Trung Quốc lại ngang nhiên cấm đánh bắt cá trên biển Đông

02/05/2020 14:37
(Dân Việt) Tân Hoa xã tối 1/5 ngang nhiên đưa tin lệnh cấm đánh bắt cá thường niên của Trung Quốc ở biển Đông bắt đầu từ trưa cùng ngày, với sự giám sát của lực lượng hải cảnh và kiểm ngư nước này.

Theo bản tin này, lệnh cấm đánh bắt cá phi pháp nói trên bắt đầu được áp dụng từ 12 giờ ngày 1/5 đến 12 giờ ngày 16/8. Phạm vi cấm đánh bắt trải dài từ vùng biển phía bắc Biển Đông đến 12 độ vĩ Bắc, bao gồm cả một phần vịnh Bắc bộ và quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam.

Tân Hoa xã dẫn thông báo từ lực lượng hải cảnh Trung Quốc, 50.000 tàu cá sẽ dừng hoạt động đánh bắt trong thời gian trên và lực lượng này sẽ thực thi lệnh cấm một cách nghiêm ngặt theo cái gọi là quy định và luật pháp liên quan.

trung quoc lai ngang nhien cam danh bat ca tren bien dong hinh anh 1

Tàu hải cảnh của Trung Quốc. Ảnh: AP

Đây không phải là lần đầu tiên Trung Quốc có những hành động phi lý như thế này. Từ năm 1999, hàng năm Trung Quốc đều đơn phương ban hành lệnh cấm đánh bắt cá trên biển Đông, nơi nước này ngang nhiên tuyên bố chủ quyền bằng "đường 9 đoạn" phi pháp, bất chấp sự phản đối của Việt Nam và các nước trong khu vực.

Đơn cử như năm 2019, Bộ Nông nghiệp Trung Quốc cũng bắt đầu đơn phương thực thi lệnh cấm đánh bắt cá trên biển Đông trong ba tháng rưỡi, bắt đầu từ 12h ngày 1/5 đến 12h ngày 16/8, trong phạm vi từ 12 độ vĩ Bắc đến vùng biển giao giữa tỉnh Phúc Kiến và Quảng Đông, bao gồm quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam, một phần khu vực vịnh Bắc Bộ và bãi cạn Scarborough.

Trung ương Hội Nghề cá Việt Nam cũng nhiều lần có văn bản phản đối Trung Quốc đơn phương ban hành quy chế cấm đánh bắt cá trên biển Đông.

trung quoc lai ngang nhien cam danh bat ca tren bien dong hinh anh 2

Tàu của ngư dân Việt Nam hoạt động trên vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam. Ảnh: I.T

"Hội Nghề cá Việt Nam kịch liệt phản đối hành động đơn phương và không có giá trị pháp lý của phía Trung Quốc. Quyết định trên của phía Trung Quốc là vô giá trị" - Hội Nghề cá Việt Nam nêu quan điểm.

Theo Hội Nghề cá Việt Nam, hành động đơn phương ban hành Quy chế cấm đánh bắt cá của Trung Quốc trên biển Đông gây cản trở sản xuất trên biển của ngư dân, xâm phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và vùng biển vịnh Bắc Bộ.

Ngoài ra, Hội Nghề cá cho rằng, hành động đơn phương của Trung Quốc còn vi phạm các quyền và lợi ích pháp lý của Việt Nam, vi phạm luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển 1982 và các văn bản pháp lý quốc tế liên quan, đi ngược lại tinh thần và lời văn Tuyên bố về ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC) ký giữa ASEAN và Trung Quốc năm 2002.

Quy chế cấm đánh bắt cá trên biển Đông của Trung Quốc cũng không phù hợp với xu thế phát triển của quan hệ Việt Nam - Trung Quốc trong bối cảnh hiện nay, không có lợi cho duy trì hòa bình và ổn định ở khu vực.

Hồi tháng 5/2019, trả lời câu hỏi của phóng viên về việc Trung Quốc áp dụng cấm đánh bắt cá thường niên từ ngày 1.5-16.8 ở khu vực Biển Đông, trong đó bao gồm một số vùng biển của Việt Nam,người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng khẳng định: Việt Nam phản đối và kiên quyết bác bỏ quyết định đơn phương này của phía Trung Quốc. Quy chế này xâm phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, vi phạm các quyền và lợi ích pháp lý của Việt Nam trên các vùng biển của mình, vi phạm luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước của LHQ về luật Biển năm 1982, đi ngược lại tinh thần và lời văn của Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở biển Đông giữa ASEAN và Trung Quốc (DOC), trái với Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam - Trung Quốc. 

Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý và bằng chứng lịch sử khẳng định chủ quyền của mình đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, cũng như các quyền hợp pháp đối với các vùng biển của Việt Nam được xác định phù hợp với Công ước của LHQ về luật Biển năm 1982.

Việt Nam cho rằng các biện pháp bảo tồn nguồn tài nguyên sinh vật cần được tiến hành phù hợp với các quy định của Công ước của LHQ về luật Biển năm 1982 và không làm phương hại đến quyền chủ quyền và các quyền tài phán trên biển của các nước có liên quan.

Tin mới

Loạt SUV chuẩn bị ra mắt tại thị trường Việt Nam
5 giờ trước
TPO - Bước sang quý II, thị trường ô tô Việt Nam dự kiến đón nhiều mẫu SUV mới từ các nhà sản xuất như Honda, Hyundai, Mitsubishi hay Mercedes-Benz, bao gồm cả xe xăng, hybrid và thuần điện.
Thuế quan Mỹ giáng xuống, Nvidia "né đòn tài tình": Vì sao chỉ riêng Apple lĩnh trọn tất cả?
5 giờ trước
Gần như tất cả các gã khổng lồ công nghệ đều chịu tác động từ thuế quan mới của ông Trump. Trong đó, Nvidia là cái tên may mắn hơn cả và Apple tiếp tục là "gã đen đủi" bất hạnh.
Đoàn công tác của Việt Nam sắp sang Mỹ làm việc về vấn đề áp thuế 46%
4 giờ trước
Theo Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi, cuối tuần này, đoàn công tác của Việt Nam sẽ sang Mỹ.
"Siêu cầu" 13.626 tỷ đẳng cấp quốc tế của Việt Nam: Dùng công nghệ hiếm có; giới xây dựng phải trầm trồ
4 giờ trước
"Chúng tôi hy vọng rằng, 100 năm sau, người dân Việt Nam sẽ vẫn yêu cây cầu này nhiều như họ yêu cây cầu Long Biên nổi tiếng trong lịch sử".
'Tân binh' SUV điện của thương hiệu Nguyễn Xuân Son làm đại sứ hứa hẹn về Việt Nam: ngoại hình như Range Rover, chạy hơn 400 km một lần sạc
3 giờ trước
Mẫu SUV điện Trung Quốc là đàn em của Jaecoo J7 và thuộc phân khúc B.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Cao su

RUBBER

40.594.820 VNĐ / tấn

185.50 JPY / kg

3.94 %

- 7.60

Đường

SUGAR

10.764.355 VNĐ / tấn

19.05 UScents / lb

2.76 %

- 0.54

Cacao

COCOA

237.313.733 VNĐ / tấn

9,259.00 USD / mt

3.24 %

+ 291.00

Cà phê Arabica

COFFEE ARABICA

218.231.059 VNĐ / tấn

386.21 UScents / lb

0.20 %

- 0.76

Gạo

RICE

15.225 VNĐ / tấn

13.06 USD / CWT

1.28 %

- 0.17

Đậu nành

SOYBEANS

9.530.643 VNĐ / tấn

1,012.00 UScents / bu

1.70 %

- 17.50

Bột đậu nành

SOYBEAN MEAL

8.132.598 VNĐ / tấn

287.85 USD / ust

0.23 %

+ 0.65

» Xem tất cả giá Nông sản

Tin cùng chuyên mục

Thị phần 'khổng lồ' của Mỹ trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam: Gấp đôi so với Trung Quốc, châu Âu, nước ta có 15 ‘kho báu’ tỷ đô xuất khẩu
11 phút trước
Mỹ chính là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với thị phần áp đảo các quốc gia khác.
Người Việt Nam ăn thịt heo nhiều thứ 4 thế giới
59 phút trước
Năm 2024, ước tính sản lượng tiêu thụ thịt heo/đầu người Việt Nam xấp xỉ 37 kg/người, tăng hơn 3 kg so với 2023.
Doanh nghiệp rau quả lo vạ lây tại thị trường Mỹ trong đợt đánh thuế đối ứng
15 giờ trước
Mỹ là thị trường nhập khẩu rau quả lớn thứ 2 của Việt Nam nhưng đây là nhóm ngành Việt Nam đang nhập siêu.
Lý do xuất khẩu rau quả Việt Nam vừa hụt thu hơn 2.800 tỷ đồng
18 giờ trước
Xuất khẩu rau quả quý I năm nay chỉ đạt hơn 1,1 tỷ USD, hụt tới hơn 2.800 tỷ đồng so với kỳ năm ngoái. Nguyên nhân chính dẫn đến sụt giảm xuất khẩu rau quả là do mặt hàng chủ lực là sầu riêng bị ảnh hưởng bởi những thay đổi của thị trường quốc tế.