Trung Quốc đặt dấu chấm hết cho tương lai của Bitcoin?

Khác với những lần trấn áp tiền mã hóa trước, nỗ lực lần này của Trung Quốc có thể để lại ảnh hưởng lâu dài.

Khác với những lần trấn áp tiền mã hóa trước, nỗ lực lần này của Trung Quốc có thể để lại ảnh hưởng lâu dài.

 

Những người giao dịch và đào tiền mã hóa lâu năm đã quá hiểu những làn sóng trấn áp của chính phủ Trung Quốc. Sau mỗi lần, họ đều tin rằng mọi thứ sẽ trở về bình thường.

Tuy vậy, chiến dịch trấn áp tiền mã hóa lần này của chính quyền Trung Quốc có thể để lại những ảnh hưởng sâu rộng và lâu dài hơn bao giờ hết đến thị trường tiền mã hóa. Đó là nhận định của David Morris, người đứng đầu mảng phân tích của CoinDesk.

Trung Quốc đặt dấu chấm hết cho tương lai của Bitcoin?
Tứ Xuyên, phòng tuyến cuối cùng của thợ đào, bị càn quét vào ngày 18/6. Ảnh: AP news.

Tấn công vào hoạt động khai thác chỉ là khởi đầu

Các động thái gần đây là bằng chứng cho mức độ quyết liệt trong công cuộc truy quét tiền mã hóa của Trung Quốc. Bằng những quy định mạnh tay, các mỏ đào Bitcoin gần như sẽ phải rời hết khỏi nước này.

Sáng 22/6, một công ty hậu cần xác nhận với CNBC rằng họ đang vận chuyển 3 tấn máy khai thác Bitcoin đến Maryland, Mỹ. Đây là một công ty có trụ sở tại Quảng Châu, chuyên cung cấp dịch vụ vận chuyển quốc tế và giao hàng tận nơi.

Chính quyền các khu vực Tân Cương, Nội Mông và tỉnh Thanh Hải đã tuyên bố kế hoạch đóng cửa hầu hết mỏ đào Bitcoin. Các quy định mới trong luật cũng đang được đưa ra để ngăn chặn các mỏ khai thác mới mọc lên. Nhiều bang tại Mỹ như Texas, Maryland có thể là điểm đến tiếp theo của các thợ đào Bitcoin.

Trung Quốc đặt dấu chấm hết cho tương lai của Bitcoin?
Người dân Trung Quốc có thể bị cấm mua tiền ảo bằng nhân dân tệ. Ảnh: Getty.

Ngoài khai thác, Trung Quốc cũng muốn hạn chế giao dịch tiền ảo hết mức có thể. Vào ngày 21/6, cuộc họp diễn ra giữa giới chức ngành tài chính và các ngân hàng cùng công ty tài chính công nghệ hàng đầu, quy định về việc cấm liên quan đến hoạt động trao đổi tiền mã hóa. Sau cuộc họp, ngân hàng trung ương Trung Quốc ra chủ trương cho các ngân hàng quyết liệt hơn nữa trong nỗ lực quét sạch Bitcoin.

Cùng ngày, Ngân hàng Nông nghiệp Trung Quốc hưởng ứng chủ trương đề ra, tuyên bố sẽ khóa tài khoản ngay lập tức nếu phát hiện giao dịch liên quan tới tiền ảo.

Tạo ra ảnh hưởng lâu dài

Điểm đáng chú ý là những nỗ lực trên ảnh hưởng tới từng cá nhân nhiều hơn tổ chức, vì hướng tới các hoạt động ở quy mô nhỏ lẻ. Ví dụ tiêu biểu là việc sàn giao dịch tiền ảo nổi tiếng BTCC ngừng hoạt động tại Trung Quốc.

Với sự ra đi của những sàn giao dịch lớn trong nước, dòng chảy tiền mã hóa ở Trung Quốc chuyển hướng sang các sàn giao dịch (OTC) nước ngoài như Huobi và OKEx. Thông qua đây, công dân Trung Quốc có thể mua USDT hoặc Bitcoin bằng nhân dân tệ và bắt đầu tham gia các sàn giao dịch chỉ dùng tiền mã hóa như Binance.

Trong tuyên bố của Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) hôm 21/6, lần đầu tiên OTC được đề cập. Theo Wolfie Zhao của The Block, PBOC gợi ý chấm dứt đặc quyền của các tổ chức ngân hàng này.

Trung Quốc đặt dấu chấm hết cho tương lai của Bitcoin?
Bitcoin trở thành chủ đề cấm trên mạng xã hội tại Trung Quốc. Ảnh: Bloomberg.

Mặc dù việc sở hữu tiền mã hóa vẫn chưa bị cấm ở Trung Quốc, các rủi ro mà cá nhân phải đối mặt gia tăng khi hoạt động giao dịch bị xiết chặt, làm giảm mức độ quan tâm dành cho thị trường tiền mã hóa.

Hình phạt không chỉ dừng lại ở khóa tài khoản ngân hàng. Theo SCMP, công dân dính dáng tới hoạt động giao dịch tiền ảo có thể bị đưa vào "danh sách đen" trên hệ thống tín nhiệm xã hội, đồng nghĩa với việc bị hạn chế tiếp cận mọi thứ, từ dịch vụ hàng không cho đến tốc độ mạng.

Thậm chí bàn luận về tiền mã hóa cũng sớm trở thành điều cấm kỵ. Nhiều báo cáo cho thấy các tài khoản tập trung vào tiền mã hóa bị gỡ khỏi mạng xã hội Weibo. Đây có thể được coi là một phần trong nỗ lực làm giảm mức độ quan tâm của các nhà đầu tư vì mạng xã hội là nơi tốt nhất để thu hút sự chú ý.

Điều này có thể khiến giá trị tiền mã hóa tiếp tục đi xuống trong thời gian tới. Theo báo cáo của Chainalysis vào năm 2020, hơn 30% giao dịch tiền mã hóa toàn cầu được thực hiện ở Đông Á, tập trung chủ yếu là ở Trung Quốc. Mất đi hàng chục phần trăm thị trường trên quy mô toàn cầu có thể ảnh hưởng xấu đến cả những dự án nhỏ nhất.

(Theo Zing)

Tin mới

Sẽ tăng mạnh nhập khẩu điện từ Lào
2 giờ trước
Bộ Công Thương sẽ tăng tối đa quy mô nhập khẩu điện từ Lào theo Hiệp định giữa hai Chính phủ
Giá vàng giảm mạnh, nhà đầu tư nên bán hay mua?
27 phút trước
Sau chỉ đạo khẩn của Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc về việc tăng cường kiểm tra, xử lý tình trạng đầu cơ, thao túng thị trường vàng, giá vàng trong nước giảm mạnh.
Một loại phụ phẩm nông nghiệp sắp được xuất sang Trung Quốc, Việt Nam sản xuất tới 5 triệu tấn mỗi năm
25 phút trước
Trong khi xuất khẩu gạo lên tới hàng triệu tấn mỗi năm thì phụ phẩm từ gạo – cám gạo mới bắt đầu được đẩy mạnh.
Điện thoại Samsung 5G giá rẻ nhất Việt Nam: Vừa lên kệ 1 tháng, thiết kế thời thượng, sức mạnh đáng giá
32 phút trước
Với việc cho ra mắt hàng loạt các dòng điện thoại 5G với mức giá cực rẻ, Samsung tiếp tục khẳng định vị thế trên thị trường smartphone.
Chuyên gia nêu nguyên nhân giá sầu riêng lao dốc
27 phút trước
Giá sầu riêng liên tục giảm sâu khiến người trồng lo lắng, nhất là vụ thu hoạch đang đến gần.

Tin cùng chuyên mục

Xe xăng gặp khó
16 giờ trước
Các hãng ô tô loay hoay giữa sức ép hàng tồn và sự trỗi dậy của xe điện VinFast
Ứng dụng GapoWork thắng lớn với giải Sao Khuê 2025
19 giờ trước
GapoWork không chỉ được trao Giải thưởng Sao Khuê 2025 mà còn đạt xếp hạng 5 Sao - mức đánh giá cao nhất, khẳng định đẳng cấp trên thị trường chuyển đổi số doanh nghiệp.
"Món hời" khi mua MacBook Air M4, iPad Air M3 tại Việt Nam
19 giờ trước
Dải sản phẩm mới của Apple như Macbook air hay iapd air đang được giảm giá tốt tại Việt Nam ngay khi lên kệ.
Liên tục bị số lạ nháy máy: Làm ngay điều này để tránh bị thu thập thông tin cá nhân, lừa đảo
20 giờ trước
Nhiều người liên tục gặp phải trường hợp số lạ gọi điện nháy máy chỉ 1-2 giây rồi tắt. Nếu gặp phải trường hợp này, người dùng cần làm gì?