Trung Quốc thực hiện đợt thanh tra lớn, một loạt ngân hàng dính dáng đến Jack Ma và Evergrande bị "sờ gáy"

12/10/2021 12:31
Theo nguồn tin thân cận, trọng tâm là câu hỏi liệu có phải các ngân hàng quốc doanh, quỹ đầu tư và cả cơ quan quản lý hệ thống tài chính đã trở nên quá thân mật với các doanh nghiệp tư nhân, đặc biệt là những tập đoàn như Evergrande, Didi Global và Ant Group.

Trung Quốc đang khởi động một cuộc thanh tra trên diện rộng nhằm vào các cơ quan giám sát hệ thống tài chính, các ngân hàng quốc doanh, các công ty bảo hiểm và các công ty quản lý nợ xấu lớn nhất. Là cuộc thanh tra lớn nhất trong 6 năm trở lại đây, chiến dịch cho thấy rõ nét quyết tâm chống tham nhũng trong hệ thống tài chính quy mô 54.000 tỷ USD của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.

Theo thông báo được công bố chiều tối hôm qua (11/10), 1 nhóm do Ủy ban kiểm tra trung ương đảng (CCDI) phụ trách sẽ bắt đầu đợt thanh tra chống tham nhũng kéo tháng 2 tháng tại Ủy ban giám sát ngân hàng và bảo hiểm (CBIRC). Hạn chót để tiếp nhận đơn từ khiếu nại là ngày 15/12.

Chủ tịch CBIRC Guo Shuqing nhận định động thái này cho thấy đảng Cộng sản Trung Quốc đang rất quyết tâm siết chặt kỷ cương trong ngành tài chính. Ông chỉ đạo các nhân viên coi việc hợp tác với thanh tra là ưu tiên hàng đầu tại thời điểm hiện tại.

CBIRC là một trong số 25 tổ chức bị thanh tra trong đợt này. Trong các đợt trước, đối tượng chủ yếu là các cơ quan chính phủ (cả cấp trung ương và địa phương) và các doanh nghiệp nhà nước. Lần này trọng tâm là NHTW Trung Quốc, Ủy ban chứng khoán, 2 sàn giao dịch chứng khoán Thượng Hải và Thâm Quyến, nhóm các ngân hàng quốc doanh lớn nhất và các công ty quản lý nợ xấu như China Huarong Asset Management.

Theo 1 bài viết đăng trên tờ Nhân dân nhật báo tháng trước, dẫn lời người đứng đầu CCDI là ông Zhao Leji, trọng tâm của chiến dịch thanh tra là nhận thức chính trị của các lãnh đạo đảng tại những tổ chức này và những vấn đề đang cản trở quá trình phát triển của ngành tài chính.

Còn tờ Wall Street Journal nhận định thực chất mục tiêu mà ông Tập Cận Bình hướng đến với chiến dịch thanh tra lần này là xem xét kỹ mối quan hệ giữa các định chế tài chính với các tập đoàn tư nhân lớn nhất. Theo nguồn tin thân cận, trọng tâm là câu hỏi liệu có phải các ngân hàng quốc doanh, quỹ đầu tư và cả cơ quan quản lý hệ thống tài chính đã trở nên quá thân mật với các doanh nghiệp tư nhân, đặc biệt là những tập đoàn như Evergrande, Didi Global và Ant Group.

Nguồn tin này cho biết các ngân hàng quốc doanh là chủ nợ của Evergrande đều nằm trong danh sách thanh tra. Một trong số đó là Citic Group - đế chế tài chính được thành lập cuối những năm 1970 và là ví dụ nổi tiếng nhất cho quá trình "thử nghiệm chủ nghĩa tư bản" của Trung Quốc. Citic được coi là định chế tài chính có nhiều điểm tương đồng với văn hóa phố Wall nhất ở Trung Quốc. 

Khi Evergrande cần tiền phát triển dự án năm 2015, Citic đã cam kết cho vay khoảng 3 tỷ USD. Sau đó Citic đóng gói khoản vay này thành các sản phẩm đầu tư lợi suất cao để bán lại cho các nhà đầu tư nhỏ lẻ. Có nguồn tin cho rằng những năm gần đây Citic đã cung cấp cho Evergrande hơn 10 tỷ USD bất chấp Bắc Kinh liên tục cảnh báo về những rủi ro trong lĩnh vực cho vay bất động sản. 

Một định chế khác bị thanh tra đợt này là quỹ đầu tư quốc gia CIC. Quỹ này đã đầu tư vào Ant Group và Didi Global - 2 tập đoàn công nghệ gần đây liên tiếp bị điều tra. 

Sau nhiều năm thực hiện chiến lược chống tham nhũng, tổng cộng Trung Quốc đã trừng phạt hơn 1,5 triệu quan chức. Gần đây nhất, Lai Xiaomin, cựu chủ tịch của Huarong đã phải nhận án tử hình. Hu Huaibang, cựu Chủ tịch ngân hàng chính sách lớn nhất Trung Quốc, bị phạt tù chung thân.

Để hạn chế rủi ro tài chính, Trung Quốc đang đẩy mạnh chiến dịch trấn áp một loạt doanh nghiệp trên khắp các lĩnh vực từ fintech đến bất động sản. Tuy nhiên điều đó gây ra nhiều xáo trộn và khiến các nhà đầu tư lo lắng, ban đầu đã kích hoạt lên làn sóng bán tháo các tài sản Trung Quốc.

Tham khảo Bloomberg

Tin mới

Yamaha Fazzio Blue Core Hybrid ra mắt: 'Cứu tinh' cho dân văn phòng mùa xăng tăng giá!
4 giờ trước
Mẫu xe tay ga cỡ nhỏ, vốn đã quen thuộc tại thị trường Đông Nam Á này nay đã được trang bị công nghệ hybrid tiên tiến, hứa hẹn mang đến hiệu suất tiêu thụ nhiên liệu ấn tượng hơn, đáp ứng xu hướng ngày càng khắt khe về bảo vệ môi trường.
Mẫu di động gập 'tốt nhất thị trường' đang cho đặt trước, nhận quà đặc quyền trị giá 15 triệu tại TGDĐ
3 giờ trước
Đến 11/4, khách hàng đặt trước OPPO Find N5 tại Thế Giới Di Động vừa có cơ hội sở hữu sớm siêu phẩm này, vừa được tặng thêm bảo hành mở rộng, bảo hiểm rơi vỡ màn hình, hỗ trợ lên đời và loạt dịch vụ riêng biệt, tổng trị giá 15 triệu đồng.
G7 hợp tác công ty của ông Phạm Nhật Vượng mua 899 xe điện VinFast, dự kiến 'xanh hóa' toàn bộ đội xe 4.000 chiếc
2 giờ trước
G7 ký kết hợp tác với Xanh SM để chuyển đổi gần 4.000 xe sang xe điện với lô xe đầu tiên là 899 xe điện VinFast.
Vingroup muốn làm dự án điện gió 4,5 tỷ USD ở Trà Vinh
2 giờ trước
Sau khi hoàn thành, dự án mang lại nguồn thu khoảng 700 – 800 triệu USD/năm.
Giá xăng giảm mạnh gần 2.000 đồng/lít, xuống mức thấp nhất gần 4 năm
2 giờ trước
Tại kỳ điều chỉnh hôm nay (10/4), giá xăng giảm mạnh 1.490 - 1.710 đồng/lít.

Tin cùng chuyên mục

Giám đốc Công ty Vàng Phú Cường chuyển trái phép hơn 9.492 tỉ đồng qua biên giới
13 giờ trước
Nguyễn Ngọc Phương, Giám đốc Công ty Vàng Phú Cường, bị cáo buộc đã chuyển tiền trái phép qua biên giới là 426 triệu USD, tương đương hơn 9.492 tỉ đồng
"Giá iPhone tại Việt Nam sẽ có xu hướng tăng trong thời gian tới"
15 giờ trước
Đây là nhận định từ đại diện chuỗi bán lẻ ủy quyền có thị phần lớn của Apple tại Việt Nam.
Hình thức “sở hữu xe linh hoạt” của Green Future mang tới lợi ích như thế nào?
23 giờ trước
Chỉ cần bỏ ra từ 36 triệu đồng chi phí ban đầu có thể “rinh” ngay xe điện cao cấp VF 8, thủ tục nhanh gọn, đơn giản, hoàn toàn không có rủi ro tài chính, dịch vụ mới của Green Future mở ra xu hướng sở hữu mới trên thị trường xe cũ.
Bầu Đức gửi thư trấn an cổ đông: Chuối của chúng tôi không xuất sang Mỹ, chỉ bán cho Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản
1 ngày trước
Chủ tịch Hoàng Anh Gia Lai cho biết công ty vừa chốt đơn 12 USD/thùng chuối xuất khẩu, cao hơn tuần trước 10%, cho thấy chính sách thuế của Mỹ không ảnh hưởng đến giá xuất khẩu hàng hóa của công ty.