Biểu hiện sức mạnh của tổng thống Mỹ Donald Trump bị đe dọa, vị thế số 1 của ông chủ Nhà Trắng có thể bị lung lay nếu Trung Quốc rơi vào tình trạng trì trệ kéo dài. Tuy nhiên, vẫn có những điểm sáng khi thế giới phòng thủ.
Sau một chuỗi ngày tăng và liên tục lập các đỉnh lịch sử mới, thị trường chứng khoán (TTCK) Mỹ quay đầu giảm. Nền kinh tế Mỹ dưới thời ông Donald Trump đang bị đe bởi sự bất ổn và bất định tại Trung Quốc.
Những tín xấu vẫn chưa hết bủa vậy, sự bất định gia tăng khi mà số người người nhiễm và chết do virus Corona (Corvid-2019) tại Trung Quốc vẫn gia tăng và ảnh hưởng tới tình hình sản xuất và nhu cầu tại thị trường lớn nhất thế giới này càng rõ rệt.
Đóng cửa phiên giao dịch đêm qua (giờ Việt Nam), chỉ số công nghệ Dow Jones giảm phiên thứ 3 liên tiếp, mức giảm là gần 166 điểm xuống xuống 29.232,19 điểm. Chỉ số tầm rộng S&P 500 giảm 0,3% xống 3.370,29 điểm.
Tuy nhiên, chỉ số công nghệ Nasdaq Composite tăng nhẹ và chạm mức cao kỷ lục 9.732,74 điểm nhờ sự bứt phá của một số ông lớn công nghệ Mỹ như: Netflix, Alphabet (của Google), Tesla của tỷ phú Elon Musk…
Chứng khoán Mỹ giảm từ các đỉnh cao lịch sử sau khi gã khổng lồ công nghệ Apple đưa ra cảnh báo về khả năng suy giảm doanh thu ngay trong quý đầu tiên 2020 trong bối cảnh nền kinh tế Trung Quốc chịu ảnh hưởng nặng nề từ đại dịch Covid-19 khiến sản xuất và nhu cầu tụt giảm.
Theo CNBC, nhà sản xuất điện thoại Iphone - Apple của Mỹ vừa đưa ra thông báo lo ngại tình trạng gián đoạn do dịch bệnh COVID-19 sẽ ảnh hưởng tới đến sản lượng của hãng và nhu cầu của khách hàng ở Trung Quốc.
Chứng khoán là biểu hiện sức mạnh của nền kinh tế Mỹ dười thời ông Donald Trump. |
Theo đó, Apple ước tính sẽ không thể đạt doanh thu dự kiến 63-67 tỷ USD trong quý kết thúc vào cuối tháng 3/2020 như dự kiến ban đầu do sản lượng tại các nhà máy đều tăng trưởng thấp hơn so với dự báo.
Trung Quốc là thị trường mang lại 15% doanh thu cho Apple và hầu hết các sản phẩm của tập đoàn này, trong đó có iPhone được sản xuất tại đây.
Gần đây, TTCK Trung Quốc đã tăng điểm trở lại sau nhiều phiên giảm nhờ những chính sách kích thích của chính quyền Bắc Kinh. Nền kinh tế Trung Quốc cũng đã hoạt động trở lại sau một kỳ nghỉ Tết Nguyên đán dài hơn thường lệ. Tuy nhiên, sự trì trệ vẫn còn. Nhiều nhà máy vẫn chưa hoạt động như thường lệ và gây gián đoạn trong hoạt động không chỉ ở Trung Quốc mà còn gián đoạn nhiều chuỗi cung ứng toàn cầu tại nước này.
Tình hình bệnh dịch tại Trung Quốc có diễn biến tích cực hơn, số lượng người mắc đang suy giảm nhưng vẫn còn nhiều và hậu quả đối với nền kinh tế ngày càng rõ rệt. Cho đến ngày 19/2, Trung Quốc có thêm 136 người chết và nhiễm mới là 1.749 người. Tổng số người mắc trên thế giới đã lên gần 75,2 ngàn người và số ca tử vong đã vượt ngưỡng 2.000 người.
Thị trường tài chính thế giới cũng biến động mạnh. Những lo ngại về sự suy giảm tăng trưởng kinh tế trên thế giới, ảnh hưởng từ Trung Quốc, đã khiến giá vàng thế giới lần đầu tiên kể từ 2013 vượt mốc 1.600 USD/ounce.
Trái phiếu Mỹ tăng mạnh khiến lợi nhuận tụt giảm. Kỳ hạn 10 nằm xuống chỉ còn 1,546%. Đồng USD cũng tăng vọt lên mức cao nhất 4 tháng. Chỉ số DXY, đo lường biến động đồng USD với rổ 6 tiền khác có lúc lên tới 99,4 điểm.
M. Hà