Trung Quốc vô địch thiên hạ về robot: Sản xuất hơn 6 triệu con/năm, có sản phẩm rẻ bằng 1/2 Nhật Bản, tiến tới để robot sản xuất robot

20/02/2024 11:07
Robot Trung Quốc vô địch thế giới.

Tại đây giống như một xưởng sản xuất với 3 dây chuyền lắp ráp, mỗi dây chuyền dài khoảng 10 mét. Trên các ngăn kệ, cánh tay robot màu trắng và xanh lá cây thoăn thoắt lấy ốc vít và bu lông lắp ráp các bộ phận chưa hoàn thiện. Chào mừng bạn đến với CGXI, công ty khởi nghiệp với 300 nhân viên có trụ sở tại Vô Tích, phía bắc Thượng Hải, chuyên sản xuất ‘cobots’ (viết tắt của ‘robot ’ và ‘collaborative’), tức các robot công nghiệp nhỏ có khả năng làm việc cùng con người.

CGXI hiện thực hóa giấc mơ robot sản xuất robot , song chưa đạt đến mức độ tự động hóa cao do khối lượng sản xuất còn nhỏ. Nhờ nguồn tài trợ từ một ngân hàng đầu tư đại chúng, startup này chuẩn bị ra mắt một nhà máy mới hoàn toàn tự động, triển khai dưới dạng quy trình công nghiệp ‘3.0’ để tối ưu hóa dây chuyền sản xuất quy mô lớn.

Theo Liên đoàn Robot Quốc tế (IFR), đến năm 2022, Trung Quốc sẽ triển khai 290.000 robot công nghiệp, chiếm hơn một nửa tổng số robot lắp đặt trên toàn thế giới. Viện Điện tử Trung Quốc kỳ vọng thị trường này sẽ trị giá 11,5 tỷ USD (khoảng 10,7 tỷ euro) vào năm 2024.

Được biết, CGXI đang đặt cược vào thị trường cobot bùng nổ. Không giống như những loại robot lớn cồng kềnh, phức tạp, những con robot nhỏ này dễ dàng hòa nhập vào dây chuyền sản xuất và làm việc chung với con người. CGXI dự định gia tăng lợi thế cạnh tranh về dịch vụ và phần mềm.

“Chúng tôi đang cố tạo ra những cobot dễ sử dụng”, nhà sáng lập Ji Feng nói.

Jiang Chao, nhà sáng lập kiêm CEO công ty robot di động Syrius cho biết các sản phẩm do Trung Quốc sản xuất có lợi thế về giá. Chẳng hạn, sản phẩm của một đối thủ Nhật Bản giá 10.000 yen (68 USD) cho mỗi kg tải trọng, thì sản phẩm của Syrius chỉ bằng một nửa.

Trung Quốc vô địch thiên hạ về robot: Sản xuất hơn 6 triệu con/năm, có sản phẩm rẻ bằng 1/2 Nhật Bản, tiến tới để robot sản xuất robot - Ảnh 1

Tự động hóa tại nhà máy phản ánh công cuộc chuyển đổi lớn của Trung Quốc.

Tự động hóa tại nhà máy phản ánh công cuộc chuyển đổi lớn. Với dân số trong độ tuổi lao động giảm kể từ năm 2010 trong khi tiền lương ngày càng tăng, Trung Quốc dường như không còn nhiều hấp dẫn đối với các công ty đa quốc gia tìm kiếm lao động giá rẻ. Để tiếp tục duy trì vị thế công xưởng của thế giới, đất nước này buộc phải thay đổi.

Cơ quan chức năng nhận thức rõ điều này. Kết quả, hàng chục kế hoạch hỗ trợ đã được đưa ra ở cả cấp trung ương và địa phương. Ngay từ năm 2015, Quảng Đông, một tỉnh công nghiệp lớn ở phía đông nam Trung Quốc, đã thông qua kế hoạch trị giá 950 tỷ nhân dân tệ (123 tỷ euro) để “thay thế con người bằng robot ”. Đến đầu năm 2023, chính phủ cũng tiếp tục công bố “Kế hoạch hành động Robot+” nhằm phát triển tự động hóa trong hầu hết các lĩnh vực kinh tế, từ công nghiệp đến nông nghiệp, y tế.

Với 322 con robot trên 10.000 công nhân, Trung Quốc là quốc gia được trang bị tốt thứ năm trên thế giới, sau Hàn Quốc (1.000 trên 10.000), Singapore, Nhật Bản và Đức.

Theo The Economist, Trung Quốc vẫn đang kiên trì phát triển robot hình người. Hồi tháng 11/2023, chính phủ thông báo kế hoạch sản xuất hàng loạt sản phẩm này vào năm 2025. Khoảng một nửa robot công nghiệp lắp đặt trên khắp thế giới được sản xuất ra tại Trung Quốc vào năm 2022, theo Liên đoàn Robot quốc tế.

Nhiều robot mới lắp đặt của Trung Quốc là cánh tay cơ học, được lập trình để hàn, khoan hoặc lắp ráp bộ phận trên dây chuyền sản xuất. Trong năm 2022, Trung Quốc đã sản xuất hơn 6 triệu robot dịch vụ, giúp con người làm một số các công việc khác nhau. Chẳng hạn như tại một nhà hàng, thực khách được phục vụ bởi robot .

Trung Quốc vô địch thiên hạ về robot: Sản xuất hơn 6 triệu con/năm, có sản phẩm rẻ bằng 1/2 Nhật Bản, tiến tới để robot sản xuất robot - Ảnh 2

Robot do Trung Quốc sản xuất đang nhanh chóng giành được thị phần ở châu Á, Bắc Mỹ, châu Âu và Trung Đông.

Thực tế, độ tuổi trung bình của nông dân Trung Quốc là ngoài 50. Rất ít người trẻ muốn làm việc trên cánh đồng. Một số nước đương đầu với vấn đề tương tự thường phải nhập khẩu lương thực hoặc thuê lao động giá rẻ. Đối với Trung Quốc, robot có thể là giải pháp thích hợp.

Theo KR Asia, robot do Trung Quốc sản xuất đang nhanh chóng giành được thị phần ở châu Á, Bắc Mỹ, châu Âu và Trung Đông. Theo dữ liệu từ Hiệp hội Công nghiệp Robot Hàn Quốc, tính đến năm 2022, hơn 70% robot dịch vụ tại đây được sản xuất tại đại lục.

Kể từ khi kế hoạch Made in China 2025 được tung ra, Bắc Kinh đặt mục tiêu thay thế robot nhập khẩu bằng hàng nội địa. Theo MIR Databank, các nhà sản xuất địa phương đã tăng hơn gấp đôi thị phần, từ 17,5% năm 2015 lên 35,5% vào 2022. Hồi 2016, nhà sản xuất thiết bị gia dụng Trung Quốc Midea chi 4,5 tỷ euro để mua hãng robot Kuka (Đức), qua đó cho thấy sự quan tâm của nước này.

“Nhiều thương hiệu xe điện cởi mở hơn với chuỗi cung ứng nội địa. Một số đang thử nghiệm robot Trung Quốc dù còn một số hạn chế. Riêng BYD đã mua 20.000 robot năm 2022, trong đó có 1.000 cobot từ hãng Aubo, đối thủ CGXI”, Wang Feili, chuyên gia máy công cụ tại UBS Securities, cho biết.

Theo: The Economist, Le Monde

Tin mới

[Trên Ghế 16] Người sắp lập gia đình, đã có gia đình, tài chính 500-700 triệu nên mua xe gì?
35 phút trước
Theo chuyên gia Đoàn Anh Dũng, việc lựa chọn xe cho từng đối tượng khách hàng phụ thuộc vào điều kiện tài chính và nhu cầu sử dụng của mỗi người, sau đó đến các yếu tố về thương hiệu và động cơ.
Đại chiến phá giá không thấy đáy giữa các hãng xe điện Trung Quốc tại Thái Lan: Hậu quả khôn lường
31 phút trước
Việc phá giá bất chấp hậu quả của các hãng xe điện Trung Quốc tại Thái Lan đang gây ra nhiều hậu quả tai hại cho chính quốc gia này và buộc Đại sứ quán Trung Quốc tại Thái Lan phải lên tiếng.
Yamaha ra mắt xe ga mới siêu tiết kiệm xăng, màu tím cực cá tính, cốp rộng hơn Honda Lead
2 phút trước
Yamaha tiếp tục khẳng định vị thế của mình trong phân khúc xe ga đô thị với phiên bản mới vừa được trình làng.
Ông nông dân trồng "loài cây quen thuộc" thu lãi nhẹ nhàng 2 tỷ đồng/năm
25 phút trước
Trồng "loài cây quen thuộc" mỗi năm thu lãi hơn 2 tỷ đồng, ông nông dân Nguyễn Huỳnh Thanh ở Tân Định, Bình Dương đã tạo việc làm ổn định cho nhiều lao động ở địa phương với thu nhập bình quân 10 triệu đồng/người/tháng.
Giá USD hôm nay 20/9: Bất ngờ tăng tỷ giá "chợ đen" lấy lại mốc 25.000 đồng
55 phút trước
Giá USD hôm nay 20/9: Trong nước, tỷ giá "chợ đen" bất ngờ tăng 65 đồng ở cả 2 chiều so với cùng thời điểm ngày hôm qua, lên mức 24.965 - 25.065 VND/USD. Trái lại, tỷ giá USD/VND niêm yết tại các ngân hàng thương mại lại đồng loạt giảm.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Cao su

RUBBER

42.214.236 VNĐ / tấn

192.90 JPY / kg

-0.15 %

- -0.30

Đường

SUGAR

11.975.387 VNĐ / tấn

22.06 UScents / lb

4.25 %

+ 0.90

Cacao

COCOA

190.733.633 VNĐ / tấn

7,746.00 USD / mt

-0.87 %

- -68.00

Cà phê Arabica

COFFEE ARABICA

142.374.648 VNĐ / tấn

262.27 UScents / lb

0.00 %

- 0.00

Đậu nành

SOYBEANS

9.167.918 VNĐ / tấn

1,013.30 UScents / bu

-0.07 %

- -0.80

Bột đậu nành

SOYBEAN MEAL

8.768.470 VNĐ / tấn

323.05 USD / ust

0.45 %

+ 1.45

Dầu đậu nành

SOYBEAN OIL

22.197.351 VNĐ / tấn

40.89 UScents / lb

-0.02 %

- -0.01

» Xem tất cả giá Nông sản

Tin cùng chuyên mục

Thực hư thông tin chỉ được xuất sầu riêng đông lạnh sang Trung Quốc 3 năm
2 giờ trước
Về thông tin Nghị định thư xuất khẩu sầu riêng đông lạnh sang thị trường Trung Quốc chỉ có thời hạn 3 năm, đại diện Cục Bảo vệ thực vật khẳng định đây là thông tin không chính xác.
Trồng loại cây lấy củ ‘tỷ đô’, Việt Nam vươn lên trở thành ông trùm đứng thứ 2 thế giới: Trung Quốc có bao nhiêu mua bấy nhiêu, nước ta có sản lượng 10 triệu tấn mỗi năm
6 giờ trước
Đây là mặt hàng luôn được Trung Quốc săn đón với giá đắt đỏ.
6 quốc gia chất vấn Ấn Độ về việc hạn chế xuất khẩu gạo, lúa mỳ
6 giờ trước
6 quốc gia, trong đó có Mỹ, Anh và Nhật Bản mới đây đã yêu cầu Ấn Độ giải thích về kế hoạch dỡ bỏ hoặc nới lỏng lệnh cấm xuất khẩu gạo trắng phi basmati của nước này, cũng như có thay thế lệnh cấm bằng việc ban hành thuế xuất khẩu hay không.
Miền Bắc vẫn khan hiếm rau xanh ở chợ
21 giờ trước
Giá rau xanh ở nhiều chợ hiện cao gấp 2-3 lần so với trước bão số 3, điều này đặt ra yêu cầu cấp thiết sớm khôi phục vùng sản xuất