Trung Quốc đang trong đợt chuyển giao tài sản lớn chưa từng có, con gái “kế vị” ngày càng phổ biến

07/06/2021 09:01
Các công ty tư nhân chỉ xuất hiện ở Trung Quốc sau cải cách năm 1978 khiến những năm gần đây trở thành thời điểm bùng nổ cho quá trình chuyển giao thế hệ lãnh đạo trong các doanh nghiệp gia đình nước này.
Trung Quốc đang trong đợt chuyển giao tài sản lớn chưa từng có, con gái “kế vị” ngày càng phổ biến - Ảnh 1.

Với 90% là các doanh nghiệp tư nhân, nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới với hơn 1,4 tỷ dân đang bước vào giai đoạn chuyển giao thế hệ lãnh đạo và tài sản lớn chưa từng có. Chính sách của Trung Quốc chỉ cho phép các doanh nghiệp tư nhân đi vào hoạt động từ những năm 1980. Trải qua hơn 40 năm, phần lớn các lãnh đạo đời đầu đều đã đến tuổi nghỉ hưu.

Không giống như phương Tây, đại đa phần người phương Đông muốn để dành tài sản mà họ đã tích cóp suốt cả cuộc đời cho con cái. Trung Quốc không phải ngoại lệ. Các doanh nghiệp gia đình gần như chắc chắn sẽ được chuyển giao cho thế hệ tiếp theo trong gia đình. Đi cùng với chính sách 1 con, Trung Quốc cũng có nhiều hơn những chủ doanh nghiệp nữ, những người được thừa kế gia sản từ gia đình.

Trung Quốc đang trong đợt chuyển giao tài sản lớn chưa từng có, con gái “kế vị” ngày càng phổ biến - Ảnh 2.

Trung Quốc từng trải qua một thời kỳ dài "trọng nam khinh nữ". Tuy nhiên, những thay đổi từ mặt chính sách và bình đẳng giới ngày càng được nâng cao giúp hàng ngũ các nữ chủ doanh nghiệp (từ việc kế vị) của Trung Quốc ngày càng đông đảo. Theo Viện nghiên cứu Hurun, Trung Quốc hiện có 85 nữ tỷ phú. 5 nữ tỷ phú giàu nhất sở hữu tổng tài sản vượt 100 tỷ USD, bao gồm cả tỷ phú tự thân và được thừa kế.

Theo các chuyên gia, các gia đình giàu có ở Trung Quốc đang ngày càng cởi mở với việc giao sản nghiệp cho con gái, nhất là khi họ có thể chẳng có con trai để nối nghiệp. Ở chiều ngược lại, phụ nữ ngày này cũng có cơ hội được học hành không thua kém gì nam giới nên họ đủ năng lực để cáng đáng công việc kinh doanh của gia đình như nam giới.

Với những người con trai kế nghiệp, mô hình kinh doanh của gia đình thường được mở rộng hơn ra các lĩnh vực khác. Trong khi đó, con gái thường có xu hướng tiếp tục phát triển những di sản dựa trên hoạt động kinh doanh truyền thống của gia đình. Ngoài ra, một bộ phận gia đình cũng sẵn sàng bán đi doanh nghiệp để con cái họ được theo đuổi đam mê.

Trung Quốc đang trong đợt chuyển giao tài sản lớn chưa từng có, con gái “kế vị” ngày càng phổ biến - Ảnh 3.

Liu Chang sinh tháng 4/1980. Cô là con gái duy nhất của tỷ phú Liu Yonghao, người sáng lập tập đoàn kinh doanh nông nghiệp danh tiếng New Hope Liuhe Co. của Trung Quốc. Theo Forbes, tính tới năm 2021, gia đình ông Liu đang sở hữu khối tài sản trị giá 9,5 tỷ USD.

Trước khi trao quyền lực cho cô con gái 26 tuổi vài năm trước, gia đình ông Liu đã có một quá trình chuẩn bị công phu để Liu Chang có thể tiếp quản cương vị lãnh đạo. Suốt 10 năm cắp sách tới trường, cô phải mang họ mẹ để tránh những sự soi mói không cần thiết. Sau khi được đưa sang Mỹ du học, Liu Chang tiếp tục trở về và học thêm các bằng ở Bắc Kinh.

Trở về làm việc cho ông ty, Liu Chang được bố điều chuyển tới các bộ phận chủ chốt của công ty để cô có thể nắm vững hoạt động kinh doanh của gia đình. Quá trình này kéo dài suốt 12 năm, giúp chắc chắn rằng Liu Chang có thể chèo lái được đế chế kinh doanh tỷ đô mà người cha để lại.

Trung Quốc đang trong đợt chuyển giao tài sản lớn chưa từng có, con gái “kế vị” ngày càng phổ biến - Ảnh 4.

Liu Chang và cha, tỷ phú Liu Yonghao, người sáng lập tập đoàn kinh doanh nông nghiệp New Hope Liuhe Co.

Tuy nhiên, với một thế hệ F2 được đào tạo bài bản, trong đó rất nhiều người được học ở phương Tây, họ không muốn kế nghiệp mà muốn phát triển sự nghiệp của bản thân. Liu Qing (còn được gọi là Jane Liu) là một ví dụ. Cô là con gái của Liu Chuanzhi, nhà sáng lập Lenovo - một trong những nhà sản xuất máy tính cá nhân lớn nhất thế giới.

Liu Qing đã không chọn cách kế nghiệp cha mình mà đầu quân cho Goldman Sachs vào năm 2002 sau khi lấy bằng thạc sĩ khoa học máy tính tại Đại học Harvard. Cô đã tham gia sáng lập startup Didi Chuxing vào năm 2014 với tư cách là giám đốc điều hành. Năm 2015, cô trở thành chủ tịch của Didi Chuxing.

Ở thời điểm hiện tại, Didi Chuxing là một trong những startup lớn nhất Trung Quốc với mức định giá vào khoảng 50 - 100 tỷ USD. Chưa thể xác định được tài sản của Liu Qing nhưng rõ ràng cô đã vượt ra rất xa khỏi bóng của người cha thành đạt Liu Chuanzhi. Lenovo hiện đang nằm dưới sự điều hành của Dương Nguyên Khánh, một người được ông Liu Chuanzhi lựa chọn trao quyền lãnh đạo công ty.

Dẫu vậy, cũng có những doanh nghiệp gia đình có nhiều hơn một người con để trao quyền lãnh đạo di sản. Trong trường hợp này, Giáo sư Roger King, chuyên gia về công ty gia đình ở châu Á của Đại học Khoa học và Công nghệ Hồng Kông, cho biết nhà sáng lập cần lựa chọn sáng suốt để đảm bảo duy trì tầm nhìn của mình cũng như đánh giá đúng năng lực của người kế thừa. Ngoài ra, việc phân chia trách nhiệm giữa các con được coi là tối quan trọng để đảm bảo không phát sinh bất hòa, thậm chí là mâu thuẫn.

"Chủ doanh nghiệp thường mong người kế nghiệp sẽ gìn giữ gia sản, gìn giữ sự hài hòa và bảo tồn di sản và giá trị tồn tại suốt những năm qua. Mỗi gia đình đều có những truyền thống riêng và nhà sáng lập nào cũng muốn những giá trị tốt đẹp đó được lưu truyền", Giáo sư King nhấn mạnh.

Tin mới

iPhone của bạn sắp thành "đồ cổ"? Đây là điều bạn cần biết!
2 giờ trước
Mọi sản phẩm công nghệ đều có giới hạn vòng đời. Apple cam kết hỗ trợ các thiết bị của mình ít nhất 5 năm sau khi ngừng bán, nhưng sau mốc thời gian này, chúng có thể bị phân loại là “hàng cũ”.
"Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với điều hoà là đẩy lùi sinh hoạt 40-50 năm"
26 phút trước
Nhiều đại biểu Quốc hội đã đề xuất loại điều hoà nhiệt độ khỏi danh mục mặt hàng chịu thuế trong dự án Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
Cuộc chạy đua robot của các 'ông lớn' công nghệ ngày càng nóng, tỷ phú Phạm Nhật Vượng cũng vừa nhanh chóng tham gia
13 phút trước
Thị trường này được dự báo sẽ đạt 38 tỷ USD vào năm 2035, với gần 1,4 triệu lô hàng.
FWD Việt Nam: Điểm sáng trong bảng xếp hạng môi trường làm việc 2024
38 phút trước
Công ty Bảo hiểm Nhân thọ FWD tiếp tục được vinh danh trong bảng xếp hạng Top 100 Nơi Làm Việc Tốt Nhất Việt Nam 2024, khẳng định vị thế hàng đầu trong thị trường lao động.
Doanh số tại Việt Nam tăng mạnh, Yamaha kiếm được bao nhiêu tiền?
30 phút trước
Trong Quý III/2024, Việt Nam là thị trường có tăng trưởng doanh số cao thứ 2 trên toàn thế giới của Yamaha.

Tin cùng chuyên mục

Trung Quốc vừa 'mở khóa' kho báu siêu khủng chứa hơn 1.000 tấn vàng, nguy cơ làm rung chuyển thị trường vàng thế giới
13 giờ trước
Mỏ vàng vừa phát hiện tại Trung Quốc ước tính chứa hơn 1.000 tấn vàng, trị giá 83 tỉ USD.
Hàng trăm nghìn tấn báu vật từ Canada đổ bộ Việt Nam với giá rẻ bất ngờ: Chi hàng tỷ USD nhập khẩu, nước ta tiêu thụ 10,4 triệu tấn mỗi năm
1 ngày trước
Nhập khẩu mặt hàng này từ Canada đã tăng mạnh 128% trong 9 tháng đầu năm.
Chỉ mất 3 năm để làm được điều Elon Musk cố gắng suốt 12 năm mới đạt được, Xiaomi làm rung chuyển ngành ô tô toàn thế giới
2 ngày trước
Xe điện của Xiaomi đang khiến cả thế giới ô tô phải bàn tán.
Giá cà phê đã có nhịp điều chỉnh giảm
2 ngày trước
Sau khi tăng vọt vào đầu tuần trước, giá cà phê đã có nhịp điều chỉnh giảm trong phiên giao dịch đầu tuần.