Các nhân viên tại "trang trại tiền ảo" Bitfarms ở Quebec, Canada. Ảnh: Bloomberg
Một quan chức của Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) vào ngày 8/7 đã xác nhận thông tin trên đồng thời đưa ra lý do là Libra có thể gây ra khó khăn đối với việc thanh toán xuyên quốc gia, chính sách tiền tệ và thậm chí là chủ quyền tài chính của Trung Quốc.
Ông Wang Xin - Giám đốc bộ phận nghiên cứu của Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc trong hội thảo khoa học tại Viện tài chính điện tử của Đại học Bắc Kinh cho biết: “Liệu Libra có hoạt động tương tự như một đồng tiền và gây ảnh hưởng lớn đến chính sách tiền tệ, ổn định tài chính cũng như hệ thống tiền tệ quốc tế nếu được sử dụng rộng rãi trong thanh toán, chi trả xuyên quốc gia?”.
Theo ông Wang Xin - Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc đã “tập trung cao độ” sau khi Facebook vào tháng 6 công bố kế hoạch thiết lập đồng tiền ảo riêng và một dự án cơ sở hạ tầng tài chính liên quan đến công nghệ chuỗi khối.
Ông Wang cũng khẳng định Văn phòng Quốc vụ viện Trung Quốc đã chấp thuận do vậy Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc đã hợp tác với nhiều viện nghiên cứu để tạo ra tiền ảo riêng.
Tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (Hong Kong, Trung Quốc) cho biết nhiều lo ngại gia tăng về việc Libra có thể châm ngòi cho một cuộc đua tiền ảo mới trên thế giới.
Theo Facebook, Hiệp hội Libra có trụ sở tại Thụy Sĩ sẽ là nơi điều hành đồng tiền ảo này. Hiệp hội Libra sẽ bao gồm các doanh nghiệp như Visa, Mastercard, PayPal, Stripe, eBay và Uber. Facebook dự kiến Libra sẽ có liên kết với một giỏ tiền tệ quan trọng.
Trung Quốc trong khi đó muốn biết rõ hơn về thành phần giỏ tiền tệ mà Libra có liên kết cũng như vai trò của đồng USD.
Các nhà phân tích cho rằng để đối trọng với Libra, nhiều quốc gia có thể hướng tới việc tự thành lập đồng tiền ảo riêng dựa trên quyền rút vốn đặc biệt của Quỹ Tiền tệ Quốc tế.
Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc là ngân hàng trung ương đầu tiên nghiên cứu về tiền ảo từ năm 2014. Đây là động thái nhằm đối trọng với thách thức từ các đồng tiền ảo như bitcoin. Năm 2017, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc đã thành lập một viện nghiên cứu để tiến hành thêm các nghiên cứu.
Trung Quốc vẫn duy trì lệnh cấm đối với giao dịch thương mại bằng tiền ảo, bao gồm cả bitcoin, bởi Bắc Kinh coi tiền ảo gây rủi ro tài chính. Cùng thời điểm này, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc đã xem xét về tiền ảo "có chủ quyền" nằm dưới kiểm soát của chính phủ.
Xem bài gốc tại đây