Trung Quốc yêu cầu hạn chế hoạt động của Ant, một loạt mảng kinh doanh béo bở khác đứng trước vực thẳm

27/12/2020 22:06
Theo Bloomberg, các cơ quan quản lý Trung Quốc đã yêu cầu công ty fintech của Jack Ma – Ant Group, trở lại đúng bản chất ban đầu là nhà cung cấp dịch vụ thanh toán. Đây là quyết định có thể sẽ đe doạ đến mảng kinh doanh "hái ra tiền" của công ty này là cho vay tiêu dùng và quản lý tài sản.

Trong thông báo mới công bố ngày hôm nay, PBOC cho biết đã triệu tập các giám đốc điều hành của Ant vào cuối tuần và yêu cầu họ "chấn chỉnh" các dịch vụ cho vay, bảo hiểm và dịch vụ quản lý tài sản. Dù không trực tiếp yêu cầu về việc chia tách công ty này, nhưng NHTW nhấn mạnh rằng Ant cần phải hiểu sự cần thiết của việc đại tu hoạt động kinh doanh và đưa ra thời gian thực hiện càng sớm càng tốt.

Loạt yêu cầu mới này sẽ là mối đe dọa nghiêm trọng đối với sự bành trướng của đế chế tài chính trực tuyến của Jack Ma. Ant Group đã phát triển nhanh chóng từ hoạt động tương tự như PayPal và trở thành công ty cung cấp nhiều dịch vụ tài chính trong 17 năm qua. Trước khi các nhà quản lý can thiệp, Ant đã sẵn sàng thực hiện IPO với mức định giá dự đoán là hơn 300 tỷ USD. NHTW cho biết, Ant cần thành lập 1 công ty tài chính riêng để đảm bảo có đủ vốn và bảo vệ dữ liệu cá nhân.

Zhang Xiaoxi – nhà phân tích của Gevekal Dragonomics, nhận định: "Đây là đỉnh điểm của một chuỗi các quy định và định hướng cho hoạt động kinh doanh của Ant trong tương lai. Chúng tôi vẫn chưa thấy dấu hiệu của việc công ty phải tan rã. Ant là một công ty rất lớn và việc chia tách là yếu tố cần thận trọng cân nhắc."

Trung Quốc yêu cầu hạn chế hoạt động của Ant, một loạt mảng kinh doanh béo bở khác đứng trước vực thẳm - Ảnh 1.

Biểu đồ minh hoạ quy mô của đế chế tài chính Ant Group. Công ty này hiện đang quản lý 173 tỷ USD tài sản, môi giới cho vay tiêu dùng trị giá 290 tỷ USD, xử lý thanh toán online với 17.000 tỷ USD thông qua ứng dụng Alipay (trong 12 tháng tính đến tháng 6 năm nay) và cung cấp dịch vụ bảo hiểm cho 107 triệu người.

Ngoài ra, giới chức cũng chỉ trích Ant về việc hoạt động quản trị yếu kém, không chấp hành đầy đủ các quy định của nhà nước và có hành vi độc quyền. PBOC cho biết Ant đã tận dụng sự thống trị của mình để loại bỏ các đối thủ, gây tổn hại đến lợi ích của hàng trăm triệu người dùng.

Nguồn tin thân cận tiết lộ, Cơ quan Quản lý thị trường Nhà nước (SAMR) đã cử các điều tra viên đến Alibaba hôm thứ Năm và cuộc điều tra đã kết thúc ngay trong ngày hôm đó. Trong khi đó, Ant mới đây cho biết, họ sẽ thành lập một nhóm đặc biệt để đưa ra các đề xuất và thời gian biểu cho kế hoạch đại tu. Công ty này sẽ duy trì các hoạt động đối với người dùng, cam kết giữ nguyên chi phí cho người tiêu dùng, đối tác tài chính và tăng cường kiểm soát rủi ro.

Từng được ca ngợi là động lực thúc đẩy sự phát triển cho nền kinh tế và biểu tượng cho sức mạnh công nghệ của quốc gia, đế chế của Jack Ma, cùng Tencent và các "ông trùm" công nghệ khác đang bị giới chức giám sát chặt chẽ hơn. Nguyên nhân là bởi họ đã có được hàng trăm triệu người dùng sau nhiều năm hoạt động và ảnh hưởng đến hầu hết mọi khía cạnh của cuộc sống hàng ngày tại Trung Quốc. 

Tuần trước, Trung Quốc đã đưa ra những động thái tăng cường giám sát 2 trụ cột trong lĩnh vực internet của Jack Ma, đồng thời mở rộng cuộc điều tra về các hoạt động độc quyền bị cáo buộc tại Ant. Sau đó, cổ phiếu của Alibaba giảm mạnh chưa từng có.

Đế chế của Jack Ma hiện đang ở trong tình trạng khủng hoảng. Vào đầu tháng 12, dưới sự giám sát chặt chẽ về mặt pháp lý đối với Ant, vị tỷ phú đã được giới chức nước này yêu cầu ở lại trong nước. Trước hàng loạt thông tin tiêu cực, vốn hóa của Alibaba đã giảm hơn 200 tỷ USD kể từ tháng 11 – thời điểm thương vụ IPO 35 tỷ USD của Ant bị đình chỉ.

Tham khảo Bloomberg

Tin mới

Xuất khẩu hồ tiêu tăng giá trị đến 48%
15 phút trước
So với cùng kỳ năm trước, dù lượng xuất khẩu giảm nhưng kim ngạch xuất khẩu hồ tiêu lại tăng đến 48%.
"Mỏ vàng" giúp Việt Nam hốt bạc từ Á sang Âu: Thu về hơn 211.000 tỷ đồng chỉ trong 10 tháng
56 phút trước
Nếu tiếp tục duy trì được đà tăng trưởng này, kế hoạch của Việt Nam đối với ngành kinh tế này chắc chắn sẽ đạt được.
[Trên Ghế 39] ‘Mua xe điện Trung Quốc không có trạm sạc thà mua xe xăng còn hơn, quá nhiều rủi ro'
16 phút trước
Nhà báo Lê Tùng Anh cho rằng, việc mua một mẫu xe điện Trung Quốc không có hạ tầng trạm sạc sẽ không có ý nghĩa gì trong chuyển đổi xanh và tiềm ẩn nhiều rủi ro.
Khách VIP của Thế Giới Di Động sướng thế nào: dán màn hình chỉ mất 10.000đ, vệ sinh máy lạnh giá 30.000đ, thay lọc nước 20.000 đồng dịp cuối năm này
44 phút trước
Đây là những ưu đãi trong chương trình tri ân đặc biệt của nhà bán lẻ lớn nhất Việt Nam với 1 triệu khách hàng thân thiết dịp cuối năm này.
Cận cảnh phiên bản 2025 của mẫu tay ga được chị em săn đón, giá từ 39,5 triệu đồng
2 giờ trước
Bên cạnh nhiều màu sắc mới, Honda Lead 2025 còn được trang bị phanh ABS an toàn.

Tin cùng chuyên mục

Hàng 'made in China' trước nguy cơ bị Mỹ áp thuế mạnh tay - Quốc gia nào dễ trở thành 'thủ phủ' sản xuất iPhone?
8 giờ trước
Quốc gia châu Á này có thể được hưởng lợi lớn trong các lĩnh vực như điện tử, đặc biệt là sản xuất iPhone.
Giá USD hôm nay 12/11: Thế giới đạt đỉnh 4 tháng, "tỷ giá" chợ đen tăng 50 đồng
1 ngày trước
Giá USD hôm nay 12/11 trên thế giới tăng phi mã, vượt ngưỡng 105 điểm. Trong nước, giá USD ngân hàng bán vẫn bám sát mức trần được nhà nước cho phép; tỷ giá "chợ đen" tăng 50 đồng, hiện đang ở mức 25.570 - 25.670 VND.
Điện máy tung "bình mới rượu cũ"
2 ngày trước
Mới đây, chuỗi bán lẻ Thế Giới Di Động tiếp tục tung ra chính sách "mua trả chậm", được cho là bước tiến mới của mua trả góp.
Sếp Tổng cục Thuế: Sàn Temu đã kê khai thuế nhưng “ghi doanh thu bằng 0”, cơ quan thuế đang giám sát
3 ngày trước
Đây là thông tin mới nhất được lãnh đạo Tổng cục Thuế đưa ra khi trả lời báo chí về xử lý các vấn đề liên quan đến đăng ký mã số thuế và báo cáo doanh thu tự nộp của sàn này ở Việt Nam.