Trung Quốc: Hùng An - thành phố trong mơ có thành hiện thực?

20/11/2017 08:39
Hùng An, thành phố ngầm ở tỉnh Hà Bắc, được kỳ vọng trở thành siêu đô thị công nghệ cao nhất Trung Quốc trong thập kỷ tới.

Tuy nhiên, tại cuộc hội thảo do tạp chí Trung Quốc Tài Tân tổ chức tuần trước, các nhà phát triển đô thị cảnh báo, thành phố trong mơ này sẽ không thành hiện thực nếu Trung Quốc không đẩy mạnh cải cách tự do thị trường và phá bỏ tư duy, tình trạng quan liêu, bao cấp.

Thành phố ngầm rộng gần 200 km2

Chủ tịch Trung Quốc Tận Cận Bình mới đây thông qua dự án thành phố trong mơ, trong đó có việc xây dựng thành phố ngầm ở quận Hùng An, tỉnh Hà Bắc, cách Bắc Kinh 100km. Thành phố này sẽ có diện tích gần 200 km2, với khoảng 1-6 triệu dân. Đây sẽ là đặc khu kinh tế cạnh tranh với Thâm Quyến và Phố Đông ở Thượng Hải. Thành phố này sẽ chia làm hai khu: một nằm ở độ sâu 26m và một nằm ở độ sâu 40m so với mặt đất. Thành phố này sẽ có đầy đủ trung tâm mua sắm, giải trí, công viên, trường học, bệnh viện, phòng thí nghiệm, văn phòng đại diện của các tập đoàn lớn... Thành phố cũng được kỳ vọng giúp giảm tải dân số quá lớn trên mặt đất. Tỷ lệ không gian hoàn toàn không bị ô nhiễm kim loại nặng lên tới 96% và khoảng 13% diện tích phù hợp cho trồng trọt.

Siêu đô thị ngầm này được xây dựng dưới nền của ba khu vực của quận Hùng An gồm An Tân, Dung Thành và Hùng Huyện. Sử dụng các công nghệ hiện có, năng lượng địa nhiệt tương đương 2,2 triệu tấn than có thể được khai thác mỗi năm, đủ để cung cấp nhiệt điện cho khoảng 40 triệu m2 diện tích các tòa nhà tại đây. Hàng chục doanh nghiệp nhà nước, trong đó có nhà máy chế tạo máy bay của Trung Quốc, cho biết, họ sẽ ủng hộ kế hoạch của Chủ tịch Tập Cận Bình bằng cách chuyển tới thành phố mới này để hoạt động. Giá đất tại Hùng An và cổ phiếu của các công ty chứng khoán có trụ sở tại khu vực này đã tăng chóng mặt.

Thành phố mới sẽ có cơ sở hạ tầng lớn nhất trong lịch sử Trung Quốc hiện đại. Ước tính, Trung Quốc sẽ đầu tư 2.400 tỷ nhân dân tệ (tương đương 348 tỷ USD, khoảng 8 triệu tỷ đồng) trong vòng một thập kỷ tới. Theo tính toán của Morgan Stanley, tăng trưởng của thành phố này mỗi năm sẽ chiếm 0,4% mức tăng trưởng của cả Trung Quốc.

Trung Quốc hiện đối mặt tình trạng dân cư đông đúc, ô nhiễm môi trường và giao thông tắc nghẽn. Vì thế, thành phố trong mơ được cho là giải pháp tối ưu nhằm đưa khoảng 6,7 triệu dân xuống sinh sống tại đây. Quy mô thành phố sẽ mở rộng gấp 20 lần trong vòng một thập kỷ. Dân số ban đầu sẽ là 1 triệu, sau đó sẽ tăng lên 6,7 triệu dân trong vòng 10 năm tùy theo việc mở rộng các khu dân cư và lực lượng lao động ở các khu công nghiệp. Trong vài năm tới, một số doanh nghiệp nhà nước, bệnh viện, trường học, viện nghiên cứu và một số tổ chức nhà nước ít quan trọng sẽ được di dời xuống đây.

Có thành hiện thực?

Tại hội thảo do tạp chí Tài Tân tổ chức tuần qua, các chuyên gia phát triển đô thị Trung Quốc cảnh báo rằng, giấc mơ Hùng An khó thành hiện thực nếu không xóa bỏ hoàn toàn tình trạng quan liêu, bao cấp và thúc đẩy cải cách thị trường tự do. Ông Kiều Linh, chuyên gia phát triển đô thị tại Ủy ban Cải cách và phát triển quốc gia (Trung Quốc), nhận định, Trung Quốc phải tiếp tục thực hiện những cam kết mạnh mẽ về cải cách như từng làm với đặc khu kinh tế Thâm Quyến và Thượng Hải thì giấc mơ Hùng An mới có thể trở thành hiện thực.

Ông Kiều cho biết, sự quản lý nhà nước quá chặt chẽ về kinh tế của khu vực Bắc Kinh - Thiên Tân - Hà Bắc, bao gồm đặc khu kinh tế mới Hùng An, trở thành một rào cản trong việc biến giấc mơ của Chủ tịch Tập Cận Bình thành hiện thực. Ông nhận định, điều kiện cho các doanh nghiệp tư nhân phát triển tại châu thổ sông Dương Tử vốn đã yếu kém lại càng thêm yếu kém. Do đó, Hùng An khó mà bùng nổ với cơ chế hiện nay. Khu vực này hàng chục năm qua bị thống trị bởi các ngành công nghiệp nặng như thép - nguyên nhân chính dẫn đến ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Thế nhưng, các nhà lãnh đạo Trung Quốc quyết định rằng, với kế hoạch phát triển dài hạn, Hùng An sẽ là trung tâm và có nền công nghiệp được điều hành bởi các ngành công nghiệp công nghệ cao và xanh, như dược phẩm sinh học, điện tử…

Kế hoạch tham vọng này được nhận được sự quan tâm và kiểm soát chặt chẽ của chính phủ Trung Quốc kể từ khi Chủ tịch Tập Cận Bình thông qua đề án vào tháng 4. Ông Kiều Linh là một trong số ít chuyên gia công khai phản biện tính khả thi của việc xây dựng một công cụ tăng trưởng mới tại khu vực tư nhân phát triển yếu. Theo ông, nền kinh tế tại khu đô thị mới này vẫn chủ yếu do chính quyền và chính sách chỉ đạo từ trên xuống. Đây chính là một truyền thống cản trở sự phát triển của các doanh nghiệp tư nhân. Ông nói: “Cải cách theo định hướng thị trường phải được khởi động lại. Nếu không, tôi sợ Hùng An không thể thành công”. Ông lấy ví dụ từ các đặc khu kinh tế Thâm Quyến và Thượng Hải để chứng minh cho luận điểm của mình. Chính nhờ tự do thương mại, Thâm Quyến đã phát triển vượt bậc từ một làng chài nhỏ bé thành thung lũng silicon của Trung Quốc chỉ trong vòng chưa đầy 3 thập kỷ.

Ông Christopher Balding, một nhà kinh tế học tại Trường Kinh doanh HSBC thuộc trường Đại học Bắc Kinh tại Thâm Quyến, nói rằng, thành phố miền nam này nên được hưởng lợi từ việc các quan chức chính phủ tạo điều kiện tối đa cho doanh nghiệp tư nhân phát triển. “Đó là một hệ sinh thái khó tái tạo. Nếu bạn nhìn vào khu vực bao quanh Bắc Kinh, có thể thấy rằng, Hùng An khó mà có được cơ chế thông thoáng như Thượng Hải, Thâm Quyến”, ông Balding nói.

Hiện tại, Hùng An có cơ sở hạ tầng yếu và ít được hỗ trợ về tài chính và công nghiệp mặc dù giá đất đã tăng mạnh. Dù vậy, theo kế hoạch chính thức, Hùng An sẽ trở thành siêu đô thị thông minh và ít ô nhiễm vào năm 2030.

Tin mới

[Trên Ghế 16] Người sắp lập gia đình, đã có gia đình, tài chính 500-700 triệu nên mua xe gì?
33 phút trước
Theo chuyên gia Đoàn Anh Dũng, việc lựa chọn xe cho từng đối tượng khách hàng phụ thuộc vào điều kiện tài chính và nhu cầu sử dụng của mỗi người, sau đó đến các yếu tố về thương hiệu và động cơ.
Đại chiến phá giá không thấy đáy giữa các hãng xe điện Trung Quốc tại Thái Lan: Hậu quả khôn lường
29 phút trước
Việc phá giá bất chấp hậu quả của các hãng xe điện Trung Quốc tại Thái Lan đang gây ra nhiều hậu quả tai hại cho chính quốc gia này và buộc Đại sứ quán Trung Quốc tại Thái Lan phải lên tiếng.
Yamaha ra mắt xe ga mới siêu tiết kiệm xăng, màu tím cực cá tính, cốp rộng hơn Honda Lead
3 phút trước
Yamaha tiếp tục khẳng định vị thế của mình trong phân khúc xe ga đô thị với phiên bản mới vừa được trình làng.
Ông nông dân trồng "loài cây quen thuộc" thu lãi nhẹ nhàng 2 tỷ đồng/năm
26 phút trước
Trồng "loài cây quen thuộc" mỗi năm thu lãi hơn 2 tỷ đồng, ông nông dân Nguyễn Huỳnh Thanh ở Tân Định, Bình Dương đã tạo việc làm ổn định cho nhiều lao động ở địa phương với thu nhập bình quân 10 triệu đồng/người/tháng.
Giá USD hôm nay 20/9: Bất ngờ tăng tỷ giá "chợ đen" lấy lại mốc 25.000 đồng
57 phút trước
Giá USD hôm nay 20/9: Trong nước, tỷ giá "chợ đen" bất ngờ tăng 65 đồng ở cả 2 chiều so với cùng thời điểm ngày hôm qua, lên mức 24.965 - 25.065 VND/USD. Trái lại, tỷ giá USD/VND niêm yết tại các ngân hàng thương mại lại đồng loạt giảm.

Tin cùng chuyên mục

Hơn 300 gian hàng quy tụ kết nối chuỗi cung ứng toàn cầu tại triển lãm FBC ASEAN 2024
9 phút trước
Một sự kiện lớn dành riêng cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực chế tạo và công nghiệp phụ trợ đang được diễn ra từ ngày 18 – 20/9/2024 nhằm kết nối và mở rộng quan hệ hợp tác với thị trường quốc tế.
Honda Dream 2025 ra mắt Đông Nam Á
19 phút trước
Honda Dream 125 2025 sản xuất tại Campuchia vừa chính thức trình làng với mức giá quy đổi từ 60 triệu đồng.
Nóng: Dừng đấu giá 26 thửa đất huyện Đan Phượng
21 phút trước
Phiên đấu giá đất tại huyện Đan Phượng vào ngày 5/10 tới sẽ phải tạm dừng sau 5 ngày có thông báo mời người tham gia.
Chưa phải Việt Nam, đây mới là quốc gia tiếp theo được chọn để sản xuất iPhone 16 sau Trung Quốc, Ấn Độ
6 giờ trước
Quốc gia này cũng sẽ đón sản phẩm iPhone 16 sớm hơn khoảng 3 tuần so với trước đây nhờ sản xuất nội địa.