Trung Quốc sở hữu 'mỏ' năng lượng 'trời cho', có thể cung cấp điện cho 30% người dân của nước tỷ dân

17/01/2023 11:43
Trung Quốc có tiềm năng thuỷ điện có khả năng sinh lời lớn nhất thế giới chưa được khai thác. Nếu được phát triển, nguồn năng lượng này có thể đáp ứng 30% nhu cầu điện của quốc gia tỷ dân.

Một nhóm các nhà nghiên cứu từ Anh, Trung Quốc, Singapore, Tây Ban Nha, Thuỵ Điển, Thái Lan và Mỹ đã thực hiện khảo sát từ gần 3 triệu con sông trên khắp thế giới để xác định tổng năng lượng thuỷ điện chưa sử dụng. Phát hiện của họ được công bố trên tạp chí Nature Water và cho thấy các địa điểm tiềm năng của Trung Quốc chủ yếu năm ở khu vực miền núi phía nam, bao gồm Tây Tạng, Tứ Xuyên, Vân Nam và Quý Châu.

Các nhà nghiên cứu cho biết, dù thuỷ điện là nguồn năng lượng tái tạo và “giúp tiết kiệm chi phí tương đối” nhưng lại làm thay đổi lưu lượng tự nhiên của các con sông, gây xáo trộn hệ thống sinh thái nước ngọt và khiến nhiều sinh vật ở đó có nguy cơ tuyệt chủng.

Để hạn chế những tác động tiềm ẩn với môi trường và xã hội, nhóm đã loại trừ các khu vực được coi là di sản, khu vực quan trọng với đa dạng sinh học, rừng, khu định cư của hơn 50.000 người và các khu vực dễ bị động đất.

Nhóm đã phát hiện ra rằng, châu Á và châu Phi chiếm 85% lượng thuỷ điện có khả năng sinh lời chưa được khai thác của cả thế giới, tương đương 5,27 nghìn tỷ kilowatt giờ mỗi năm. Hầu hết các địa điểm châu Á này đều ở Trung Quốc, Ấn Độ, Myanmar, Pakistan và Nepal, còn châu Phi bao gồm CH Congo, Ethipoia, Zambia.

Nhóm cho hay: “Dãy Himalaya - tháp nước của châu Á, có tiềm năng lớn nhất để mở rộng hoạt động khai thác thuỷ điện và có nhiều hồ chứa đã được lên kế hoạch xây dựng trong khu vực.”

Trung Quốc là quốc gia có sản lượng thuỷ điện lớn nhất thế giới và là nơi có một số đập thuỷ điện lớn nhất thế giới, bao gồm đập Tam Hiệp trên sông Dương Tử và các đập Bạch Hạc Than và Khê Lạc Độ trên sông Kim Sa.

Trung Quốc sở hữu mỏ năng lượng trời cho, có thể cung cấp điện cho 30% người dân của nước tỷ dân - Ảnh 1.

Đập Bạch Hạc Than.

Châu Á cũng là nơi có những con sông lớn nhất thế giới, sông Brahmaputra hay Yarlung Tsangpo, chảy qua Trung Quốc, Ấn Độ, Bhutan và Bangladesh. Các nhà khoa học cho biết các quốc gia cần phải cải thiện sự hợp tác để quản lý hiệu quả hơn dòng chảy của sông và giảm xung đột.

Các nhà nghiên cứu nhận thấy ở châu Âu tiềm năng thuỷ điện đã được “khai thác cực kỳ triệt để”, khi phát triển thuỷ điện đã vượt qua cả tiềm năng sinh lợi tối đa. Các nhà nghiên cứu cho hay: “Châu Âu có 1,2 triệu con đập trên các dòng chảy và đang nỗ lực để dỡ bỏ nhiều đập nhằm khôi phục hệ sinh thái sông ngòi.”

Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), thuỷ điện cấp 1/6 tổng lượng điện trên toàn cầu vào năm 2020, khiến đây là nguồn năng lượng carbon thấp lớn nhất thế giới. Công suất thuỷ điện trên toàn cầu cần tăng gấp đôi vào năm 2050 để đưa thế giới đạt mục tiêu phát triển ròng bằng 0, theo lộ trình IEA vạch ra vào năm 2021.

Đồng tác giả của báo cáo - Zeng Zhenzhong, phó giáo sư tại Trường Khoa học và Kỹ thuật môi trường tại Đại học Khoa học và Công nghệ Phương Nam (SUSTech) ở Thâm Quyến, cho biết mục tiêu của IEA là có thể đạt được. Ông cũng cho biết các con đập còn đóng vai trò trong việc giảm tình trạng hạn hán.

Ông nói thêm: “Đập Tam Hiệp xả lũ để ngăn tình trạng hạn hán ở hạ lưu, nâng mực nước ở khu vực đó, bao gồm cả hồ Bà Dương. Đập này đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát tình hình ở hạ lưu. Nếu không có đập, hạn hán còn có thể nghiêm trọng hơn.”

David Dudgeon - giáo sư danh dự ngành sinh thái và đa dạng sinh học tại Đại học Hong Kong, người không tham gia vào nghiên cứu này cho biết, dòng nước ngọt hàng năm chảy xuống hạ lưu từ các con đập là chìa khoá cho sức khoẻ của những sinh vật sống ở khu vực đó.

Tuy nhiên, Dudgeon cho biết việc xác định nhu cầu đối với lượng nước được xả là một quá trình phức tạp và việc phân bổ cố định có thể là không hiệu quả, do khí hậu và sự đa dạng sinh vật của các con sông trên thế giới khác nhau.

Ông nói: “Với các biện pháp bảo vệ thích hợp, các đập thuỷ điện có thể là nguồn năng lượng hiệu quả và có giá trị, như những nơi có ít đập như châu Phi.”

Tham khảo SCMP 

Tin mới

iPhone của bạn sắp thành "đồ cổ"? Đây là điều bạn cần biết!
5 giờ trước
Mọi sản phẩm công nghệ đều có giới hạn vòng đời. Apple cam kết hỗ trợ các thiết bị của mình ít nhất 5 năm sau khi ngừng bán, nhưng sau mốc thời gian này, chúng có thể bị phân loại là “hàng cũ”.
"Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với điều hoà là đẩy lùi sinh hoạt 40-50 năm"
5 giờ trước
Nhiều đại biểu Quốc hội đã đề xuất loại điều hoà nhiệt độ khỏi danh mục mặt hàng chịu thuế trong dự án Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
Cuộc chạy đua robot của các 'ông lớn' công nghệ ngày càng nóng, tỷ phú Phạm Nhật Vượng cũng vừa nhanh chóng tham gia
4 giờ trước
Thị trường này được dự báo sẽ đạt 38 tỷ USD vào năm 2035, với gần 1,4 triệu lô hàng.
FWD Việt Nam: Điểm sáng trong bảng xếp hạng môi trường làm việc 2024
4 giờ trước
Công ty Bảo hiểm Nhân thọ FWD tiếp tục được vinh danh trong bảng xếp hạng Top 100 Nơi Làm Việc Tốt Nhất Việt Nam 2024, khẳng định vị thế hàng đầu trong thị trường lao động.
Doanh số tại Việt Nam tăng mạnh, Yamaha kiếm được bao nhiêu tiền?
4 giờ trước
Trong Quý III/2024, Việt Nam là thị trường có tăng trưởng doanh số cao thứ 2 trên toàn thế giới của Yamaha.

Tin cùng chuyên mục

Trung Quốc vừa 'mở khóa' kho báu siêu khủng chứa hơn 1.000 tấn vàng, nguy cơ làm rung chuyển thị trường vàng thế giới
10 giờ trước
Mỏ vàng vừa phát hiện tại Trung Quốc ước tính chứa hơn 1.000 tấn vàng, trị giá 83 tỉ USD.
Hàng trăm nghìn tấn báu vật từ Canada đổ bộ Việt Nam với giá rẻ bất ngờ: Chi hàng tỷ USD nhập khẩu, nước ta tiêu thụ 10,4 triệu tấn mỗi năm
1 ngày trước
Nhập khẩu mặt hàng này từ Canada đã tăng mạnh 128% trong 9 tháng đầu năm.
Chỉ mất 3 năm để làm được điều Elon Musk cố gắng suốt 12 năm mới đạt được, Xiaomi làm rung chuyển ngành ô tô toàn thế giới
2 ngày trước
Xe điện của Xiaomi đang khiến cả thế giới ô tô phải bàn tán.
Giá cà phê đã có nhịp điều chỉnh giảm
2 ngày trước
Sau khi tăng vọt vào đầu tuần trước, giá cà phê đã có nhịp điều chỉnh giảm trong phiên giao dịch đầu tuần.