Trung Quốc ra đòn, tham vọng năng lượng mặt trời của Mỹ gặp "hòn đá tảng"

05/02/2023 22:32
Các chuyên gia trong ngành cho biết kế hoạch hạn chế xuất khẩu công nghệ sản xuất năng lượng mặt trời của Trung Quốc có thể gây cản trở những nỗ lực xây dựng chuỗi cung ứng năng lượng mặt trời nội địa ở Mỹ.

Bộ Thương mại và Bộ Khoa học và Công nghệ Trung Quốc đang xem xét bổ sung công nghệ tiên tiến được sử dụng trong sản xuất thỏi ingot và tấm mỏng wafer vào danh sách các công nghệ phải chịu sự kiểm soát xuất khẩu.

Các chuyên gia trong ngành cho biết, Trung Quốc hiện chiếm gần như toàn bộ sản lượng ingot và wafer trên toàn cầu cũng như phần lớn thiết bị được sử dụng trong quy trình sản xuất, đặc biệt là đối với các tấm pin mặt trời quy mô lớn thì càng ngày càng chiếm lĩnh thị trường.

Nắm trong tay 97%

Thay đổi được đề xuất nằm trong số hàng chục yêu cầu sửa đổi khác đối với danh sách kiểm soát xuất khẩu của Trung Quốc. Theo một thông báo của chính phủ Trung Quốc đưa ra vào cuối tháng 12, mục đích của những thay đổi này là nhằm “tăng cường quản lý xuất nhập khẩu công nghệ.”

Bắc Kinh đã trưng cầu ý kiến công chúng về sự thay đổi được đề xuất nhưng không công khai về việc khi nào họ sẽ đưa ra quyết định. Các cơ quan quản lý công nghệ và thương mại Trung Quốc đã không trả lời khi được yêu cầu đưa ra bình luận.

Nếu kế hoạch được thông qua, các nhà sản xuất năng lượng mặt trời của Trung Quốc sẽ phải xin giấy phép từ cơ quan thương mại cấp tỉnh của họ để xuất khẩu các công nghệ này.

Các tấm pin mặt trời được tạo ra bằng cách chiết xuất silicon cao cấp từ thạch anh và tạo thành các thỏi hình trụ, sau đó được cắt thành các tấm mỏng và xử lý hóa học để tạo ra các tế bào có khả năng chuyển đổi ánh sáng mặt trời thành năng lượng.

Các biện pháp kiểm soát xuất khẩu do Trung Quốc đề xuất sẽ nhắm vào các thiết bị và kỹ thuật quan trọng đối với các giai đoạn giữa của quy trình đó.

Theo ước tính của Cơ quan Năng lượng Quốc tế có trụ sở tại Paris, các công ty Trung Quốc kiểm soát khoảng 80% chuỗi cung ứng toàn cầu về sản xuất năng lượng mặt trời và sản xuất gần một nửa số thiết bị cần thiết để sản xuất các tấm pin mặt trời cũng như các bộ phận của chúng.

97% ingot và wafer năng lượng mặt trời trên thế giới đều đến từ Trung Quốc.

Theo công ty nghiên cứu thị trường TrendForce, hiện tại, chỉ có các công ty Trung Quốc mới có thể sản xuất các tấm wafer lớn hơn 182 và 210 mm. TrendForce cho biết các tấm wafer lớn hơn sẽ giúp sản xuất ra các tấm pin mặt trời rẻ và hiệu quả hơn. Dự kiến những tấm wafer ấy sẽ chiếm 96% thị phần thế giới vào năm 2023.

Vào năm ngoái, Mỹ đã thông qua luật khuyến khích xây dựng các cơ sở sản xuất năng lượng mặt trời tại chính quốc gia này. Đến hiện tại, không có nhà máy nào tại Mỹ sản xuất ingot hay wafer, nhưng chí ít thì hai công ty là Qcells của Tập đoàn Hanwha Hàn Quốc và công ty khởi nghiệp CubicPV Inc. do tỷ phú Bill Gates hậu thuẫn đã công bố các kế hoạch để lập đầy khoảng trống đó trong vài năm tới.

Quy trình sản xuất các thỏi ingot bằng silicon và wafer cũng tương tự như quy trình được sử dụng để sản xuất chất bán dẫn – một chuỗi cung ứng mà Mỹ thống trị. Nhà Trắng đã áp đặt các hạn chế một cách rộng rãi đối với việc xuất khẩu chất bán dẫn sang Trung Quốc vào năm ngoái.

Động thái gây đau đớn cho Mỹ hay tự làm khó chính mình?

Tuy nhiên, các nhà phân tích ngành cho biết các kế hoạch của Trung Quốc dường như không phải là sự trả đũa đối với các hạn chế về chất bán dẫn của Mỹ nhưng rất có thể là một quyết định nhằm đảm bảo sự thống trị của Trung Quốc trong lĩnh vực năng lượng mặt trời và phá vỡ nỗ lực của các quốc gia khác trong việc xây dựng chuỗi cung ứng của riêng họ.

Họ cũng cho biết nếu các hạn chế về năng lượng mặt trời của Trung Quốc được thực hiện thì cũng sẽ không gây ảnh hưởng xấu như biện pháp kiểm soát chip của Mỹ, bởi việc sản xuất năng lượng mặt trời không yêu cầu mức độ chính xác tương tự và Mỹ có bí quyết cuối cùng để chế tạo máy móc.

Thế nhưng, theo thành viên cấp cao tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế có trụ sở tại Washington là Ilaria Mazzocco, động thái này sẽ gây đau đớn cho Mỹ.

Nhà phân tích tại công ty tư vấn Gavekal Dragonomics là Dan Wang cho biết vì năng lượng mặt trời là một công nghệ được phổ biến rộng rãi nên khả năng cạnh tranh về chi phí là một trong những lợi thế chính của ngành năng lượng mặt trời của Trung Quốc.

Ông nói: “Việc không thể tiếp cận công nghệ sản xuất cho các mô-đun kích thước lớn này có thể sẽ làm tăng thêm chi phí sản xuất ở Mỹ. Nó cũng sẽ buộc các nhà sản xuất tiềm năng ở Mỹ phải tìm thiết bị ở nơi khác hoặc chờ đợi quá trình sản xuất trong nước cho những máy móc đó được xây dựng lại. Quá trình ấy có thể mất đến vài năm đấy.”

Tuy nhiên, theo các nhà phân tích tại TrendForce, kế hoạch này có thể gây tổn hại cho ngành năng lượng mặt trời của chính Trung Quốc bằng cách làm phức tạp hóa nỗ lực toàn cầu hóa và đa dạng hóa chuỗi cung ứng của nước này.

Để đối phó với thuế quan của Mỹ áp dụng đối với các tấm pin mặt trời do Trung Quốc sản xuất, các công ty Trung Quốc đã thành lập các nhà máy ở Đông Nam Á. Vào tháng 12, một cuộc điều tra của Bộ Thương mại đã đưa ra kết luận sơ bộ rằng một số công ty sản xuất tấm pin mặt trời của Trung Quốc đã lách thuế của Mỹ bằng cách định hướng hoạt động của họ qua Đông Nam Á trong khi vẫn thực hiện hầu hết các hoạt động sản xuất có giá trị cao (chẳng hạn như sản xuất phôi và tấm wafer) tại Trung Quốc.

Theo bà Mazzocco, Trung Quốc giờ đây dường như đã quay lưng lại với dòng chảy tự do của nhân tài, công nghệ và vốn đã giúp ngành năng lượng mặt trời của nước này phát triển và thống trị thị trường thế giới ngay từ đầu.

Tham khảo WSJ

Tin mới

Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 thu hồi sữa Hofumil Gold Plus nằm trong đường dây sữa giả
6 giờ trước
Ngày 17/4, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 cho biết đã rà soát và phát hiện sản phẩm sữa Hofumil Gold Plus được cung ứng trong bệnh viện thuộc danh mục các sản phẩm sữa do một trong các công ty thuộc đường dây sản xuất, buôn bán, tiêu thụ sữa bột giả trên địa bàn Hà Nội và các tỉnh lân cận vừa được cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an triệt phá.
THACO AUTO tri ân khách hàng dịp lễ 30/4 và 01/5
7 giờ trước
Chào mừng đại lễ 30/4 và 01/5, THACO AUTO triển khai chương trình ưu đãi đặc biệt cùng nhiều quà tặng hấp dẫn cho khách hàng mua xe thương hiệu Kia và Mazda trên toàn quốc.
Vé máy bay dịp 30/4 tăng chóng mặt: Một địa điểm có giá vé tăng gần gấp đôi dù đi bất kì đâu
7 giờ trước
Mặc dù giá vé máy bay dịp lễ 30/4 năm nay đều có xu hướng tăng so với ngày thường, nhưng riêng các chặng bay xuất phát từ nơi này lại tăng gần gấp đôi, có hành trình thậm chí ngang ngửa với cao điểm Tết Nguyên đán.
Ra mắt Rolls-Royce Ghost Series II giá từ 34,9 tỷ đồng: ‘Thảm bay’ của giới đại gia Việt
8 giờ trước
Rolls-Royce Ghost Series II là phiên bản nâng cấp giữa vòng đời của thế hệ thứ 2 ra mắt vào năm 2020.
Vụ gần 600 loại sữa giả tung hoành suốt 4 năm: Doanh nghiệp chiết khấu 60% chưa kể quà cáp lễ Tết; bác sĩ chỉ định mua uống
9 giờ trước
Theo chia sẻ của một chủ cửa hàng sữa thì sở dĩ các shop nhiệt tình tư vấn bán hàng cho những doanh nghiệp này bởi chính sách chiết khấu được hưởng rất cao, dao động từ 40 - 60%, chưa bao gồm các chương trình tặng quà tri ân khách hàng vào dịp cuối năm, lễ tết.

Tin cùng chuyên mục

Từng hạn chế hàng ngoại, người Nhật Bản quay xe dùng một mặt hàng từ Mỹ dù giá đắt đỏ, nguồn cung trong nước liên tục thiếu hụt
11 giờ trước
Dù phải chịu thuế nhập khẩu tuy nhiên mặt hàng này từ Mỹ về Nhật Bản vẫn rẻ hơn mức giá tại thị trường nội địa.
Đặt cược vào Việt Nam, một mặt hàng điện tử cả thế giới khao khát đã "nhảy múa" thoát thuế quan như nào?
11 giờ trước
Trong những ngày đầu tháng 4, 90% số lượng thiết bị xuất sang Mỹ đều đến từ Việt Nam.
Bất chấp Mỹ siết thuế, người tiêu dùng toàn cầu vẫn 'đổ xô' mua xe điện
1 ngày trước
Doanh số xe điện toàn cầu đã tăng 29% trong tháng 3, chủ yếu đến từ Trung Quốc và châu Âu.
Sau Hàn Quốc, Việt Nam là quốc gia thứ 2 được Apple "ưu ái" làm điều này, ngay cả Mỹ hay Nhật cũng chưa từng có!
1 ngày trước
Việt Nam là quốc gia thứ hai trên toàn cầu được Apple ưu ái tính năng này.