Bitcoin, đồng tiền số giá trị vốn hóa lớn nhất thế giới, dựa trên một mạng lưới phi tập trung. Điều đó có nghĩa là đồng tiền số này không được phát hành bởi một tổ chức duy nhất như Ngân hàng Trung ương. Các giao dịch được ghi lại trên một số cái công khai gọi là Blockchain nhưng cần được "xác minh" bởi các thợ đào.
Thợ đào Bitcoin sử dụng các máy tích cấu hình cao để giải các bài toán phức tạp cho phép giao dịch Bitcoin diễn ra một cách hiệu quả. Các thợ đào nhận Bitcoin như là phần thưởng cho việc này và đó chính là động lực khiến họ tiếp tục đi giải các bài toán phục vụ giao dịch của Bitcoin. Tuy nhiên, để giải được những bài toán này cần các loại máy tính công suất lớn nên chúng tốn rất nhiều năng lượng.
Theo các nghiên cứu của Đại học Cambridge, khai thác Bitcoin tiêu tốn lượng năng lượng ước tính khoảng 128,84 terrawatt-giờ mỗi năm. Nó nhiều hơn tổng lượng điện năng tiêu thụ của các quốc gia như Ukraine và Argentina.
Trong khi đó, Trung Quốc là nơi chiếm tới 65% tổng lượng khai thác Bitcoin trên toàn cầu, trong đó riêng khu vực Nội Mông chiếm 8% do năng lượng rẻ. Để so sánh, có thể thấy lượng Bitcoin ở khu vực này còn nhiều hơn so với con số 7,2% của toàn nước Mỹ. Tuy nhiên, điều này có lẽ sắp thay đổi.
Một phần của kế hoạch này liên quan đến việc đóng cửa các dự án khai thác tiền số hiện có vào tháng 4/2021 đồng thời không phê duyệt bất cứ dự án mới nào. Kế hoạch này cũng liên quan đến việc đánh giá lại các ngành công nghiệp sử dụng nhiều năng lượng khác như thép và than.Nội Mông không đạt được các mục tiêu đánh giá của Chính phủ Trung ương về sử dụng năng lượng vào năm 2019. Điều này khiến các nhà lãnh đạo khu vực bị Bắc Kinh khiển trách. Đáp lại, ủy ban cải cách và phát triển của khu vực đã đưa ra các kế hoạch nhằm giảm lượng điện năng tiêu thụ.
Mặc dù Chính phủ Trung Quốc đã ủng hộ sự phát triển của công nghệ blockchain như nền tảng Bitcoin nhưng rõ ràng Trung Quốc không cho phép các loại tiền số phát triển tự do. Năm 2017, Bắc Kinh đã cấm các doanh nghiệp phát hành tiền số để huy động tiền thật. Chính phủ cũng cấm các sàn giao dịch tiền số và các hoạt động khác của doanh nghiệp liên quan đến lĩnh vực này.
Trong khi đó, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc cũng đã phát hành đồng tiền số của riêng mình. Tuy nhiên, đồng tiền này được kiểm soát nghiêm ngặt và có giá trị quy đổi tương đương đồng tệ. Nói cách khác, Trung Quốc đang số hóa đồng tệ của mình chứ không phải tạo ra một đồng tiền mới tương tự như Bitcoin hay các loại khác.
Ở một diễn biến khác, Trung Quốc cũng đang thúc đẩy các công nghệ thân thiện hơn với môi trường. Năm ngoái, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận bình cho biết nước này đang đặt mục tiêu giảm phát thải khí CO2 vào năm 2030 và tiến tới mốc loại bỏ hoàn toàn lượng khí thải carbon vào năm 2060. Hiện tại, Trung Quốc cũng đang mạnh tay đầu tư cho các loại xe điện, hạn chế sử dụng các nhà máy nhiệt điện và cấm việc sử dụng than trong các thành phố để giảm thiểu tình trạng ô nhiễm.