Trung Quốc thắng lớn, lo thế mạnh 6.000 tỷ của Việt Nam gặp khóicon

Xuất khẩu vải thiều Việt Nam có thể gặp khó trong bối cảnh Trung Quốc cũng được mùa lớn, thời gian thu hoạch giữa hai nước lại gần nhau. Chưa kể, dịch Covid-19 vẫn còn diễn biến phức tạp.

Xuất khẩu vải thiều Việt Nam có thể gặp khó trong bối cảnh Trung Quốc cũng được mùa lớn, thời gian thu hoạch giữa hai nước lại gần nhau. Chưa kể, dịch Covid-19 vẫn còn diễn biến phức tạp.

Gặp khó từ thị trường 1,4 tỷ dân

Theo Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ NN-PTNT), vải thiều Trung Quốc bắt đầu cho thu hoạch từ cuối tháng 4, kết thúc vào cuối tháng 8.

Điều đáng lo lắng, năm nay khoảng 70% lượng vải tươi chính vụ được thu hái từ trung tuần tháng 6 đến cuối tháng 7, không lệch quá nhiều so với mùa vải thiều Việt Nam. Chưa kể, nhờ thời tiết thuận lợi nên sản lượng vải thiều Trung Quốc dự báo sẽ ổn định trở lại, nguồn cung tăng.

Theo số liệu của Hiệp hội Vải thiều Quảng Đông, 99% vải tươi Trung Quốc bán trong nội địa, chỉ khoảng 1% là xuất khẩu. Trong đó, 65% được xuất khẩu từ Quảng Đông, 30% từ Hải Nam.

Ngoài ra, nửa đầu 4/2020, do dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, phía Trung Quốc đã thực hiện nhiều biện pháp kiểm soát, tăng cường phòng chống dịch bệnh đối với lái xe từ Việt Nam sang giao nhận hàng hóa. Trung Quốc cũng điều chỉnh thời gian thông quan đối với hoạt động trao đổi cư dân biên giới, khiến nhiều xe hàng bị ách tắc tại cửa khẩu, trong đó chủ yếu là trái cây và nông sản.

Trung Quốc thắng lớn, lo thế mạnh 6.000 tỷ của Việt Nam gặp khó
Vải thiều Việt Nam có thể gặp khó khi xuất khẩu do dịch Covid-19

Điều này ít nhiều gây khó khăn cho việc xuất khẩu vải thiều Việt Nam sang thị trường 1,4 tỷ dân này.

Cuối tháng 4, khi đi kiểm tra tình hình sản xuất tại thủ phủ vải thiều Bắc Giang, Bộ trưởng NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường cũng nhận định, vụ vải năm nay sẽ chịu tác động bởi hai yếu tố: diễn biến thời tiết bất thuận có thể ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm, giảm giá trị; dịch Covid-19 sẽ gây gián đoạn thị trường xuất khẩu.

Trên thực tế, không riêng thị trường truyền thống Trung Quốc gặp khó. Mới đây, trong văn bản Bộ Công Thương gửi hai Sở Công Thương Hải Dương và Bắc Giang êu rõ, Bộ Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thủy sản Nhật Bản (MAFF) thông báo không thể cử chuyên gia sang Việt Nam để kiểm tra, công nhận hệ thống xử lý khử trùng vải tươi xuất khẩu của Việt Nam do ảnh hưởng dịch bệnh.

Do vậy, "cửa" xuất khẩu vải tươi Việt Nam sang thị trường Nhật Bản gần như đã đóng trong vụ thu hoạch vải năm nay.

Trước đó, Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN-PTNT) cho biết, ngoài thị trường Trung Quốc, những năm gần đây, quả vải thiều Việt Nam có mặt tại nhiều thị trường như Lào, Campuchia, Thái Lan,... đồng thời, cũng chen chân vào được các thị trường khó tính khác như Mỹ, EU, Úc và Nhật Bản. 

Năm ngoái, Việt Nam xuất khẩu được hơn 100.000 tấn vải thiều tươi. Đáng chú ý, lượng vải thiều xuất sang những thị trường khó tính ngày càng tăng mạnh.

Tính kế tiêu thụ 200 ngàn tấn vải thiều

Theo Sở NN-PTNT Hải Dương, diện tích vải toàn tỉnh năm nay đạt khoảng 9.750ha. Tổng sản lượng quả dự kiến 45.000 tấn, cao hơn 20.000 tấn so với niên vụ 2019. Thời gian thu hoạch trà vải dự kiến sớm, bắt đầu từ 10-30/5. Riêng vải thiều chính vụ sẽ thu hái từ 1/6-20/6.

Lãnh đạo tỉnh Hải Dương cho biết, nhiều doanh nghiệp đã về các vùng vải thiều của tỉnh để đăng ký bao tiêu loại trái cây đặc sản này. Song, tỉnh cũng lo ngại tiêu thụ vải năm nay sẽ gặp khó, nhất là với thị trường Trung Quốc. Trong khi, đây là thị trường truyền thống và lớn nhất, tiêu thụ khoảng 40% sản lượng vải của Hải Dương.  

Trung Quốc thắng lớn, lo thế mạnh 6.000 tỷ của Việt Nam gặp khó
Vụ thu hoạch cận kề, các địa phương, bộ ngành bàn cách tiêu thụ hơn 200.000 tấn vải thiều

Do đó, lãnh đạo tỉnh đề nghị Bộ NN-PTNT làm việc với phía Trung Quốc để tạo điều kiện xuất khẩu quả vải. Đặc biệt, các yêu cầu về bao bì, đóng gói, tem nhãn,... cần được thông báo sớm ngay từ tháng 4/2020 để các cơ sở thu mua, đóng gói chuẩn bị. Hải Dương cũng mong được Bộ NN-PTNT hỗ trợ trong việc xuất khẩu vải đi Mỹ, Úc, EU, Nhật Bản trong thời gian tới.

Với Bắc Giang, năm nay tỉnh có trên 28.000ha vải thiều. Sản lượng quả ước đạt trên 160.000 tấn, tăng 10.000 tấn so với năm 2019. Trà vải sớm cho thu hoạch từ 20/5 đến 5/6, vải thiều chính vụ thu hái từ 10/6.

Để vụ vải "được mùa được cả giá" cho doanh thu tới 6.300 tỷ như năm 2019, theo ông Dương Văn Thái, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang, địa phương này đang nỗ lực mở rộng thị trường tiêu thụ, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các thương nhân và doanh nghiệp đến kết nối, thu mua vải thiều.

Tỉnh chủ động xây dựng các kịch bản tiêu thụ vải thiều. Kịch bản thuận lợi nhất là vẫn xuất khẩu sang thị trường truyền thống và thị trường mới. Kịch bản thứ hai, khó khăn hơn nhưng vẫn xuất khẩu được. Kịch bản thứ ba, khó khăn nhất là không xuất đi được. Bắc Giang đã khởi động cả 3 kịch bản trên, trong mọi tình huống đều chủ động, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người dân sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.

“Dịch Covid-19 còn diễn biến phức tạp, cần đặc biệt coi trọng thị trường nội địa đầy tiềm năng với 100 triệu dân. Khai thác tốt thị trường nội địa thì Bắc Giang hoàn toàn không phải lo lắng về đầu ra cho vải thiều”, ông Thái nhận định.

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nhấn mạnh: “Khoảng 3 tuần nữa là thời điểm thu hoạch rộ vải thiều, cần chăm sóc tốt để vải đảm bảo chất lượng”.

Bộ NN-PTNT đã chủ động làm việc với các tỉnh, thành về việc tiêu thụ nông sản, đặc biệt với Bắc Giang - địa phương chiếm đến 50% tổng sản lượng vải cả nước - để xây dựng những nhóm giải pháp tích cực, chủ động nhất, phấn đấu năm nay tiếp tục là một năm vải được mùa, được giá.

T.An

Tin mới

1.000 dân có 63 xe ô tô, Việt Nam bước vào giai đoạn "ô tô hóa"
41 phút trước
Thị trường ô tô Việt Nam có nhiều tiềm năng tăng trưởng từ năm 2024 - 2030, trên cơ sở một quốc gia được coi là bước vào giai đoạn "ô tô hóa" khi trung bình có trên 50 ô tô/1.000 dân
Giờ này năm ngoái còn "cháy hàng", vậy mà giờ màu Titan Tự nhiên đã bị người Việt hắt hủi trên iPhone 16 Pro Max
2 giờ trước
"Cả thèm, chóng chán" là những gì để nói về màu Titan tự nhiên.
AION Y Plus sắp về Việt Nam: Dáng như MPV nhưng gắn mác SUV, chạy 490km/sạc
2 giờ trước
Theo đại diện hãng, dự kiến AION Y Plus sẽ ra mắt thị trường Việt Nam trong tháng 10 tới.
Giá xăng dầu hôm nay 21/9: Giảm nhẹ
2 giờ trước
Giá xăng dầu hôm nay 21/9 trên thế giới bất ngờ giảm nhẹ sau đến 4 phiên tăng giá trong tuần này và vẫn đang ở mức thấp.
Khách Tây thử đặc sản chưa tới 50.000đ ở Hạ Long: Muốn ăn phải xếp hàng, nhận xét "nó thực sự hoàn hảo"
3 giờ trước
Món ăn bình dân, giá rẻ, song có gì đặc biệt mà khiến vị khách nước ngoài phải thốt lên rằng "nó thực sự hoàn hảo"?

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Cao su

RUBBER

43.023.944 VNĐ / tấn

196.60 JPY / kg

1.92 %

+ 3.70

Đường

SUGAR

12.268.304 VNĐ / tấn

22.64 UScents / lb

3.24 %

+ 0.71

Cacao

COCOA

189.115.028 VNĐ / tấn

7,694.00 USD / mt

-0.72 %

- -56.00

Cà phê Arabica

COFFEE ARABICA

136.663.709 VNĐ / tấn

252.20 UScents / lb

0.00 %

- 0.00

Đậu nành

SOYBEANS

9.139.812 VNĐ / tấn

1,012.00 UScents / bu

-0.12 %

- -1.30

Bột đậu nành

SOYBEAN MEAL

8.675.599 VNĐ / tấn

320.20 USD / ust

-0.44 %

- -1.40

Dầu đậu nành

SOYBEAN OIL

22.412.415 VNĐ / tấn

41.36 UScents / lb

1.05 %

+ 0.43

» Xem tất cả giá Nông sản

Tin cùng chuyên mục

'Sản vật trời ban' cho Đông Nam Á đưa Việt Nam và Thái Lan bước vào cuộc đua không hồi kết: Người Trung Quốc mê không lối thoát, có thời điểm cả thế giới chỉ duy nhất nước ta có hàng
7 giờ trước
Việt Nam đã vươn lên vị trí thứ 3 thế giới về diện tích và sản lượng sầu riêng, đồng thời trở thành một đối thủ nặng ký của Thái Lan tại thị trường tỷ dân.
Xuất khẩu sầu riêng đông lạnh có thể đạt 300 triệu USD
23 giờ trước
Theo Cục Bảo vệ thực vật, năm 2023, Trung Quốc đã chi khoảng 6,7 tỉ USD để nhập khẩu sầu riêng tươi từ các nước và 1 tỉ USD để nhập khẩu sầu riêng đông lạnh từ Thái Lan, Malaysia.
Hoa kiểng Tết tả tơi sau bão lũ
1 ngày trước
Bão số 3 và mưa lũ, ngập lụt khiến nhiều diện tích trồng đào, quất... vụ Tết năm nay ở Hà Nội, Hải Phòng, Hưng Yên đứng trước nguy cơ mất trắng
Ông nông dân trồng "loài cây quen thuộc" thu lãi nhẹ nhàng 2 tỷ đồng/năm
1 ngày trước
Trồng "loài cây quen thuộc" mỗi năm thu lãi hơn 2 tỷ đồng, ông nông dân Nguyễn Huỳnh Thanh ở Tân Định, Bình Dương đã tạo việc làm ổn định cho nhiều lao động ở địa phương với thu nhập bình quân 10 triệu đồng/người/tháng.