Trước bão tố, Huawei chọn nước cờ ‘dị’ nhưng hiệu quả không ngờ

01/04/2022 16:21
Không cắt giảm, thậm chí còn đầu tư mạnh chưa từng có vàoR&D, báo cáo thường niên vừa công bố cho thấy lợi nhuận ròng của Huawei trong năm 2021 đã tăng 95,9% so với một năm trước đó.

Là nhà sản xuất thiết bị viễn thông lớn nhất thế giới, đồng thời từng là nhà sản xuất smartphone lớn nhất Trung Quốc, Huawei bị Mỹ đưa vào "danh sách đen" từ năm 2019 – ngăn công ty này tiếp cận với hàng loạt công nghệ quan trọng.

Giai đoạn 2019-2020 được xem là thử thách cao độ với ông lớn công nghệ này khi mảng kinh doanh đang lớn mạnh là thiết bị điện tử tiêu dùng – chủ yếu là smartphone – gặp khó khăn lớn. Huawei từng ước tính quyết định "cấm vận" của Mỹ khiến hãng tổn thất 30 tỷ USD mỗi năm.

Tuy nhiên, đây cũng là lúc người ta thấy được những nước cờ đầy bất ngờ của ông lớn này.

'Không giải quyết khó khăn bằng việc tiết kiệm chi phí'

Trước việc doanh thu, lợi nhuận bị ảnh hưởng, hoạt động sản xuất kinh doanh gặp khó khăn, cách đơn giản nhất và nhanh nhất chính là tiết giảm chi tiêu, cắt giảm nhân sự. Trong khi đó, Huawei lại có động thái rất "ngược đời" là đầu tư mạnh vào nghiên cứu và phát triển.

Báo cáo từ Huawei cho thấy, khoản chi thông thường mỗi năm cho R&D của doanh nghiệp này chiếm khoảng 10% tổng doanh thu. Tuy nhiên, năm 2021 khoản chi này lên đến 22,4%. "Trong tình huống khó khăn về nguồn cung và tiếp cận công nghệ, chúng tôi tiếp tục tăng đầu tư vào nghiên cứu và phát triển để cho ra những sản phẩm tin cậy và có hiệu quả cao hơn", bà Mạnh Vãn Chu – Giám đốc tài chính của Huawei chia sẻ trước những thắc mắc về việc hãng này có mức chi kỷ lục cho R&D.

Trước bão tố, Huawei chọn nước cờ ‘dị’ nhưng hiệu quả không ngờ - Ảnh 1.

Ông Nhậm Chính Phi - nhà sáng lập Huawei.

Trước đó, người ta cũng đã bất ngờ trước thông tin Huawei tung ra các mức đãi ngộ cực kỳ hấp dẫn để tuyển dụng thêm các nhân tài quốc tế hồi tháng 9/2021. "Công ty của chúng ta đang ở trong một giai đoạn chiến lược quan trọng để tồn tại và phát triển. Vì vậy, chúng ta phải có đủ nhân tài. Chúng ta phải tuyển dụng những người có năng lực hơn chúng ta. Các gói lương thưởng của chúng ta phải phù hợp hơn với thị trường quốc tế, cao hơn so với tại địa phương. Đây là điều cần thiết để thu hút những nhân tài tốt nhất", ông Nhậm Chính Phi – người sáng lập Huawei chia sẻ trong một cuộc họp nội bộ.

Cùng thời điểm, ông Nhậm thể hiện cam kết của Huawei trong việc đầu tư lâu dài cho nghiên cứu và phát triển trong bối cảnh công ty gặp khó khăn trong việc tiếp cận các công nghệ mới. Ông cũng khẳng định rằng một số chương trình có thể mất nhiều năm trước khi những nỗ lực này được đền đáp.

"Chúng tôi tạo điều kiện HiSilicon tiếp tục leo lên dãy Himalaya nhưng hầu hết nhân viên Huawei sẽ trồng khoai tây, chăn cừu và gia súc dưới chân núi để cung cấp thức ăn ổn định cho những người đang leo núi", ông Nhậm nói.

Trước bão tố, Huawei chọn nước cờ ‘dị’ nhưng hiệu quả không ngờ - Ảnh 2.

HiSilicon là đơn vị được đầu tư trọng điểm trong các hoạt động nghiên cứu và phát triển của Huawei.

HiSilicon – đơn vị thiết kế chipset thuộc sở hữu của Huawei chính là một trong những bộ phận được đầu tư trọng điểm trong nỗ lực củng cố chuỗi cung ứng của hãng. Ngoài ra, hệ điều hành HarmonyOS cũng được nâng cấp để tối ưu hoá trải nghiệm của người dùng.

Hãng cũng thực hiện một số biện pháp nhằm tối ưu hoá lợi nhuận bằng cách điều chỉnh danh mục sản phẩm, tăng cường quy hoạch, hợp tác cũng như rút ngắn các quy trình biên độ tài chính để cải thiện doanh thu và lợi nhuận.

"Chúng tôi không giải quyết vấn đề bằng cách tiết kiệm tiền mà tiếp tục tối ưu hoá kiến trúc hệ thống, kiến trúc phần mềm, qua đó giải quyết các vấn đề về khoa học công nghệ bằng sự đầu tư và đảm bảo sự tin cậy của chuỗi cung ứng".

Kết quả ra sao?

"Mặc dù doanh thu sụt giảm trong năm 2021, song năng lực tạo ra lợi nhuận và tạo ra dòng tiền của chúng tôi cũng như năng lực đối phó với tương lai bất ổn của chúng tôi gia tăng đáng kể", bà Mạnh tóm gọn kết quả đạt được của hãng này trong năm 2021.

Doanh thu của Huawei trong năm 2021 đạt 99,97 tỷ USD – giảm 29% nhưng lợi nhuận ròng của hãng lại tăng trưởng 75,9% lên 17,85 tỷ USD. Tỷ lệ nợ phải trả của công ty cũng giảm 57,8% so với năm 2020, cho thấy độ ổn định tài chính của công ty đang được tăng cường.

Cũng theo báo cáo tài chính của Huawei, mảng giải pháp hạ tầng viễn thông của hãng tạo ra doanh thu 44,19 tỷ USD với hơn 3.000 hợp động thương mại về 5G trong hàng loạt lĩnh vực. Huawei cũng là đối tác chuyển đổi số của hơn 700 thành phố và 267 công ty trong danh sách Fortune Global 500, đồng thời hợp tác với hơn 6.000 đối tác dịch vụ và vận hành trên toàn cầu.

Trước bão tố, Huawei chọn nước cờ ‘dị’ nhưng hiệu quả không ngờ - Ảnh 3.

Các thông số cho thấy Huawei độ ổn định tài chính của Huawei đang được tăng cường.

Trong khi đó, mảng thiết bị tiêu dùng đạt doanh thu 38,21 tỷ USD, trong đó nổi bật là nhóm sản phẩm theo thông minh, màn hình thông minh, tai nghe không dây (TWS) và dịch vụ di động. Theo Huawei, hãng đã xuất xưởng hơn 100 triệu thiết bị đeo trong năm 2021, trong khi các sản phẩm sức khoẻ, thể dục của hãng phục vụ hơn 320 triệu người dùng trên toàn thế giới. Hệ điều hành HarmonyOS hiện được sử dụng trên 220 triệu thiết bị.

Ở mảng giải pháp doanh nghiệp, Huawei Cloud hiện là nhà cung cấp thuộc top 5 toàn cầu với hơn 8.000 giải pháp cho khách hàng. Trong khi đó, ở một mảng mới là giải pháp ô tô kết nối (Huawei Insight), hãng cũng đã sản xuất được hơn 30 linh kiện ô tô thông minh cung cấp cho thị trường, 5 giải pháp cho ô tô kết nối trong đó nổi bật là buồng lái thông minh HarmonyOS. 3 mẫu xe do Huawei hợp tác với các đối tác sản xuất là BAIC Arcfox Alpha S Hi, Changan Avatar 11 và AITO M5 sẽ sản xuất và giao hàng đến tay người dùng vào năm 2022.

https://cafef.vn/truoc-bao-to-huawei-chon-nuoc-co-di-nhung-hieu-qua-khong-ngo-20220401162130981.chn

Tin mới

"Gà đẻ trứng vàng" của VinFast đến tay khách Indonesia, hãng xe Việt chạy nước rút bàn giao 80.000 chiếc
3 giờ trước
Mở rộng và thu hút tại nhiều thị trường cùng với kỷ lục về doanh số trong các tháng cho thấy VinFast đang bứt tốc cho mục tiêu 80.000 xe bàn giao cho khách hàng đến cuối năm nay.
Phụ phẩm tôm lâu nay toàn bỏ đi hóa ra giá trị cả tỷ USD
31 phút trước
Với sản lượng hàng trăm nghìn tấn mỗi năm, phụ phẩm tôm đem chế biến sâu sẽ cho ra những sản phẩm có giá trị cao gấp nhiều lần, mang về cả tỷ USD mỗi năm. Tuy nhiên, thực tế hiện giá trị phụ phẩm tôm mang lại còn quá khiêm tốn, hiện 70% chỉ dành cho chăn nuôi.
Chủ xe Defender lái 7.000km xuyên Việt Nam - Thái Lan: ‘Chạy địa hình sướng, có đoạn vượt 4.000 khúc cua, vẫn còn điểm bất tiện’
55 phút trước
Anh Nguyễn Hoàng Anh - Chủ nhân chiếc Porsche 911 Dakar đầu tiên Việt Nam, vừa hoàn thành chuyến đi từ Việt Nam qua Lào rồi Thái Lan bằng chiếc Defender.
Hiện tượng lạ thường về xuất khẩu cà phê Việt Nam
7 phút trước
Hiện tượng khác thường là giá cà phê tăng cao nhưng sản lượng xuất khẩu giảm mạnh so với cùng kỳ năm ngoái, nguyên nhân vì sao?
Đại biểu Quốc hội đề xuất lùi thời gian đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với bia
39 phút trước
Theo Đại biểu Quốc hội, doanh nghiệp phải có thời gian nhất định để cơ cấu lại sản phẩm, nếu áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia ngay từ 2026 thì không hợp lý.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Dầu thô Brent

BRENT CRUDE

1.908.600 VNĐ / thùng

75.09 USD / bbl

1.16 %

+ 0.86

Dầu thô WTI

WTI CRUDE OIL

1.797.017 VNĐ / thùng

70.70 USD / bbl

1.33 %

+ 0.93

Khí tự nhiên US

NATURAL GAS US

2.150.161 VNĐ / m3

3.12 USD / mmbtu

6.50 %

- 0.22

Than đá

COAL

3.596.576 VNĐ / tấn

141.50 USD / mt

0.00 %

- 0.00

» Xem tất cả giá Năng lượng

Tin cùng chuyên mục

Cuộc chạy đua robot của các 'ông lớn' công nghệ ngày càng nóng, tỷ phú Phạm Nhật Vượng cũng vừa nhanh chóng tham gia
5 giờ trước
Thị trường này được dự báo sẽ đạt 38 tỷ USD vào năm 2035, với gần 1,4 triệu lô hàng.
FWD Việt Nam: Điểm sáng trong bảng xếp hạng môi trường làm việc 2024
6 giờ trước
Công ty Bảo hiểm Nhân thọ FWD tiếp tục được vinh danh trong bảng xếp hạng Top 100 Nơi Làm Việc Tốt Nhất Việt Nam 2024, khẳng định vị thế hàng đầu trong thị trường lao động.
Doanh nghiệp muốn tự quyết giá xăng dầu hoàn toàn, Bộ Công Thương nói gì?
19 giờ trước
Nếu Nhà nước không có công cụ kiểm soát giá xăng dầu, có thể gây thiếu hụt, đứt gãy nguồn cung và hiện tượng thiếu hàng, sốt giá ở vùng sâu, vùng xa
Trừng phạt của phương Tây "như muối bỏ bể", doanh thu từ dầu khí của Nga vẫn tăng đều, dầu Moscow "biến hình" không ngừng chảy vào châu Âu
22 giờ trước
Nga đã tận dụng 3 "lỗ hổng" khiến những lệnh trừng phạt của phương Tây trở nên thất bại.