Trung Quốc dừng nhập khẩu một loại nông sản quan trọng, Mỹ ngay lập tức tìm ra 'cứu tinh' mới: Từng nhập khẩu 80% từ Mỹ, sản lượng không theo kịp nhu cầu

15 giờ trước
Mỹ và Brazil đang cạnh tranh nhau tại thị trường tiềm năng này.

Nhật Bản đang xem xét tăng nhập khẩu ngô từ Mỹ như một phần của các đàm phán thuế quan , đồng thời có thể thay thế một phần cho nhà nhập khẩu Trung Quốc. Mỹ là nguồn nhập khẩu ngô lớn nhất của Nhật Bản, chiếm gần 80% vào năm 2024 và thường được dùng nhiều trong sản xuất thức ăn chăn nuôi.

Đây cũng là mặt hàng mà Mỹ xuất khẩu nhiều sang Trung Quốc, tuy nhiên gần đây Bắc Kinh đã hạn chế nhập khẩu ngô và đậu tương của Mỹ như một phần của những căng thẳng thuế quan đang diễn ra giữa 2 bên.

Bioethanol làm từ ngô và các loại cây trồng khác có thể được sử dụng làm nhiên liệu hàng không bền vững và trộn với xăng cho ô tô. Nhu cầu dự kiến sẽ tăng khi quá trình khử cacbon tiến triển. Chính phủ Nhật Bản đã đặt mục tiêu tăng tỷ lệ bioethanol pha vào xăng từ mức 3% hiện tại lên 10% vào năm tài chính 2030.

Hầu hết lượng bioethanol nhập khẩu của Nhật Bản đến từ Mỹ và Brazil, trong khi Washington tập trung vào xuất khẩu bioethanol từ ngô . Một báo cáo trước đây từ Văn phòng Đại diện Thương mại Mỹ đã kêu gọi Nhật Bản mở rộng việc sử dụng. Ngoài ra, chính phủ Nhật Bản cũng đang cân nhắc tăng cường nhập khẩu đậu tương đến từ Mỹ.

Tokyo tin rằng việc tăng cường nhập khẩu ngô và đậu tương sẽ là một chiến lược hiệu quả trong các cuộc đàm phán thuế quan . Tổng thư ký Đảng Dân chủ Tự do Hiroshi Moriyama đã ra tín hiệu chấp thuận ý tưởng này vào cuối tuần vừa qua.

"Thật không may, sản lượng của Nhật Bản không thể theo kịp nhu cầu . Sẽ không có vấn đề gì khi tăng nhập khẩu". Bioethanol cũng đã được thảo luận tại hội nghị thượng đỉnh Nhật Bản-Mỹ diễn ra vào tháng 2 vừa qua.

"Nhật Bản có lợi khi có các nguồn tài nguyên như bioethanol và amoniac, cũng như khí tự nhiên hoá lỏng (LNG) sẵn ổn định và với giá cả hợp lý", Thủ tướng Shigeru Ishiba phát biểu tại một cuộc họp báo chung. "Điều này cũng sẽ dẫn đến việc giảm thâm hụt thương mại Mỹ đối với Nhật Bản."

Năm 2025 được dự báo sẽ chứng kiến sự xáo trộn mạnh trong cơ cấu nguồn cung nông sản Mỹ, khi giá cả và chính sách thương mại trở thành yếu tố quyết định việc phân bổ đất đai giữa hai cây trồng chủ lực là ngô và đậu tương. Ngô và đậu tương là những cây trồng được sản xuất cùng thời điểm trong năm tại Mỹ và thường cạnh tranh diện tích trồng của nhau trong mùa vụ. Theo phân tích của S&P Global Commodity Insights, diện tích trồng ngô niên vụ 2025 tại Mỹ dự kiến tăng 3,2 triệu mẫu, đạt 93,5 triệu mẫu. Ngược lại, đậu tương tiếp tục "mất đất" khi diện tích ước tính giảm 4,3% (còn 83,3 triệu mẫu). Điều này phản ảnh kỳ vọng rằng nguồn cung ngô của Mỹ sẽ mở rộng hơn trong năm tới.

Tuy nhiên, sự mở rộng này cũng đặt ra thách thức về khả năng tiêu thụ. Nếu xuất khẩu ngô từ Mỹ sang Trung Quốc và Mexico gặp trở ngại, nguồn cung dư thừa có thể khiến giá ngô CBOT giảm mạnh.

Tin mới

Những chiếc xe mui trần của VinFast xuất hiện tại lễ diễu binh, diễu hành “50 năm có một” có gì đặc biệt?
11 giờ trước
Những chiếc xe này được các kỹ sư của VinFast làm việc trong hàng nghìn giờ đồng hồ để đảm bảo an ninh và an toàn tuyệt đối khi làm nhiệm vụ tại sự kiện trọng đại của đất nước.
Một ‘mỏ vàng’ của Việt Nam được Mỹ, Trung Quốc đua nhau săn lùng: Thu về hơn 400 triệu USD kể từ đầu năm, gần 2/3 thế giới đã ‘chốt đơn’
11 giờ trước
Trung Quốc và Mỹ lần lượt là 2 khách hàng lớn nhất của Việt Nam ở mặt hàng này.
Cuộc chiến giành bầu trời giữa Boeing 737 MAX và 'giấc mơ bay' của Trung Quốc: Việt Nam mua 250 chiếc
11 giờ trước
Đơn giá 2,6 nghìn tỷ mỗi chiếc nhưng Việt Nam đã đặt mua luôn 250 chiếc máy bay.
Rao một cặp BMW 325i giá từ 150 triệu đồng/chiếc, người bán chia sẻ: ‘Đi một năm không cần sửa’
13 giờ trước
Theo người bán, số lượng xe BMW 325i tại Việt Nam ở trong tình trạng "zin" như hai chiếc trong bài là khá hiếm, thậm chí đây là những chiếc đẹp nhất.
Loạt xe máy giảm sốc dịp lễ 30/4-1/5: Honda Vision, Yamaha PG-1, SH… bán dưới mức đề xuất, có chiếc chỉ 26 triệu đồng
14 giờ trước
Nhiều mẫu xe máy đang được đại lý bán ra kèm theo các chương trình khuyến mãi khủng, có mẫu giảm đậm gần 23 triệu đồng.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Cao su

RUBBER

36.896.424 VNĐ / tấn

168.60 JPY / kg

0.18 %

- 0.30

Đường

SUGAR

10.165.537 VNĐ / tấn

17.72 UScents / lb

2.53 %

- 0.46

Cacao

COCOA

236.314.252 VNĐ / tấn

9,081.50 USD / mt

3.31 %

- 310.50

Cà phê Arabica

COFFEE ARABICA

233.595.080 VNĐ / tấn

407.19 UScents / lb

0.33 %

+ 1.33

Gạo

RICE

15.232 VNĐ / tấn

12.87 USD / CWT

0.54 %

- 0.07

Đậu nành

SOYBEANS

9.982.914 VNĐ / tấn

1,044.10 UScents / bu

0.54 %

- 5.70

Bột đậu nành

SOYBEAN MEAL

8.466.022 VNĐ / tấn

295.15 USD / ust

1.12 %

- 3.35

» Xem tất cả giá Nông sản

Tin cùng chuyên mục

'Người Mỹ và Trung Quốc đặc biệt yêu thích dừa Việt Nam'
14 giờ trước
Ông Đặng Phúc Nguyên - Tổng Thư ký VINAFRUIT - cho biết: “Người Mỹ và Trung Quốc đặc biệt yêu thích dừa Việt Nam vì mùi thơm và vị ngọt đặc trưng. Xuất khẩu dừa có nhiều lợi thế như vận chuyển dễ, thời gian bảo quản dài. Trái dừa có thể chế biến thành nhiều sản phẩm khác".
Thêm một đối thủ của sầu riêng Việt Nam và Thái Lan gia nhập Trung Quốc: giá cao hơn 20%, sản lượng 36.000 tấn mỗi năm
1 ngày trước
Việc láng giềng Việt Nam chính thức được cấp phép xuất khẩu sầu riêng vào thị trường Trung Quốc sẽ khiến cuộc đua xuất khẩu diễn ra ngày càng khốc liệt.
Trung Quốc 'quay lưng' dừng nhập khẩu, Mỹ lập tức tìm thấy ‘cứu tinh’ cho mặt hàng then chốt, nhu cầu hơn 3 triệu tấn mỗi năm
1 ngày trước
Trung Quốc đã giảm nhập khẩu các sản phẩm nông nghiệp từ Mỹ, trong đó có đậu tương.
Lại ‘bom hàng’ tầm quốc tế: Trung Quốc hủy hơn chục nghìn tấn hàng của Mỹ, thuế xuất khẩu lên tới 172%
2 ngày trước
Trung Quốc là thị trường xuất khẩu mặt hàng này lớn thứ ba của Mỹ sau Mexico và Nhật Bản.