Trung Quốc vẫn liên tục săn lùng kho báu đứng thứ 6 thế giới của Việt Nam: Kết năm thu về hơn 4 tỷ USD, Hàn Quốc, Mỹ cũng tham gia cuộc đua

08/02/2024 07:30
Riêng trong tháng cuối năm, mặt hàng này đã thu về hơn 300 triệu USD.
Trung Quốc vẫn liên tục săn lùng kho báu đứng thứ 6 thế giới của Việt Nam: Kết năm thu về hơn 4 tỷ USD, Hàn Quốc, Mỹ cũng tham gia cuộc đua - Ảnh 1

Ảnh minh họa

Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu xơ sợi dệt của Việt Nam trong tháng 12 đạt 155.658 tấn với trị giá hơn 361 triệu USD, tăng 4,1% về lượng và tăng 2% về trị giá so với tháng 11. Tính chung trong cả năm 2023, nước ta đã thu về hơn 4,3 tỷ USD từ xuất khẩu xơ sợi dệt các loại, tương đương với hơn 1,7 triệu tấn, tăng 13,4% về lượng nhưng giảm 7,6% về trị giá so với năm 2022.

Trung Quốc vẫn liên tục săn lùng kho báu đứng thứ 6 thế giới của Việt Nam: Kết năm thu về hơn 4 tỷ USD, Hàn Quốc, Mỹ cũng tham gia cuộc đua - Ảnh 2

Xét về thị trường, xơ sợi dệt luôn là 'mỏ vàng béo bở' Trung Quốc luôn tìm mua bởi đây là nguyên liệu đầu vào cực quan trọng đối với ngành dệt may – ngành hàng mà Trung Quốc đang dẫn đầu cả thế giới. Trong năm 2022, Trung Quốc đã thu về hơn 176 tỷ USD từ xuất khẩu dệt may, đứng đầu toàn cầu. Trung Quốc đã sớm mở cửa lại hoàn toàn nền kinh tế vào quý 2/2023, hỗ trợ các mặt hàng xuất khẩu sang Trung Quốc như xơ, sợi phục hồi kể từ nửa sau 2023.

Kết thúc năm 2023, theo Tổng cục Hải quan, xuất khẩu xơ sợi dệt sang Trung Quốc đạt 882.715 tấn với trị giá đạt hơn 2,3 tỷ USD, tăng 24% về lượng và tăng 9,5% về trị giá so với năm 2022.

Trung Quốc vẫn liên tục săn lùng kho báu đứng thứ 6 thế giới của Việt Nam: Kết năm thu về hơn 4 tỷ USD, Hàn Quốc, Mỹ cũng tham gia cuộc đua - Ảnh 3

Không nằm ngoài cuộc đua với Trung Quốc, Mỹ và Hàn Quốc cũng tăng cường nhập khẩu mặt hàng này của Việt Nam. Hết năm 2023, xuất khẩu xơ sợi sang Hàn Quốc thu về hơn 384 triệu USD, giảm 20% so với năm 2022. Mỹ đã vươn lên từ vị trí thứ 4 lên thị trường xuất khẩu lớn thứ 3 của xơ sợi Việt Nam với hơn 147 triệu USD, tuy nhiên giảm 20,5% so với năm 2022.

Tính đến hết năm 2022, Việt Nam đã vượt qua Hàn Quốc trở thành quốc gia xuất khẩu xơ sợi đứng thứ 6 thế giới.

Nói về ngành vải và dệt may của Trung Quốc, quốc gia này giữ vai trò là ‘ông trùm’ của thế giới. Trung Quốc là một quốc gia đầu tiên tìm ra cách trồng dâu nuôi tằm, lấy kén ươm tơ, dệt lụa sớm nhất trên thế giới, do đó đã có truyền thống sản xuất vải từ lâu đời, nhất là vải lụa vốn đã là thứ vải thượng hạng từ thời xa xưa.

Lợi thế của Trung Quốc trong ngành dệt may là chi phí sản xuất thấp, nguồn nguyên liệu thô chất lượng, cơ sở hạ tầng công nghiệp hiện đại và máy móc công nghệ cao có sẵn khiến thị trường này luôn được các quốc gia khác ưu tiên nhập khẩu.

Không chỉ áp đảo cả thế giới về sản lượng vải và hàng may mặc, nhiều cơ sở dệt may tại Trung Quốc cũng tích cực chuyển hướng sang ứng dụng tự động hóa vào các dây chuyền sản xuất nhằm nâng cao năng suất và tránh tình trạng thiếu nhân công.

Tại một công ty dệt may ở Tô Châu, tỉnh Giang Tô, miền đông Trung Quốc đang sử dụng một loạt các phương tiện tự động, như máy dệt tự động, camera giám sát từ trên cao và các thiết bị công nghệ cao khác. Có 96 trục chính hoạt động cùng một lúc để quay sợi và các robot kiểm tra mỗi khi bật đèn xanh sẽ cho phép thực hiện các thao tác sàng lọc tự động, quấn dây, hay lột vải…

Dự báo trong thời gian tới, khu vực nhập khẩu hàng dệt may lớn nhất thế giới là Mỹ và châu Âu có xu hướng giảm nhập khẩu nguyên liệu dệt từ Trung Quốc trong khi tăng nhập khẩu từ các nước khác. Vì vậy, Việt Nam sẽ có cơ hội mở rộng thị phần xuất khẩu xơ, sợi và dệt may trong tương lai.

Ngoài ra, hiện nay, sợi nhân tạo tổng hợp từ dầu mỏ, than đá và khí đốt tự nhiên chiếm hơn 60% thị phần sợi toàn cầu. Trong khi đó, xung đột Nga-Ukraine đã tác động trực tiếp và dự kiến sẽ làm tăng giá sản xuất xơ, sợi trong năm nay cũng tạo cơ hội cho các sản phẩm xơ, sợi của Việt Nam có nhiều tiềm năng trong thời gian tới.

Tin mới

Trừng phạt của phương Tây "như muối bỏ bể", doanh thu từ dầu khí của Nga vẫn tăng đều, dầu Moscow "biến hình" không ngừng chảy vào châu Âu
3 giờ trước
Nga đã tận dụng 3 "lỗ hổng" khiến những lệnh trừng phạt của phương Tây trở nên thất bại.
[Trên Ghế 43] Ông chủ Phê Phượt bày cách phượt bằng ô tô: Đi gì, ăn gì, ở đâu, mấy ngày và làm gì?
4 giờ trước
Xuyên Việt hàng chục lần, anh Đoàn Kiều Dũng có thừa kinh nghiệm để chia sẻ cho những ai đang có ý định phượt bằng ô tô.
"Con làm cha phá" là đây: Nuôi ngan vịt ở Châu Phi không dám ăn, ông Quý vừa sang đã làm 1 việc Quang Linh Vlogs khóc ròng
4 giờ trước
Nam YouTuber ở Việt Nam nhìn thấy cảnh này mà “khóc thét”.
Giá xăng dầu hôm nay 22/11: Đột ngột bật tăng phiên cuối tuần
5 giờ trước
Giá xăng dầu hôm nay 22/11: Giá dầu thô thế giới đột ngột bật tăng trong phiên cuối tuần. Giá dầu WTI và Brent tăng từ 1,3 USD đến 1,4 USD/thùng so với ngày hôm qua 21/11.
GS thắng giải 3 triệu USD của tỷ phú Phạm Nhật Vượng “hiến kế” cho lĩnh vực Việt Nam đứng thứ 3 thế giới
5 giờ trước
Lĩnh vực này có thể mang về nhiều tỷ USD cho Việt Nam.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Dầu thô Brent

BRENT CRUDE

1.886.703 VNĐ / thùng

74.24 USD / bbl

0.02 %

+ 0.01

Dầu thô WTI

WTI CRUDE OIL

1.782.412 VNĐ / thùng

70.14 USD / bbl

0.06 %

+ 0.04

Khí tự nhiên US

NATURAL GAS US

2.328.671 VNĐ / m3

3.38 USD / mmbtu

1.28 %

+ 0.04

Than đá

COAL

3.595.826 VNĐ / tấn

141.50 USD / mt

0.00 %

- 0.00

» Xem tất cả giá Năng lượng

Tin cùng chuyên mục

Đã tìm ra smartphone ‘chân ái’ cho người chơi ‘hệ thích di chuyển’
9 giờ trước
Nếu bạn là người đam mê du lịch, thích khám phá những vùng đất mới và lưu giữ những khoảnh khắc đáng giá, OPPO Find X8 Series chính là lựa chọn lý tưởng.
Xăng RON 95 về sát 20.500 đồng/lít
10 giờ trước
Tại kỳ điều chỉnh hôm nay (21/11), giá xăng trong nước giảm từ 80 - 110 đồng/lít.
Giá xăng dầu hôm nay 21/11: Giá xăng dầu đồng loạt giảm phiên thứ 2 liên tiếp
21 giờ trước
Đúng như dự đoán của giới chuyên gia và doanh nghiệp, giá xăng dầu trong nước tại kỳ điều hành ngày 21/11 tiếp tục suy giảm theo đà suy giảm của giá xăng dầu thế giới.
Chán nản với các quốc gia thành viên, thủ lĩnh của OPEC+ dễ đưa ra một 'đòn trừng phạt' khiến thị trường dầu mỏ toàn cầu rúng động, Nga 'toát mồ hôi hột'
1 ngày trước
Quyết định này nếu được đưa ra có thể đẩy giá dầu về mức 50 USD/thùng.