Trung Quốc và hệ thống thanh toán riêng có thể cứu cánh cho Nga trước hàng loạt các lệnh trừng phạt?

02/03/2022 13:15
Những ngân hàng lớn của Trung Quốc đang có động thái hạn chế tài chính đối với việc mua hàng hóa từ Nga trước mối đe dọa trừng phạt từ Mỹ và các đồng minh.

Động thái thận trọng từ Trung Quốc

Ngân hàng trung ương (NHTW) Trung Quốc có thể là cứu cánh tài chính cho Nga nếu Bắc Kinh quyết định từ chối tham gia các nỗ lực của phương Tây nhằm cắt đối tác chiến lược của họ ra khỏi hệ thống tài chính toàn cầu.

Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) có giao dịch hoán đổi tiền tệ trị giá hàng tỷ USD với NHTW Nga. Điều này cho phép hai quốc gia cung cấp thanh khoản cho các doanh nghiệp để họ tiếp tục giao dịch.

Trung Quốc cũng cho các ngân hàng của Nga tham gia vào hệ thống thanh toán riêng của nước này. Đây được coi là một giải pháp thay thế cho hệ thống thanh toán liên ngân hàng quốc tế SWIFT mà nhiều ngân hàng của Nga sẽ bị cấm sử dụng.

Tuy nhiên, vẫn chưa rõ liệu Trung Quốc có thực hiện những hỗ trợ đó hay không. POBC vẫn chưa tiết lộ cách họ phản ứng với các lệnh trừng phạt của Nga. Hiện tại, Trung Quốc vẫn đang có những bước đi thận trọng. Hai ngân hàng quốc doanh lớn của Trung Quốc đang hạn chế tài chính để mua hàng hóa của Nga.

Đồng nhân dân tệ trong dự trữ ngoại hối có thể là sự trợ giúp lớn nhất đối với Nga. Tính đến tháng 6/2021, khoảng 13% dự trữ của Nga, ước tính 77 tỷ USD, nằm trong các tài sản ở Trung Quốc. Việc bán bớt số tài sản nắm giữ đó có thể mang lại cho Nga tính thanh khoản cần thiết.

Yu Lingqu, phó giám đốc trung tâm nghiên cứu tài chính tại Viện phát triển Trung Quốc, cho biết: "Tài sản Trung Quốc và đồng nhân dân tệ trong dự trữ ngoại hối của Nga có thể là một công cụ hiệu quả để chống lại tác động của các lệnh trừng phạt của Mỹ và châu Âu".

Theo nhà ngoại giao hàng đầu của Liên minh châu Âu Josep Borrell, các quốc gia phương Tây đã công bố các biện pháp hạn chế đóng băng gần một nửa dự trữ của Nga trong nhóm G7. Tuy nhiên, Trung Quốc đã không ký các lệnh trừng phạt. Vì thế, Mỹ, châu Âu và các quốc gia khác không thể ngăn cản Nga tiếp cận nguồn dự trữ ở Trung Quốc.

Ông Borrell cho biết các quốc gia phương Tây không thể phong tỏa dự trữ của NHTW Nga ở Moscow hoặc ở Trung Quốc. Ông lưu ý rằng Nga đã chuẩn bị tài chính cho tình huống này trong vài năm qua bằng cách giảm tài sản bằng đô la và chuyển sang dự trữ đồng euro và nhân dân tệ.

Trung Quốc khó có thể theo các quốc gia phương Tây để đóng băng tài sản bằng đồng nhân dân tệ của Nga vì cả hai nước đều "muốn chống lại sự thống lĩnh của Mỹ và đồng đô la trong hệ thống tài chính toàn cầu".

Tình thế khó xử của Bắc Kinh là làm thế nào để hỗ trợ đối tác chiến lược của mình là Nga mà không vi phạm các lệnh trừng phạt của phương Tây. Chính quyền của Chủ tịch Tập Cận Bình sẽ phải lựa chọn có nên tiếp tục cho phép Nga tiếp cận vào hệ thống tài chính của Trung Quốc hay không và liệu Trung Quốc có thể sử dụng thỏa thuận hoán đổi tiền tệ giữa hai quốc gia hay không.

Với việc các ngân hàng Trung Quốc bắt đầu hạn chế tài chính trong nhập khẩu hàng hóa của Nga, thỏa thuận hoán đổi 150 tỷ nhân dân tệ (24 tỷ USD) có thể được sử dụng để giúp các công ty Trung Quốc thanh toán cho việc nhập khẩu các sản phẩm năng lượng của Nga.

Hệ thống thanh toán của Trung Quốc liệu có thể cứu cánh cho Nga?

Các lệnh trừng phạt cũng có thể thúc đẩy hệ thống thanh toán trong nước của Trung Quốc đối với các giao dịch bằng đồng nhân dân tệ xuyên biên giới.

Được ra mắt bởi ngân hàng trung ương Trung Quốc vào năm 2015, Hệ thống Thanh toán Liên ngân hàng Xuyên biên giới, hay CIPS, được coi là một giải pháp thay thế tiềm năng cho hệ thống thanh toán toàn cầu do Mỹ chi phối, trong đó có SWIF.

Nhiều ngân hàng Nga đã bị cắt khỏi SWIFT, hệ thống nhắn tin do Hiệp hội Viễn thông Tài chính Liên ngân hàng Toàn cầu điều hành và được sử dụng cho các giao dịch trị giá hàng nghìn tỷ USD.

CIPS có nhiều ngân hàng địa phương tại Nga tham gia. Tuy nhiên, phạm vi của CIPS vẫn nhỏ hơn so với SWIFT. Hệ thống non trẻ chỉ có 75 ngân hàng tham gia trực tiếp, hầu hết là các ngân hàng Trung Quốc, cùng 1.205 ngân hàng tham gia gián tiếp. Trong khi đó, SWIFT có hơn 11.000 tổ chức thành viên và đồng nhân dân tệ chỉ chiếm 3% các khoản thanh toán qua hệ thống vào tháng 1.

Mặc dù CIPS cung cấp các dịch vụ gửi tin nhắn và thanh toán, các giao dịch thông qua CIPS vẫn có thể dựa vào các tin nhắn được gửi qua SWIFT nếu giao dịch liên quan đến các ngân hàng không được liên kết trực tiếp trong hệ thống CIPS, theo phó giám đốc Yu.

Ông Yu nói: "Có nhiều cơ hội cho việc sử dụng nhân dân tệ và CIPS trên phạm vi quốc tế, nhưng chúng ta không nên lạc quan một cách mù quáng".

Nguồn: Bloomberg

https://cafef.vn/trung-quoc-va-he-thong-thanh-toan-rieng-co-the-cuu-canh-cho-nga-truoc-hang-loat-cac-lenh-trung-phat-20220302094746549.chn

Tin mới

[Trên Ghế 16] Người sắp lập gia đình, đã có gia đình, tài chính 500-700 triệu nên mua xe gì?
2 giờ trước
Theo chuyên gia Đoàn Anh Dũng, việc lựa chọn xe cho từng đối tượng khách hàng phụ thuộc vào điều kiện tài chính và nhu cầu sử dụng của mỗi người, sau đó đến các yếu tố về thương hiệu và động cơ.
Đại chiến phá giá không thấy đáy giữa các hãng xe điện Trung Quốc tại Thái Lan: Hậu quả khôn lường
3 giờ trước
Việc phá giá bất chấp hậu quả của các hãng xe điện Trung Quốc tại Thái Lan đang gây ra nhiều hậu quả tai hại cho chính quốc gia này và buộc Đại sứ quán Trung Quốc tại Thái Lan phải lên tiếng.
Yamaha ra mắt xe ga mới siêu tiết kiệm xăng, màu tím cực cá tính, cốp rộng hơn Honda Lead
4 giờ trước
Yamaha tiếp tục khẳng định vị thế của mình trong phân khúc xe ga đô thị với phiên bản mới vừa được trình làng.
Ông nông dân trồng "loài cây quen thuộc" thu lãi nhẹ nhàng 2 tỷ đồng/năm
4 giờ trước
Trồng "loài cây quen thuộc" mỗi năm thu lãi hơn 2 tỷ đồng, ông nông dân Nguyễn Huỳnh Thanh ở Tân Định, Bình Dương đã tạo việc làm ổn định cho nhiều lao động ở địa phương với thu nhập bình quân 10 triệu đồng/người/tháng.
Giá USD hôm nay 20/9: Bất ngờ tăng tỷ giá "chợ đen" lấy lại mốc 25.000 đồng
5 giờ trước
Giá USD hôm nay 20/9: Trong nước, tỷ giá "chợ đen" bất ngờ tăng 65 đồng ở cả 2 chiều so với cùng thời điểm ngày hôm qua, lên mức 24.965 - 25.065 VND/USD. Trái lại, tỷ giá USD/VND niêm yết tại các ngân hàng thương mại lại đồng loạt giảm.

Tin cùng chuyên mục

Giá USD hôm nay 19/9: Tỷ giá "chợ đen" lao dốc, bán ra dưới 25.000 đồng
1 ngày trước
Giá USD hôm nay 19/9: Trong nước, tỷ giá USD/VND niêm yết tại thị trường tự do bất ngờ "rơi" 50 đồng ở cả 2 chiều khiến chiều bán chính thức về dưới mốc 25.000 đồng. Hiện thị trường này đang niêm yết ở mức 24.850 - 24.950 VND/USD.
6 phút “chạm” may mắn trên điện thoại với Bingo18
2 ngày trước
“Vừa sáng mua vé dự thưởng, chỉ 6 phút sau đã biết mình trúng thưởng rồi thấy tiền về ngay, tinh thần của tôi rất phấn khởi”, chị Ngọc Bích - một người chơi xổ số Bingo18 chia sẻ.
Giá USD hôm nay 18/9: Tỷ giá "chợ đen" giảm, ngân hàng phục hồi
2 ngày trước
Giá USD hôm nay 18/9: Trong nước, tỷ giá USD/VND trên thị trường tự do giảm 30 đồng ở cả 2 chiều, xuống mức 24.900 - 25.000 VND/USD. Ngược lại, tại các ngân hàng thương mại, tỷ giá niêm yết bắt đầu hồi phục khi đồng loạt tăng từ 50 đồng đến hơn 80 đồng so với ngày hôm qua.
Khủng hoảng Volkswagen: Nếu đóng cửa nhà máy sẽ khiến cả 1 thị trấn điêu đứng, 60.000 cư dân lo mất kế sinh nhai, chính Bộ trưởng phải vào cuộc
2 ngày trước
“Sẽ không có Wolfsburg nếu thiếu Volkswagen”, một nhân viên Volkswagen nói.