yamaha kiếm được bao nhiêu tiền?
1 ngày trước
Trong Quý III/2024, Việt Nam là thị trường có tăng trưởng doanh số cao thứ 2 trên toàn thế giới của Yamaha.