Trung Quốc yêu cầu các công ty thép tìm nguồn quặng khác, đe doạ ngành hàng xuất khẩu trị giá 103 tỷ USD của Australia

19/05/2021 19:50
Mục tiêu của Trung Quốc là đa dạng hoá thị trường nhập khẩu, tránh phụ thuộc quá sâu vào Australia.

Chính phủ Trung Quốc đã tuyên bố sẽ đẩy mạnh phát triển các mỏ quặng sắt trong và ngoài nước để các công ty của họ ít phụ thuộc hơn vào xuất khẩu của Australia.

Trung Quốc đã nhập khẩu số lượng kỷ lục quặng sắt - loại khoáng sản quan trọng để sản xuất thép, khi nền kinh tế nước này phát triển trở lại sau đại dịch virus corona. Khoảng 60% nguồn cung quặng sắt của nước này đến từ Australia.

Với việc căng thẳng gia tăng giữa Canberra và Bắc Kinh, đồng thời giá quặng sắt tăng cao, chính phủ Trung Quốc muốn đa dạng hoá thị trường nhập khẩu.

Uỷ ban Cải cách và Phát triển Quốc gia Trung Quốc cho biết sẽ đẩy mạnh hoạt động thăm dò mỏ trong nước và phát triển các dự án hiện có. Vào tối ngày 18/5, phát ngôn viên Jin Xiandong của NDRC cho biết Trung Quốc đang khuyến khích các công ty "tích cực và thận trọng" phát triển các mỏ quặng sắt ở nước ngoài, đồng thời mở rộng kênh nhập khẩu.

Trung Quốc yêu cầu các công ty thép tìm nguồn quặng khác, đe doạ ngành hàng xuất khẩu trị giá 103 tỷ USD của Australia - Ảnh 1.

Quặng sắt từ Australia được bốc dỡ ở cảng Rizhao, một trong những cảng nhập khẩu hàng hoá lớn nhất của Trung Quốc.

Kể từ khi Thủ tướng Australia Scott Morrison kêu gọi thế giới điều tra về nguồn gốc của virus corona vào tháng 4/2020, Trung Quốc đã cấm một số mặt hàng xuất khẩu của Australia bao gồm than, hải sản, thịt bò và lúa mạch. Tuy nhiên, họ không thể loại bỏ quặng sắt của Australia vì thiếu các lựa chọn thay thế.

Các mỏ khai thác quặng sắt ở quốc gia xuất khẩu số 2 là Brazil đã bị ảnh hưởng bởi dịch Covid và thiên tai trong khi Ấn Độ hiện chỉ là nhà cung cấp phụ. Trung Quốc đang thăm dò các dự án ở châu Phi như Algeria, Congo và Guinea nhưng ít nhất phải mất vài năm để vận hành.

Nguồn cung hạn chế và nhu cầu tăng mạnh đã đẩy giá quặng sắt lên mức 200 USD/tấn, mang lại nguồn thu lớn cho các công ty khai thác ở Australia. Chính phủ liên bang cũng được hưởng lợi từ việc tăng thu thuế. Khoản thu này đã giúp giảm thâm hụt ngân sách liên bang từ mức dự báo là 213 tỷ USD xuống còn 167 tỷ USD.

Trong giai đoạn 2019-2020, Australia đã xuất khẩu 103 tỷ USD quặng sắt, chiếm 22% tổng giá trị xuất khẩu của quốc gia này. Quặng sắt chiếm một nửa doanh thu từ xuất khẩu của Australia sang Trung Quốc.

Tuần trước, các nhà hoạch định của Trung Quốc cho biết họ đang làm việc với cơ quan quản lý thị trường để đánh giá lại thị trường thép và quặng sắt khi giá đã tăng 30-40% trong năm 2021.

Các cơ quan quản lý ở Thượng Hải và thủ phủ thép Đường Sơn đã cảnh báo các nhà máy địa phương về tình trạng thổi giá, thông đồng và các hành vi bất thường hồi tuần trước. Họ cho biết sẽ đóng cửa các cơ sở kinh doanh nếu làm gián đoạn nghiêm trọng thị trường.

Trung Quốc là quốc gia tiêu thụ quặng sắt lớn nhất thế giới, nhập khẩu gần 70% lượng quặng sắt toàn cầu. Năm 2020, nước này đã nhập khẩu 1,17 tỷ tấn quặng sắt.

Tính từ đầu năm 2021, giá quặng sắt đã tăng lần lượt 31,55% và 38% cho loại quặng hàm lượng 63,5% và quặng hàm lượng 62%. Đầu tháng 5, cơ quan xếp hạng tín dụng Mỹ Fitch Solutions dự đoán giá quặng sắt sẽ ổn định trở lại từ nửa cuối năm nay. Các chuyên gia, nhà phân tích thị trường hàng hoá đồng tình với quan điểm này. Họ cho rằng giá quặng sắt sẽ hạ nhiệt trong tương lai gần nhưng về cơ bản, giá vẫn sẽ ở mức cao.

Tham khảo nguồn: Daily Mail

Tin mới

Khởi tố 2 công ty sữa giả: Lộ diện nhãn sữa phổ biến thị trường
7 giờ trước
Các công ty kinh doanh sữa giả này đã đưa ra thị trường hàng chục triệu sản phẩm sữa bột cho người tiểu đường, suy thận, trẻ sinh non, phụ nữ có thai
Fujifilm tăng giá loạt máy ảnh và ống kính tại Việt Nam, người dùng "kêu trời" vì giá cao nhưng cũng chẳng có hàng mà mua
7 giờ trước
Trước đó, Fujifilm đã đưa ra khuyến cáo về tình trạng đầu cơ X100VI trên thị trường chợ đen.
Xe Honda dáng đẹp vừa về nước đã hạ giá: Ăn xăng 1,9L/100km, trang bị xịn hơn hẳn xe đối thủ
7 giờ trước
Mẫu xe Honda này vừa chính thức được bán ra một thời gian ngắn.
Hoãn áp thuế đối ứng, Tây Ban Nha lập tức đẩy mạnh xuất khẩu một mặt hàng sang Mỹ: Sản lượng chiếm 40% của thế giới, Mỹ chốt đơn đều đặn 180.000 tấn mỗi năm
5 giờ trước
Các nhà sản xuất tại Tây Ban Nha đang đẩy nhanh xuất khẩu mặt hàng này sang Mỹ để tránh thuế quan.
Giăng lưới săn loài 'lộc trời' sống chỉ vài giờ, giá đắt đỏ ở Hà Nội
4 giờ trước
"‘Vờ’ là đặc sản hiếm có của sông Hồng, xuất hiện từ tháng 2 đến 4 âm lịch hằng năm, có giá đắt đỏ nhưng vẫn rất hút khách.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Cao su

RUBBER

37.093.380 VNĐ / tấn

169.50 JPY / kg

2.35 %

+ 3.90

Đường

SUGAR

10.213.267 VNĐ / tấn

18.00 UScents / lb

0.66 %

- 0.12

Cacao

COCOA

219.047.607 VNĐ / tấn

8,511.00 USD / mt

5.23 %

+ 423.00

Cà phê Arabica

COFFEE ARABICA

204.271.015 VNĐ / tấn

360.01 UScents / lb

4.91 %

+ 16.86

Gạo

RICE

15.821 VNĐ / tấn

13.51 USD / CWT

2.00 %

+ 0.27

Đậu nành

SOYBEANS

9.861.474 VNĐ / tấn

1,042.80 UScents / bu

1.34 %

+ 13.80

Bột đậu nành

SOYBEAN MEAL

8.499.708 VNĐ / tấn

299.60 USD / ust

0.57 %

+ 1.70

» Xem tất cả giá Nông sản

Tin cùng chuyên mục

Để cây 'tỷ đô' phát triển bền vững: Bài học đắt giá khi 'ăn xổi'
2 giờ trước
Trái sầu riêng, mặt hàng xuất khẩu chủ lực mang giá trị hàng tỉ USD của Việt Nam những tháng cuối năm 2024 và đầu năm 2025 gặp khó vì vướng quy định kiểm nghiệm chất lượng xuất khẩu. Đây là bài học học đắt giá cho những người trồng “ăn xổi” và một lần nữa “đánh thức” tính chủ động của cơ quan chức năng trong việc tăng cường định hướng.
Mỹ tăng mạnh đưa mặt hàng ít quen thuộc này vào Việt Nam: nhập khẩu đột biến hơn 700%, đạt kỷ lục trong 5 năm qua
14 phút trước
Đây là mức nhập khẩu cao nhất trong vòng hơn 5 năm trở lại đây từ Mỹ đối với mặt hàng này.
Giá cà phê, hồ tiêu tăng vọt sau chuỗi ngày 'rơi thẳng đứng'
13 giờ trước
Việc hoãn áp thuế 46% trong 90 ngày của Mỹ là động lực giúp giá cà phê và hồ tiêu đồng loạt tăng mạnh. Trước đó, thông tin áp thuế khiến giá các mặt hàng này "rơi thẳng đứng" trong nhiều ngày liên tiếp.
Nếu được vào Mỹ sau đàm phán, loại quả Việt Nam đang trồng nhiều top đầu TG có thể mang về 100 triệu USD
15 giờ trước
Việt Nam đang đề nghị phía Mỹ nhanh chóng xem xét "mở cửa" thị trường cho loại quả đầy tiềm năng này.