Những nông trại nuôi lợn lớn hàng đầu Trung Quốc cùng với nhiều hộ chăn nuôi khác đang chạy đua xây dựng mô hình nông trại hiện đại khu vực Đông Bắc nhằm mở rộng thị trường thịt lợn đồng thời thúc đẩy nhu cầu ngũ cốc cho chăn nuôi.
Ít nhất có 8 công ty chăn nuôi niêm yết trên sàn chứng khoán công bố và xác nhận kế hoạch trong vài năm tới sẽ sản xuất khoảng 17 triệu con lợn mỗi năm tại khu vực Đông Bắc.
Nhiều công ty khác trong đó bao gồm cả tập đoàn chăn nuôi lợn lớn nhất Trung Quốc Guangdong Wen’s Foodstuff Group Co Ltd đang xây dựng các trại chăn nuôi hiện đại ở khu vực Đông Bắc, đóng góp khoảng 1 nghìn tỷ USD cho thị trường thịt lợn mỗi năm.
Một số nhà nghiên cứu dự đoán sản lượng thịt lợn khu vực Đông Bắc sẽ chạm gần ngưỡng 120 triệu con/năm, gần gấp đôi các khu vực chăn nuôi chính như Hắc Long Giang, Cát Lâm, Liêu Ninh, Nội Mông với sản lượng năm ngoái đạt 69 triệu con.
Feng Yonghui, chuyên gia phân tích tại Soozhu.com dự đoán, trong vài năm tới, gần 20% quy mô nuôi lợn được chuyển sang khu vực chăn nuôi mới, tương đương với số lợn được giết mổ tại Mỹ hàng năm.
Nhiệt độ ở vùng Đông Bắc rất lạnh nhưng đổi lại đây là khu vực có dân cư thưa thớt thuận lợi cho việc mở rộng quy mô chuồng trại. Tuy nhiên, chi phí chăn nuôi sẽ tăng do các chủ trại phải chi nhiều hơn vào việc sưởi ấm cho đàn lợn, Song Weiping, Phó Chủ tịch tập đoàn cung cấp thức ăn chăn nuôi Dabeinong Technology nhận định.
Sản lượng tăng tại các tỉnh Đông Bắc sẽ đưa tỷ trọng sản xuất chăn nuôi khu vực này bằng 17% tổng sản lượng cả nước năm 2016 và gần bằng tổng sản lượng 129 triệu tấn con của 2 tỉnh sản xuất chăn nuôi hàng đầu Trung Quốc là Hồ Nam và Tứ Xuyên gộp lại.
Việc hiện đại hóa và mở rộng quy mô sản xuất thịt lợn ở vùng Đông Bắc đồng thời sẽ đẩy nhu cầu ngũ cốc dành cho chăn nuôi. Chiến dịch này trùng hợp với thời kỳ giá ngũ cốc chăn nuôi đang xuống thấp khiến nhiều hộ nông dân phải bỏ ruộng.
Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng việc mở rộng quy mô chăn nuôi ở khu vực Đông Bắc sẽ ảnh hưởng tới chất lượng thịt do ở đây cách xa so với trung tâm, mất nhiều thời gian vận chuyển. Nếu vận chuyển lợn sống trên quãng đường sẽ làm lợn hụt cân và phải đối mặt với rủi ro với dịch bệnh. Tương tự đối với thịt đông lạnh và thịt lợn tươi sống cũng phải đối mặt rủi ro về chất lượng suy giảm trong quá trình vận chuyển.