Trung Quốc "truy sát" trào lưu phản cảm: Ông Tập mạnh tay hết cỡ vì một nỗi lo đáng sợ?

28/12/2021 09:12
Chính quyền Trung Quốc mở cuộc chiến nhắm vào nội dung được coi là “phô trương sự giàu có” giữa lúc ông Tập kêu gọi chống bất bình đẳng giàu nghèo và hướng tới thịnh vượng chung.

Ở Trung Quốc, việc liên tục khoe của trên các nền tảng xã hội có thể khiến tài khoản của bạn bị "bay màu".

Theo quy định mới, các bài đăng trên mạng với hành vi khoe của, phô trương hóa đơn hàng hiệu xa xỉ hay những bữa ăn đắt đỏ... đều bị xếp vào nội dung phản cảm vì thể hiện rõ khoảng cách giàu nghèo và khiến giới trẻ lạc lối.

Khoe hóa đơn xa xỉ là hành động bị cấm

Người đàn ông trong video bắt đầu khám phá phòng xông hơi khô tuyệt đẹp ngay trong phòng nghỉ tổng thống tại một khách sạn xa xỉ. Sau đó, anh ta chuyển sang phòng ăn - nơi một đầu bếp đang chờ đợi để phục vụ một miếng bít tết dát vàng. Hôm sau, anh ta thức dậy với bữa sáng bằng tôm hùm, ngồi bắt chéo chân trên giường ngắm quang cảnh tuyệt đẹp xung quanh.

Trung Quốc truy sát trào lưu phản cảm: Ông Tập mạnh tay hết cỡ vì một nỗi lo đáng sợ? - Ảnh 1.

Blogger nổi tiếng khoe món ăn tại khách sạn sang trọng ở Thành Đô, Trung Quốc hồi tháng 12/2020 trên Douyin. Ảnh: New York Times.

"Hóa đơn hôm nay: 108.876 Nhân dân tệ (tương đương hơn 17.000 USD)", người đàn ông trong video nói sau khi trả phòng khách sạn ở Thành Đô, Trung Quốc và vẫy vẫy tờ biên lai trước ống kính. "Tôi đã ngủ một đêm với giá bằng nhiều chiếc iPhone đấy", anh ta cười khúc khích.

Đây là nội dung video của blogger khách sạn đã thu hút được hơn 28 triệu người theo dõi trên Douyin - phiên bản TikTok của Trung Quốc. Nội dung đoạn video trên chắc chắn bị xếp vào dạng "phô trương sự giàu có". Giờ đây, nó cũng vi phạm các quy định quản lý internet mới ở Trung Quốc dù thu hút hàng triệu lượt xem.

Các nhà chức trách Trung Quốc đã tuyên chiến với các nội dung được coi là "phô trương sự giàu có" trên mạng xã hội trong bối cảnh Chủ tịch Tập Cận Bình đang nỗ lực kêu gọi chống bất bình đẳng giàu nghèo và hướng đến thịnh vượng chung.

Trong thời gian qua, các nhà quản lý tài chính Trung Quốc đã mở chiến dịch trấn áp những gã khổng lồ công nghệ ở nước này, kêu gọi giới nhà giàu "trả lại của cải cho xã hội". Hàng loạt nhân vật quan chức tham nhũng, hối lộ đã bị bắt giữ. Và trên internet, các nhà chức trách đã ra lệnh cho các nền tảng truyền thông xã hội loại bỏ các video khoe của làm lộ rõ khoảng cách giàu nghèo vốn cực kỳ phổ biến.

Blogger nói trên đã thu hút được hơn 28 triệu người theo dõi trên Douyin bằng cách đăng video về những khách sạn đắt đỏ mà anh ghé qua cũng như nếm thử các món ngon. Nhưng sau khi các phương tiện truyền thông nhà nước vào cuộc, anh đã xóa những video khoe của đó. Các bài đăng gần đây của cho thấy anh chỉ đang thử đồ ăn nhẹ ở những cửa hàng tiện lợi.

"Thanh gươm công lý ở trên đầu"

"Chúng tôi sẽ tăng cường quản lý để cho các nền tảng internet cảm thấy có một thanh gươm trên đầu họ", Zhang Yongjun - một quan chức cấp cao của cơ quan quản lý không gian mạng của Trung Quốc - cho biết tại một cuộc họp báo.

Nhưng không có định nghĩa rõ ràng về những hành vi được coi là "phô trương sự giàu có". Mặc dù các quan chức đã đưa ra một vài ví dụ cụ thể, chẳng hạn như khoe những biên lai thanh toán xa xỉ, gọi quá nhiều món đắt đỏ...

Trung Quốc truy sát trào lưu phản cảm: Ông Tập mạnh tay hết cỡ vì một nỗi lo đáng sợ? - Ảnh 2.

Những hình ảnh khoe siêu xe trên mạng phổ biến ở Trung Quốc. Ảnh: Instagram

Ông Zhang cũng cho biết: "Tiêu chuẩn ở đây là xem mức độ ảnh hưởng của nội dung như thế nào. Nội dung đó có thể truyền cảm hứng cho mọi người sống vui khỏe, có hoài bão và làm việc chăm chỉ hơn vì cuộc sống tươi đẹp, hay chỉ phục vụ cho những ham muốn thô tục của mọi người".

Trong năm nay, Douyin cho biết, đã khóa khoảng 4.000 tài khoản chỉ trong vòng 2 tháng, bao gồm cả những tài khoản đăng video về những người có thú vui rải tiền nơi công cộng. Hồi tháng 11, Xiaohongshu - một ứng dụng giống Instagram - thông báo đã "gắn cờ đỏ" đối với gần 9.000 bài khoe của từ tháng 5 đến tháng 10.

Tình trạng bất bình đẳng ở Trung Quốc là rất lớn. Theo Viện Nghiên cứu Credit Suisse, 1% người Trung Quốc nắm giữ 31 % tài sản của đất nước. Đại dịch Covid-19 càng cho thấy rõ chênh lệch giàu nghèo, khi người giàu vẫn tiếp tục thú vui chi tiêu xa xỉ trong khi những nghèo lại càng nghèo.

Nếu không được giải quyết, sự bất bình đằng này có thể gây ra mối đe dọa đối với sự kiểm soát của chính quyền, vốn cam kết với người dân về thịnh vượng chung.

Giá nhà ở đô thị cao ngất ngưởng và sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt trong tầng lớp "cổ cồn trắng" (tầng lớp trí thức) đã khiến nhiều người trẻ cảm thấy rằng "Giấc mơ Trung Hoa" đang ở ngoài tầm với. Thậm chí, ông Tập Cận Bình còn xem khoảng cách giàu nghèo này là một "vấn đề chính trị lớn" ảnh hưởng đến sự sống còn của Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Những tranh cãi

Những màn khoe của từ lâu nay luôn thu hút sự chú ý khi được tung lên mạng và cư dân mạng Trung Quốc cũng không ngoại lệ.

Trong một xu hướng lan truyền vào năm 2018, cư dân mạng Trung Quốc đã đăng những bức ảnh chụp chính họ ngã sóng xoài trên mặt đất, xung quanh là những đồ vật đắt tiền. Thậm chí, ngành công nghiệp nước này cũng đã cho ra đời những công ty chuyên giúp người dùng mạng trông giàu có hơn trong các video đăng trên mạng.

Mùa hè năm ngoái, các nhà chức trách nước này bắt đầu vào cuộc khi tình trạng này nở rộ khắp các trang mạng. Tháng 7/2020, cơ quan quản lý không gian mạng đã công bố kế hoạch "làm sạch triệt để các thông tin cổ súy giá trị xấu như so sánh hoặc phô trương sự giàu có, thú vui xa hoa..."

Chiến dịch được truyền thông Trung Quốc đưa tin rộng rãi. Trong đó, hãng thông tấn nhà nước Tân Hoa Xã có bài viết cho rằng, sự phô trương sự giàu có đã "làm thối rữa bầu không khí xã hội". Trong những tuần gần đây, ứng dụng Xiaohongshu đã thu hút được sự chú ý khi mời người dùng tạo video tố cáo hành vi khoe của và quảng cáo với những người xem khác.

Một trong những người được mời là Yi Yang - một chủ nhà trọ ở Dujiangyan, một thành phố nhỏ ở tỉnh Tứ Xuyên. Tháng trước, cô Yi - 35 tuổi - chia sẻ một đoạn video với nhạc nền piano êm đềm, cảnh chồng cô làm vườn và gói hàng, trong khi cô mô tả cách họ tự làm đồ trong nhà và trồng rau. Cô còn so sánh lối sống của mình với những người khoe của trên mạng về việc mua chiếc xe thể thao đắt đỏ đầu tiên hoặc chi trả tiền mua những biệt thự rộng lớn. "Chúng tôi có ước mơ, chúng tôi có hoa, chúng tôi có tự do", cô nói. "Đây là sự giàu có thực sự".

Trong một cuộc phỏng vấn, cô cho biết rất lo lắng khi những người trẻ tuổi xem những video khoe của sẽ nảy sinh những kỳ vọng không thực tế. Cô nói: "Khi họ không đạt được mục tiêu tham vọng đó, họ sẽ nghi ngờ về xã hội và về bản thân".

Trung Quốc truy sát trào lưu phản cảm: Ông Tập mạnh tay hết cỡ vì một nỗi lo đáng sợ? - Ảnh 3.

Người tiêu dùng Trung Quốc mua sắm trong một cửa hàng cao cấp. Ảnh: Chinadaily

Tuy nhiên, những người khác cho biết, những lo lắng về việc phô trương sự giàu có đang bị thổi phồng quá mức. Trên nền tảng mạng xã hội Weibo, một số người dùng cho biết, các video khoe của thỏa mãn trí tò mò của họ hoặc chỉ đơn thuần là giải trí.

Bất chấp tuyên bố mạnh mẽ về chiến dịch chống khoe của, vẫn chưa rõ giới chức Trung Quốc sẽ triển khai các biện pháp thực thi nghiêm ngặt ra sao. Hồi tháng 10, mạng xã hội Douyin và Kuaishou bị phạt 31.000 USD vì để lan truyền nội dung mà giới chức Trung Quốc cho là "quảng bá tiêu xài quá mức".

Nhưng trên thực tế, mạng xã hội Trung Quốc vẫn tràn ngập các nội dung khoe của.

Tin mới

[Trên Ghế 16] Người sắp lập gia đình, đã có gia đình, tài chính 500-700 triệu nên mua xe gì?
6 giờ trước
Theo chuyên gia Đoàn Anh Dũng, việc lựa chọn xe cho từng đối tượng khách hàng phụ thuộc vào điều kiện tài chính và nhu cầu sử dụng của mỗi người, sau đó đến các yếu tố về thương hiệu và động cơ.
Đại chiến phá giá không thấy đáy giữa các hãng xe điện Trung Quốc tại Thái Lan: Hậu quả khôn lường
7 giờ trước
Việc phá giá bất chấp hậu quả của các hãng xe điện Trung Quốc tại Thái Lan đang gây ra nhiều hậu quả tai hại cho chính quốc gia này và buộc Đại sứ quán Trung Quốc tại Thái Lan phải lên tiếng.
Yamaha ra mắt xe ga mới siêu tiết kiệm xăng, màu tím cực cá tính, cốp rộng hơn Honda Lead
8 giờ trước
Yamaha tiếp tục khẳng định vị thế của mình trong phân khúc xe ga đô thị với phiên bản mới vừa được trình làng.
Ông nông dân trồng "loài cây quen thuộc" thu lãi nhẹ nhàng 2 tỷ đồng/năm
8 giờ trước
Trồng "loài cây quen thuộc" mỗi năm thu lãi hơn 2 tỷ đồng, ông nông dân Nguyễn Huỳnh Thanh ở Tân Định, Bình Dương đã tạo việc làm ổn định cho nhiều lao động ở địa phương với thu nhập bình quân 10 triệu đồng/người/tháng.
Giá USD hôm nay 20/9: Bất ngờ tăng tỷ giá "chợ đen" lấy lại mốc 25.000 đồng
9 giờ trước
Giá USD hôm nay 20/9: Trong nước, tỷ giá "chợ đen" bất ngờ tăng 65 đồng ở cả 2 chiều so với cùng thời điểm ngày hôm qua, lên mức 24.965 - 25.065 VND/USD. Trái lại, tỷ giá USD/VND niêm yết tại các ngân hàng thương mại lại đồng loạt giảm.

Tin cùng chuyên mục

Giá USD hôm nay 19/9: Tỷ giá "chợ đen" lao dốc, bán ra dưới 25.000 đồng
1 ngày trước
Giá USD hôm nay 19/9: Trong nước, tỷ giá USD/VND niêm yết tại thị trường tự do bất ngờ "rơi" 50 đồng ở cả 2 chiều khiến chiều bán chính thức về dưới mốc 25.000 đồng. Hiện thị trường này đang niêm yết ở mức 24.850 - 24.950 VND/USD.
6 phút “chạm” may mắn trên điện thoại với Bingo18
2 ngày trước
“Vừa sáng mua vé dự thưởng, chỉ 6 phút sau đã biết mình trúng thưởng rồi thấy tiền về ngay, tinh thần của tôi rất phấn khởi”, chị Ngọc Bích - một người chơi xổ số Bingo18 chia sẻ.
Giá USD hôm nay 18/9: Tỷ giá "chợ đen" giảm, ngân hàng phục hồi
2 ngày trước
Giá USD hôm nay 18/9: Trong nước, tỷ giá USD/VND trên thị trường tự do giảm 30 đồng ở cả 2 chiều, xuống mức 24.900 - 25.000 VND/USD. Ngược lại, tại các ngân hàng thương mại, tỷ giá niêm yết bắt đầu hồi phục khi đồng loạt tăng từ 50 đồng đến hơn 80 đồng so với ngày hôm qua.
Khủng hoảng Volkswagen: Nếu đóng cửa nhà máy sẽ khiến cả 1 thị trấn điêu đứng, 60.000 cư dân lo mất kế sinh nhai, chính Bộ trưởng phải vào cuộc
2 ngày trước
“Sẽ không có Wolfsburg nếu thiếu Volkswagen”, một nhân viên Volkswagen nói.