Theo số liệu chính thức, Trung Quốc liệt kê khoản nợ nước ngoài đang tồn đọng là 1,9 nghìn tỷ USD. Đối với một nền kinh tế trị giá 13 nghìn tỷ USD, đó không phải là một con số quá lớn. Nhưng khi nhìn sâu vào con số thể hiện dữ liệu cơ bản thì sẽ thấy những rủi ro tiềm ẩn.
Số dư nợ nước ngoài của Trung Quốc tăng vọt trong thập kỷ qua.
Nợ ngắn hạn chiếm 62% trong tổng số khoản nợ của tháng 9, theo dữ liệu chính thức, có nghĩa là 1,2 nghìn tỷ USD sẽ đáo hạn trong năm nay. Điều đáng lo ngại là tốc độ nợ đang gia tăng, tổng số nợ nước ngoài của Trung Quốc đã tăng 14% trong năm ngoái và 35% tính từ đầu năm 2017 đến nay.
Nợ nước ngoài không còn là một phần nhỏ trong dự trữ ngoại hối của Trung Quốc, ở mức 3 nghìn tỷ USD vào hồi tháng 11, không thay đổi nhiều so với những năm trước đó. Trong tháng 9, nợ nước ngoài ngắn hạn tăng 39% từ mức 26% trong tháng 3 năm 2016.
Dự trữ ngoại hối của Trung Quốc chững lại trong những năm qua.
Dẫu vậy, tình hình thực tế có thể bấp bênh hơn thế. Nợ nước ngoài của Trung Quốc được ước tính vào khoảng 3 nghìn tỷ USD và 3,5 nghìn tỷ USD, theo một bản báo cáo hồi tháng 8 của Daiwa Capital Markets. Nói cách khác, tổng số nợ nước ngoài mà Trung Quốc còn chưa bao gồm 1,5 nghìn tỷ USD tại các trung tâm tài chính như Hồng Kông, New York và các đảo Caribbean.
Các công ty của quốc gia này đã vội vã đi vay bằng USD khi có sự chênh lệch 3% đến 5% giữa lãi suất của Trung Quốc và Mỹ, trong khi đồng NDT dự kiến sẽ tăng giá mạnh. Việc đi vay ở nước ngoài với chi phí rẻ hơn và sẽ có thêm những khoản tiền như chênh lệch tỉ giá. Hiện tại, sự mở rộng của lãi suất ngắn hạn chính thức đã giảm xuống gần bằng 0 và trong năm vừa rồi, đồng NDT cũng trượt giá mạnh. Nợ tái cấp vốn bằng USD cũng trở nên khó để trả hơn và nhiều rủi ro hơn.
Các chính sách của Bắc Kinh thậm chí còn khiến sự tồn đọng của nợ nước ngoài trầm trọng hơn. Để thúc đẩy Sáng kiến Vành đai và Con đường và những nỗ lực cải tổ trong chính sách đối ngoại Chủ tịch Tập Cận Bình, Trung Quốc đã đi vay USD trên thị trường quốc tế và cho vay rất nhiều thứ từ đường ray ở Kenya cho tới các khu kinh doanh của Pakistan.
2020 là thời điểm gấp rút để hoàn trả số nợ, Trung Quốc phải đối mặt với áp lực trả nợ bằng USD. Để trả nợ bằng USD, các công ty Trung Quốc sẽ phải rút tiền từ khoản dự trữ ngoại hối của ngân hàng trung ương (một động thái mà Bắc Kinh thường không cho phép thực hiện) hoặc mua USD ở các thị trường quốc tế. Điều này tạo ra một loạt các vấn đề khác. Chỉ có khoảng 617 tỷ NDT (90 tỷ USD) tiền gửi NDT ở nước ngoài hiện đang có sẵn để mua USD. Nếu Trung Quốc thúc đẩy các công ty mang nợ vào trong nước, thì rất có khả năng sẽ xảy ra tình trạng đồng NDT bị đẩy giá thấp hơn nữa so với đồng USD.
Các nhà đầu tư USD của quốc tế cần cảnh giác với những khoản đầu tư có liên quan tới Trung Quốc. Các phương tiện hành chính của chính phủ và những nước đi vay thuộc Sáng kiến Vành đai và Con đường có vẻ như một phần chất lượng chất lượng tương đương với trái phiếu, nhưng bất kỳ sự thay đổi nào trong việc sẵn sàng gia hạn khoản nợ USD có thể sẽ tạo ra tình trạng thiếu hụt nguồn cấp vốn. Trong tình trạng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) nâng lãi suất và giảm bảng cân đối kế toán, thì các công ty Trung Quốc có thể phải đối mặt với việc trả nhiều vốn bằng USD hơn là NDT.
Các chuyên gia thị trường từ lâu đã lập luận rằng những rủi ro tài chính của Trung Quốc được ngăn chặn bởi quốc gia này có mức nợ nước ngoài thấp và dự trữ ngoại hối lớn. Điều đó đã thay đổi. Nợ nước ngoài của Trung Quốc đã tăng trung bình 70 tỷ USD mỗi quý kể từ đầu năm 2017. Nếu đà tăng này vẫn tiếp tục, Bắc Kinh sẽ bắt buộc phải lựa chọn "đốt" các khoản dự trữ hoặc để đồng NDT rớt giá, cả hai cách này đều mang đến thêm nhiều rủi ro.
Cả Trung Quốc và thế giới đều cần suy tính rõ ràng về tình trạng phụ thuộc vào nợ USD ngày càng tăng như hiện nay. Bất kỳ động thái nào về việc ngừng cấp vốn cũng có thể mang đến hậu quả rất nghiêm trọng và không thể lường trước.