Trung Quốc lên kịch bản ứng phó đồng Nhân dân tệ suy yếu

09/11/2021 17:39
Trung Quốc hiện đang “lên dây cót” chuẩn bị đối phó với nguy cơ đồng Nhân dân tệ suy yếu, khi Cục Dự trự Liên bang Mỹ sẽ cắt giảm dần các gói kích thích kinh tế trong thời gian tới.

Nguy cơ suy yếu

Đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc đã có sự tăng giá nhẹ gần đây, bất chấp dự báo suy yếu khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) cắt giảm kích thích sắp xảy ra. Theo đó, Chủ tịch Fed Jerome Powell đã thông báo rằng, việc mua tài sản sẽ được thu nhỏ lại 15 tỷ USD một tháng và nhiều nhà phân tích dự đoán, việc giảm lãi suất sẽ hoàn thành vào tháng 6 năm sau.

Trung Quốc lên kịch bản ứng phó đồng Nhân dân tệ suy yếu - Ảnh 1.

Chủ tịch Fed Jerome Powell đã thông báo rằng, việc mua tài sản sẽ được thu nhỏ lại 15 tỷ USD một tháng

Có thể thấy, động thái của Mỹ để giảm bớt kích thích kinh tế trong đại dịch là một vấn đề đáng chú ý mà Trung Quốc - nền kinh tế lớn thứ hai thế giới phải đối mặt, vì nó có thể kích hoạt dòng vốn chảy ra ngoài, dẫn đến suy yếu đồng tiền Trung Quốc.

Trả lời trên tờ South China Morning Post, Wen Bin, Nhà phân tích của Ngân hàng Minsheng Trung Quốc cho rằng, tuyên bố của Ủy ban Thị trường Mở Liên bang Mỹ (FOMC) rất phù hợp với kỳ vọng của thị trường và thị trường tài chính nhìn chung ổn định.

Để chống lại sự lan tỏa có thể xảy ra, Trung Quốc nên duy trì một chính sách tiền tệ độc lập và chuẩn bị với cách tiếp cận hướng tới tương lai hơn. Ngân hàng Trung ương Trung Quốc có thể sử dụng kết hợp các công cụ chính sách, bao gồm cơ chế hoàn trả ngược và các phương tiện cho vay trung hạn, để đảm bảo tính thanh khoản của thị trường dồi dào, hợp lý, đồng thời sử dụng các công cụ chính sách cơ cấu để hỗ trợ nền kinh tế thực”, Wen Bin khuyến nghị.

Vào ngày 8/11, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc đã thiết lập mức trung bình của đồng Nhân dân tệ ở ngưỡng 6,3932 CNY/USD, mạnh hơn mức ấn định trước đó là 6,4092 CNY. Zhou Hao, chuyên gia kinh tế cấp cao về thị trường mới nổi của ngân hàng Commerzbank dự báo, có thể đồng Nhân dân tệ sẽ suy yếu xuống còn 6,6 CNY/USD vào cuối năm nay. Tuy nhiên, Trung Quốc vẫn cho rằng, tỷ giá hối đoái linh hoạt của đồng Nhân dân tệ cùng nền kinh tế lành mạnh, sẽ là bộ đệm chống lại sự suy giảm kích thích của Mỹ tới đây.

Tuy nhiên Guan Tao, Kinh tế trưởng tại ngân hàng đầu tư độc lập BOC International khẳng định: “Áp lực lên đồng Nhân dân tệ sẽ còn kéo dài trong năm tới, vì Mỹ có thể tăng lãi suất và nền kinh tế Trung Quốc vẫn phải đối mặt với áp lực đi xuống. Do đó, Trung Quốc nên đưa ra các kế hoạch dự phòng và đào sâu vào bộ công cụ của mình, để đối phó với những biến động bất thường của tỷ giá. Khi thị trường ngoại hối gặp phải những điều kiện khắc nghiệt, chúng ta nên biết thời điểm thích hợp, để ngăn chặn những kỳ vọng một chiều của thị trường”.

Còn theo Cheng Shi, nhà kinh tế trưởng của ICBC International thì cho rằng, sự bình tĩnh của thị trường là do Fed thường xuyên đưa ra thông báo về con đường giảm dần của mình. Tuy nhiên, ông cũng cảnh báo Ngân hàng Trung ương Mỹ rõ ràng đã đánh giá sai một loạt các chỉ số bao gồm tăng trưởng kinh tế, lạm phát và điều kiện thị trường lao động trong năm nay.

Việc xem xét các biên bản của FOMC trong 5 năm qua cho thấy, Fed thực sự đã không nỗ lực để đạt được các mục tiêu kiểm soát lạm phát hoặc toàn dụng lao động. Những đánh giá sai lầm của Fed có thể gây nguy hiểm cho nền kinh tế Mỹ hoặc thị trường toàn cầu. Có vẻ như Fed đã không thận trọng trong những thay đổi kinh tế vĩ mô triệt để và cũng bỏ qua tác động lâu dài của đại dịch COVID-19 đối với nền kinh tế”, ông nói trong một báo cáo nghiên cứu.

Lạm phát của Mỹ đã duy trì trên 5% trong 5 tháng liên tiếp, bao gồm 5,4% trong tháng 9. China International Capital Corporation, một ngân hàng đầu tư hàng đầu cũng tin rằng, lạm phát của Mỹ sẽ kéo dài sang nửa cuối năm sau, hoặc thậm chí lâu hơn. Trong đó, những hạn chế về nguồn cung từ tình trạng thiếu chip, tắc nghẽn cảng và thiếu lao động, không dễ giải quyết như những gì chủ tịch Powell đã mô tả.

Nhiều kịch bản đối phó

Trong một bài phân tích của mình, Neal Kimberley, nhà bình luận kinh tế vĩ mô và thị trường tài chính quốc tế cho biết, ngay cả khi không có đại dịch, việc tái cân bằng một nền kinh tế có quy mô tương đương với Trung Quốc, sẽ không phải là nhiệm vụ dễ dàng, nhưng đó là điều mà Bắc Kinh hướng tới. Hỗ trợ chính sách tiền tệ từ Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc sẽ giúp duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế Trung Quốc. Tuy nhiên, sức mạnh của Nhân dân tệ sau đó có thể bắt đầu suy yếu.

Trung Quốc lên kịch bản ứng phó đồng Nhân dân tệ suy yếu - Ảnh 2.

Vào ngày 8/11, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc đã thiết lập mức trung bình của đồng Nhân dân tệ ở ngưỡng 6,3932 CNY/USD, mạnh hơn mức ấn định trước đó là 6,4092 CNY

Sức mạnh của đồng Nhân dân tệ hiện tại phản ánh quan điểm của thị trường ngoại hối rằng, bất chấp những vấn đề riêng của Trung Quốc như khủng hoảng bom nợ bất động sản, trái phiếu hay đà tăng của các ca nhiễm COVID-19 gần đây, thì nó vẫn là một lựa chọn tốt hơn so với nhiều nền kinh tế khác.

Thực tế là, chênh lệch lợi suất có lợi cho đồng nhân dân tệ, khi PBOC thực hiện một cách tiếp cận sâu sắc hơn, để hỗ trợ chính sách tiền tệ so với nhiều Ngân hàng Trung ương khác. Điều đó cũng đã đóng góp một phần không nhỏ trong việc nâng cao sức hấp dẫn của đồng tiền này”, ông phân tích.

Ông lớn ngân hàng HSBC đã đánh giá lại quan điểm của mình về đồng Nhân dân tệ vào tuần trước rằng, các nhà xuất khẩu Trung Quốc vẫn chưa khôi phục tỷ lệ chuyển đổi ngoại hối của họ về mức trước căng thẳng thương mại Mỹ - Trung, vì vậy họ vẫn còn dư thừa đô la Mỹ tiết kiệm được. Cho nên, HSBC đã hạ dự báo trong quý đầu năm 2022 cho tỷ giá hối đoái Nhân dân tệ/USD xuống còn 6,40 CNY/USD so với mức 6,60 trước đó.

Cũng theo Neal Kimberley, trong phạm vi sức mạnh của đồng Nhân dân tệ hiện tại có vẻ phù hợp với Bắc Kinh, nhưng khi lợi ích kinh tế của Trung Quốc được phục vụ tốt nhất bằng cách tiếp tục với các chính sách tiền tệ hỗ trợ, PBOC sẽ phải sử dụng khéo léo các đòn bẩy chính sách theo ý của mình.

Với suy nghĩ đó, khi các nền kinh tế lớn khác thắt chặt chính sách tiền tệ sẽ làm xói mòn chênh lệch lợi suất hiện đang có lợi cho đồng nhân dân tệ, PBOC có thể có xu hướng tránh làm trầm trọng thêm tình hình, bằng việc cắt giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc của Trung Quốc trong những tháng tới. Thay vào đó, họ có thể sử dụng các biện pháp bơm thanh khoản để hỗ trợ nền kinh tế”, ông nhận định.

Gần đây, Phó Thống đốc PBOC Pan Gongsheng đã cố gắng nâng cao niềm tin của các nhà đầu tư và nói rằng, tác động từ việc cắt giảm của Hoa Kỳ là có thể kiểm soát được, vì các nền tảng kinh tế vững chắc của Trung Quốc, thanh toán quốc tế cân bằng tốt và các công cụ bảo mật vĩ mô. Trung Quốc sẽ tăng cường hỗ trợ tài khóa , bằng cách đẩy nhanh việc phát hành trái phiếu chuyên dùng trong nước để chống lại sự suy giảm tăng trưởng kinh tế.

Số liệu của Chính phủ cho thấy, khoảng 2,74 nghìn tỷ Nhân dân tệ trái phiếu chuyên dùng trong nước đã được bán trong 10 tháng đầu năm, tương đương 3/4 kế hoạch hàng năm, bao gồm 537,2 tỷ Nhân dân tệ được phát hành vào tháng 10.

Trung Quốc có các công cụ chính sách tiền tệ tương đối phong phú để chống lại các cú sốc bên ngoài và bên trong đất nước. Chúng tôi có nhiều công cụ chính sách hơn Hoa Kỳ”, Sheng tuyên bố.

Tin mới

"Gà đẻ trứng vàng" của VinFast đến tay khách Indonesia, hãng xe Việt chạy nước rút bàn giao 80.000 chiếc
4 giờ trước
Mở rộng và thu hút tại nhiều thị trường cùng với kỷ lục về doanh số trong các tháng cho thấy VinFast đang bứt tốc cho mục tiêu 80.000 xe bàn giao cho khách hàng đến cuối năm nay.
Phụ phẩm tôm lâu nay toàn bỏ đi hóa ra giá trị cả tỷ USD
3 giờ trước
Với sản lượng hàng trăm nghìn tấn mỗi năm, phụ phẩm tôm đem chế biến sâu sẽ cho ra những sản phẩm có giá trị cao gấp nhiều lần, mang về cả tỷ USD mỗi năm. Tuy nhiên, thực tế hiện giá trị phụ phẩm tôm mang lại còn quá khiêm tốn, hiện 70% chỉ dành cho chăn nuôi.
Chủ xe Defender lái 7.000km xuyên Việt Nam - Thái Lan: ‘Chạy địa hình sướng, có đoạn vượt 4.000 khúc cua, vẫn còn điểm bất tiện’
2 giờ trước
Anh Nguyễn Hoàng Anh - Chủ nhân chiếc Porsche 911 Dakar đầu tiên Việt Nam, vừa hoàn thành chuyến đi từ Việt Nam qua Lào rồi Thái Lan bằng chiếc Defender.
Hiện tượng lạ thường về xuất khẩu cà phê Việt Nam
48 phút trước
Hiện tượng khác thường là giá cà phê tăng cao nhưng sản lượng xuất khẩu giảm mạnh so với cùng kỳ năm ngoái, nguyên nhân vì sao?
Đại biểu Quốc hội đề xuất lùi thời gian đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với bia
1 phút trước
Theo Đại biểu Quốc hội, doanh nghiệp phải có thời gian nhất định để cơ cấu lại sản phẩm, nếu áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia ngay từ 2026 thì không hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Bán 60.000 iPhone thu 2.000 tỷ đồng trong hơn 1 tháng, điều gì giúp TopZone 'on top' thị trường?
36 phút trước
TopZone tiếp tục khẳng định vị thế nhà bán lẻ ủy quyền cao cấp nhất của Apple với doanh thu chuỗi chương trình mở bán iPhone 16 nhanh chóng đạt 2.000 tỷ đồng, phản ánh hiệu quả của chiến lược chú trọng vào trải nghiệm khách hàng của thương hiệu.
Doanh số tại Việt Nam tăng mạnh, Yamaha kiếm được bao nhiêu tiền?
4 giờ trước
Trong Quý III/2024, Việt Nam là thị trường có tăng trưởng doanh số cao thứ 2 trên toàn thế giới của Yamaha.
Trung Quốc vừa 'mở khóa' kho báu siêu khủng chứa hơn 1.000 tấn vàng, nguy cơ làm rung chuyển thị trường vàng thế giới
18 giờ trước
Mỏ vàng vừa phát hiện tại Trung Quốc ước tính chứa hơn 1.000 tấn vàng, trị giá 83 tỉ USD.
Hàng trăm nghìn tấn báu vật từ Canada đổ bộ Việt Nam với giá rẻ bất ngờ: Chi hàng tỷ USD nhập khẩu, nước ta tiêu thụ 10,4 triệu tấn mỗi năm
2 ngày trước
Nhập khẩu mặt hàng này từ Canada đã tăng mạnh 128% trong 9 tháng đầu năm.