Trung Quốc ra đòn trả đũa mới, đình chỉ đối thoại kinh tế với Australia

06/05/2021 16:05
Bắc Kinh tuyên bố đình chỉ đối thoại kinh tế cấp bộ trưởng với Australia, động thái mang tính biểu tượng cho thấy sự không hài lòng ngày càng gia tăng của Bắc Kinh đối với Canberra.

Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia Trung Quốc hôm 6/5 cho biết nước này sẽ ngừng vô thời hạn tất cả các hoạt động trong khuôn khổ Đối thoại Kinh tế Chiến lược Trung Quốc – Australia. Mặc dù 2 bên đã tổ chức 3 vòng đàm phán theo cơ chế này kể từ năm 2014 nhưng nó đã không diễn ra kể từ tháng 9/2017 tới nay.

"Thật thất vọng khi biết Trung Quốc đưa ra quyết định này. Chúng tôi vẫn sẵn sàng tổ chức đối thoại và tham gia ở cấp Bộ trưởng", Bộ trưởng Thương mại Australia Dan Tehan ra tuyên bố. Ông Tehan cũng gọi cuộc đối thoại là "diễn đàn quan trọng" để giải quyết các vấn đề kinh tế.

Quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc đã xấu đi trong nhiều năm qua và đang ở mức tồi tệ nhất sau khi Trung Quốc chặn hoặc đánh thuế vào hàng hóa nhập khẩu từ Australia do Canberra tìm cách điều tra nguồn gốc của đại dịch Covid-19.

Tháng trước, Australia quyết định rút khỏi Sáng kiến Vành đai và Con đường của Trung Quốc đồng thời bang Victoria cũng xem xét buộc một công ty Trung Quốc phải bán hợp đồng cho thuê một cảng chiến lược quan trọng mà quân đội Mỹ và Australia vẫn thường xuyên sử dụng.

Cuộc gặp cấp Bộ trưởng gần nhất giữa Trung Quốc và Australia diễn ra vào tháng Giêng năm 2019 sau khi Bộ trưởng Quốc phòng Australia, khi đó là ông Chiris Pyne, thăm Bắc Kinh. Ngoài ra, Bộ trưởng Ngoại giao của 2 nước cũng có những cuộc nói chuyện bên lề ở ít nhất một sự kiện quốc tế.

Trung Quốc đổ lỗi cho Australia về sự xuống cấp trong mối quan hệ giữa hai nước, cáo buộc "một số quan chức chính phủ Australia cố gắng phá vỡ các hoạt động trao đổi và hợp tác thông thường" vì vấn đề ý thức hệ.

Với những gì đã diễn ra, Trung Quốc ngày càng có sức ảnh hưởng to lớn với thương mại của Australia, nhất là khi tỷ trọng xuất khẩu sang Trung Quốc tăng 43% vào cuối năm 2020. Sự gia tăng không ngừng của giá quặng sắt và việc Trung Quốc sớm kiểm soát đại dịch Covid-19 giúp thúc đẩy nhu cầu với thép, tạo ra cú tăng ngoạn mục này bất chấp các biện pháp đánh thuế lẫn nhau.

Các nhà sản xuất lớn đã phải vật lộn để bắt kịp với nhu cầu quặng sắt "khủng" của các nhà máy thép Trung Quốc. Cơn sốt đẩy giá lên 193 USD/tấn vào tháng 4, chỉ thấp hơn 1 chút so với giá kỷ lục được xác lập năm 2010. Tuy nhiên, một số nhà phân tích cho rằng giá quặng sắt có thể vượt 200 USD.

Khi mối quan hệ song phương trở nên bất hòa, Trung Quốc chọn các mặt hàng như than đá, thịt bò, lúa mạch và tôm hùm của Australia để đánh thuế trả đũa. Trung Quốc cũng là nước mua nhiều rượu vang Australia nhất, với giá trị lên tới 772 triệu USD vào năm 2019. Nó chiếm 40% lượng xuất khẩu rượu vang của nước này.

Việc Trung Quốc đánh thuế buộc hàng hóa Australia phải đa dạng thị trường. Đích đến mới của họ là châu Âu và các thị trường đang phát triển khác, vốn có nhu cầu lớn với than, lúa mạch và gỗ.

Ngoài thương mại, mối đe dọa nhãn tiền với nền kinh tế Australia liên quan tới giáo dục quốc tế và du lịch, vốn đang hoàn toàn bị đóng băng do đại dịch. Theo số liệu các năm trước, Trung Quốc chiếm 37% lượng sinh viên nước ngoài học ở Australia, tương đương nắm giữ 3,7 tỷ USD trong ngành công nghiệp 10 tỷ USD này. Khách du lịch Trung Quốc chi 12,4 tỷ đô la Australia cho đất nước này vào năm 2019, chiếm 15% tổng lượng khách.

Tin mới

"Gà đẻ trứng vàng" của VinFast đến tay khách Indonesia, hãng xe Việt chạy nước rút bàn giao 80.000 chiếc
21 phút trước
Mở rộng và thu hút tại nhiều thị trường cùng với kỷ lục về doanh số trong các tháng cho thấy VinFast đang bứt tốc cho mục tiêu 80.000 xe bàn giao cho khách hàng đến cuối năm nay.
Phụ phẩm tôm lâu nay toàn bỏ đi hóa ra giá trị cả tỷ USD
18 phút trước
Với sản lượng hàng trăm nghìn tấn mỗi năm, phụ phẩm tôm đem chế biến sâu sẽ cho ra những sản phẩm có giá trị cao gấp nhiều lần, mang về cả tỷ USD mỗi năm. Tuy nhiên, thực tế hiện giá trị phụ phẩm tôm mang lại còn quá khiêm tốn, hiện 70% chỉ dành cho chăn nuôi.
Chủ xe Defender lái 7.000km xuyên Việt Nam - Thái Lan: ‘Chạy địa hình sướng, có đoạn vượt 4.000 khúc cua, vẫn còn điểm bất tiện’
54 phút trước
Anh Nguyễn Hoàng Anh - Chủ nhân chiếc Porsche 911 Dakar đầu tiên Việt Nam, vừa hoàn thành chuyến đi từ Việt Nam qua Lào rồi Thái Lan bằng chiếc Defender.
Hiện tượng lạ thường về xuất khẩu cà phê Việt Nam
2 giờ trước
Hiện tượng khác thường là giá cà phê tăng cao nhưng sản lượng xuất khẩu giảm mạnh so với cùng kỳ năm ngoái, nguyên nhân vì sao?
Đại biểu Quốc hội đề xuất lùi thời gian đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với bia
3 giờ trước
Theo Đại biểu Quốc hội, doanh nghiệp phải có thời gian nhất định để cơ cấu lại sản phẩm, nếu áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia ngay từ 2026 thì không hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Bán 60.000 iPhone thu 2.000 tỷ đồng trong hơn 1 tháng, điều gì giúp TopZone 'on top' thị trường?
6 giờ trước
TopZone tiếp tục khẳng định vị thế nhà bán lẻ ủy quyền cao cấp nhất của Apple với doanh thu chuỗi chương trình mở bán iPhone 16 nhanh chóng đạt 2.000 tỷ đồng, phản ánh hiệu quả của chiến lược chú trọng vào trải nghiệm khách hàng của thương hiệu.
Doanh số tại Việt Nam tăng mạnh, Yamaha kiếm được bao nhiêu tiền?
9 giờ trước
Trong Quý III/2024, Việt Nam là thị trường có tăng trưởng doanh số cao thứ 2 trên toàn thế giới của Yamaha.
Trung Quốc vừa 'mở khóa' kho báu siêu khủng chứa hơn 1.000 tấn vàng, nguy cơ làm rung chuyển thị trường vàng thế giới
23 giờ trước
Mỏ vàng vừa phát hiện tại Trung Quốc ước tính chứa hơn 1.000 tấn vàng, trị giá 83 tỉ USD.
Hàng trăm nghìn tấn báu vật từ Canada đổ bộ Việt Nam với giá rẻ bất ngờ: Chi hàng tỷ USD nhập khẩu, nước ta tiêu thụ 10,4 triệu tấn mỗi năm
2 ngày trước
Nhập khẩu mặt hàng này từ Canada đã tăng mạnh 128% trong 9 tháng đầu năm.