Hồi chuông báo động của tốc độ nợ gia tăng, các nền tảng lừa đảo và sự tức giận của các nhà đầu tư khiến chính quyền Trung Quốc đang lên kế hoạch loại bỏ các nền tảng cho vay P2P vừa và nhỏ trên toàn quốc. Các nhà quản lý cũng có thể đưa ra quy định cho các nền tảng lớn nhất để hạn chế khoản nợ lớn ở mức hiện tại và khuyến khích giảm dần các hoạt động cho vay, theo một nguồn thạo tin. Do đó, cổ phiếu của các nhà khai thác nền tảng P2P đã sụt giá tại sàn New York.
Kế hoạch đã đi vào triển khai, cuộc "thanh trừng" được mở rộng tại trung tâm P2P của thành phố Hàng Châu, đây là dấu hiệu rõ ràng nhất cho thấy các nhà lãnh đạo Trung Quốc mong muốn thu hẹp đáng kể một thị trường là nguồn cơn của Mô hình Ponzi lớn nhất quốc gia, các cuộc biểu tình tại nhiều thành phố lớn và khiến cho cuộc sống của hàng ngàn người điêu đứng. Động thái này thể hiện rằng chính phủ của ông Tập Cận Bình chưa giải quyết triệt để ngành công nghiệp "ngân hàng trong bóng tối" 9 nghìn tỷ USD của Trung Quốc, mặc dù lo ngại đối với những quy định nghiêm khắc hơn đã "bóp nghẹt" dòng chảy tín dụng vào nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.
Martin Chorzempa, một nhà nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu Kinh tế Quốc tế Peterson, cho biết: "Đây là một vấn đề đã tồn tại quá lâu để thực hiện cuộc "thanh trừng" tại Trung Quốc, bởi nhiều nền tảng này đơn giản chỉ là nền tảng "zombie" đã tốn rất nhiều tiền để xây dựng quy mô và rất nhiều trong đó đã sụp đổ. Bạn có thể cho phép việc cho mở rộng hoạt động cho vay để quản lý tốt hơn và tiếp tục áp dụng quy định cho các nền tảng nhỏ hơn, đặc biệt là đối với các công ty tư nhân thực sự cần đến dịch vụ đó."
Ngân hàng trung ương Trung Quốc chưa đưa ra bình luận về việc này.
Được quảng cáo là một cách thức sáng tạo phù hợp với những người gửi tiết kiệm với các nhà cho vay nhỏ, nền tảng P2P đã có một cuộc chạy đua không mấy vững chắc trên toàn cầu. Lending Club, có trụ sở tại Mỹ, đã bị "đánh sập" bởi một vụ bê bối về quản trị và các nhà đầu tư rút tiền ồ ạt, sự việc khiến cổ phiếu của công ty này trượt giá đến 77% kể từ khi niêm yết lần đầu năm 2014 trên sàn New York.
Tại Trung Quốc, các nền tảng P2P là một trong những mảng nhiều rủi ro và ít được quản lý nhất trong hệ thống "ngân hàng bóng tối". Việc thiếu những hoạt động giám sát đã khiến mức nợ của những nền tảng này bùng nổ, từ gần như con số 0 lên đến 1,22 nghìn tỷ NDT (176 tỷ USD) vào năm 2012.
Ban đầu, các nền tảng này chủ yếu hoạt động như dự định. Những người gửi tiết kiện được hưởng lợi nhuận hai con số với số nợ rất nhỏ, trong các công ty nhỏ được đảm bảo về tiền mặt để phục vụ hoạt động phát triển. Khoảng 50 triệu nhà đầu tư đã tham gia khiến các nền tảng P2P nở rộ, tăng lên với tốc độ 3 nền tảng được mở ra trong chỉ trong 1 ngày.
Các vấn đề bắt đầu nổi cộm khi nền kinh tế của Trung Quốc tăng trưởng chậm lại và điều kiện thanh khoản bị thắt chặt. Một trong những dấu hiệu báo động lớn nhất của vấn đề đó là, vụ việc bị phanh phui vào đầu năm 2016 của một nền tảng P2P, được các cơ quan chức năng miêu tả là một Mô hình Ponzi lừa 7,6 tỷ USD của khoảng 900.000 người.
Không lâu sau đó, các nhà hoạch định chính sách của Trung Quốc đã khởi động một chiến dịch "làm sạch" hệ thống "ngân hàng bóng tối". Các quy định mới đã hạn chế việc sử dụng tín dụng và khiến các nền tảng P2P đồng loạt đóng cửa. Chủ tịch Uỷ ban Điều tiết Ngân hàng và Bảo hiểm Trung Quốc - Guo Shuqing, cảnh bảo tất cả những người sử dụng dịch vụ gửi tiền tiết kiệm nên chuẩn bị tinh thần vì tất cả số tiền của họ đầu tư vào các sản phẩm trái khoán có lợt suất cao sẽ mất hết.
Hơn 80% trong số 6.200 nền tảng của P2P tại Trung Quốc giờ đây đã đóng cửa hoặc gặp phải những vấn đề rất nghiêm trọng, do các nguyên nhân khác nhau, từ những âm mưu "lấy tiền rồi bỏ chạy" cho đến các hoạt động đầu tư kém hiệu quả, theo công ty nghiên cứu Yingcan. Các nền tảng này có đến hơn 1,5 triệu khách hàng và số nợ 112 tỷ NDT chưa được giải quyết. Hàng trăm nhà đầu tư P2P thất bại đã tổ chức các cuộc biểu tình tại nhiều thành phố lớn nhưng chỉ nhận được cái quay lưng của cảnh sát.
Số lượng các nền tảng P2P đã sụp đổ vào năm 2018
Tại Hàng Châu, các nhà quản lý đã yêu cầu một số nền tảng với số dư nợ dưới 100 triệu NDT phải trả nợ và trả lại tiền cho khách hàng trong vòng 12 tháng, theo Bloomberg. Các nhà chức trách hiện đang có kế hoạch đưa ra các yêu cầu tương tự đối với các nền tảng ở những thành phố, tỉnh khác, bao gồm Thượng Hải và Bắc Kinh.
Vẫn chưa rõ điều gì sẽ còn sót lại trên thị trường P2P của Trung Quốc sau động thái này của giới chức, nhưng các nhà phân tích dự đoán sẽ có một vài nền tảng còn hoạt động. Hiện tại, chỉ có 50 trong số 1200 nền tảng có thể được phê duyệt theo quy định để tiếp tục hoạt động, theo Citigroup. Các khoản cho vay chưa được giải quyết của ngành công nghiệp này đã giảm 30% kể từ mức đỉnh.
Kể cả nền tảng P2P lớn nhất Trung Quốc cũng phải đối mặt với những khó khăn phía trước. CreditEase, doanh nghiệp P2P đầu tiên niêm yết tại Trung Quốc, đã bắt đầu "tách rời" khỏi ngành công nghiệp này.
"Hiện tại chúng tôi còn hơn cả một nền tảng P2P", Ning Tang, nhà sáng lập và CEO của CreditEase, cho biết. "Khi công ty chúng tôi bắt đầu hoạt đông, chúng tôi là người đầu tiên nghĩ ra thị trường mô hình cho vay của Trung Quốc. Ngày nay, chúng tôi là một công ty fintech."