Trước mắt lo đủ thứ giấy tờ, lâu dài lo cạn tiền, mất khách

Các doanh nghiệp trong vùng “vàng”, vùng “xanh” của Hà Nội tiếp tục được yêu cầu đảm bảo phòng chống dịch trong quá trình sản xuất. Những khu vực nguy cơ cao vẫn phải làm việc "3 tại chỗ".

Các doanh nghiệp trong vùng “vàng”, vùng “xanh” của Hà Nội tiếp tục được yêu cầu đảm bảo phòng chống dịch trong quá trình sản xuất. Những khu vực nguy cơ cao vẫn phải làm việc "3 tại chỗ".

 

Mở nhưng vẫn thận trọng và an toàn

Từ ngày 10/8, nhà máy của Công ty CP AVIA (thành viên Tập Đoàn AMACCAO) tại Đông Anh, Hà Nội thực hiện sản xuất theo mô hình “3 tại chỗ”. Sau một thời gian, công ty chuyển sang sản xuất “2 tại chỗ” khi Đông Anh được UBND TP phân loại vào phân vùng 2, tức “vùng vàng”.

Chia sẻ với PV. VietNamNet, lãnh đạo công ty cho biết: Ngày 8/9, công nhân sẽ được xét nghiệm PCR đầy đủ và đảm bảo các công tác phòng ngừa dịch bệnh trong quá trình đi lại, sản xuất. Huyện Đông Anh cũng tạo điều kiện cho tất cả cán bộ nhân viên được tiêm phòng vắc xin mũi 1.

Trước mắt lo đủ thứ giấy tờ, lâu dài lo cạn tiền, mất khách
Việc sản xuất vẫn phải đảm bảo an toàn phòng chống dịch bệnh.

Trên địa bàn huyện Đông Anh có khu công nghiệp Thăng Long, với khoảng 70.000 công nhân lao động từ nhiều tỉnh ngoài vào làm việc. Huyện vẫn được đánh giá là địa bàn nguy cơ cao và một số xã trên địa bàn có nguy cơ rất cao. Đông Anh hiện có số ca nhiễm xếp thứ hai của thành phố, thuộc vùng 2 tính theo bảng phân vùng mức độ dịch của TP. Hà Nội. Vì vậy, tùy tình hình dịch bệnh, UBND huyện sẽ áp dụng linh hoạt biện pháp theo Chỉ thị 16 hoặc cao hơn chỉ thị 15 của Thủ tướng Chính phủ theo từng phân khu trên địa bàn.

Ngày 5/9, UBND huyện Đông Anh ban hành công văn số 2798/UBND-KT về việc hướng dẫn xây dựng, thực hiện phương án đảm bảo hoạt động, sản xuất an toàn phòng, chống dịch Covid-19 cho các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp, ngân hàng, các doanh nghiệp trên địa bàn trong tình hình mới.

Theo đó, các doanh nghiệp có thể xây dựng và áp dụng đồng thời các phương án hoạt động, sản xuất an toàn khác nhau như "3 tại chỗ", "2 tại chỗ", "1 cung đường an toàn", "2 điểm đến an toàn",... Tuy nhiên, Đông Anh chỉ cho phép áp dụng "2 tại chỗ" đối với các khu vực dân cư được đánh giá an toàn (màu xanh), nguy cơ (màu vàng) trên địa bàn huyện.

Có nhà máy đặt tại Mê Linh, lãnh đạo Nhà máy bia Hà Nội - Mê Linh cho hay: Công nhân nhà máy hầu hết là người địa phương nên từ trước đến nay vẫn thực hiện sản xuất bình thường. Sáng đi tối về, hầu hết nhà công nhân chỉ cách nhà máy 2-3km.

Tuy nhiên, do giãn cách xã hội áp dụng ở nhiều tỉnh thành, việc sản xuất bị tác động nhất định.

Theo UBND huyện Mê Linh, kể từ ngày 27/8 đến nay hyện không ghi nhận thêm ca nhiễm mới. Cũng là huyện thuộc phân vùng 2 nên Mê Linh thực hiện theo Chỉ thị 15 và áp dụng một số biện pháp cao hơn để đẩy mạnh và duy trì sản xuất an toàn. Tùy theo khu vực nguy cơ, các doanh nghiệp được sản xuất theo phương án “3 tại chỗ” hoặc “1 cung đường, 2 điểm đến”.

Lãnh đạo một công ty sản xuất trà ở Sóc Sơn (huyện thuộc phân vùng 2) thông tin, việc sản xuất không có gì thay đổi. Công ty này vẫn đang sản xuất theo phương án “3 tại chỗ”, 100 công nhân vẫn ăn, ở, làm việc tại nhà máy.

Trước mắt lo đủ thứ giấy tờ, lâu dài lo cạn tiền, mất kháchTrước mắt lo đủ thứ giấy tờ, lâu dài lo cạn tiền, mất kháchTrước mắt lo đủ thứ giấy tờ, lâu dài lo cạn tiền, mất khách

Lo nhất thị trường thu hẹp

“Việc sản xuất '3 tại chỗ' khiến công ty phải bỏ thêm chi phí ăn, ngủ, nghỉ, điện nước cho công nhân, tất yếu làm chi phí tăng thêm. Bình thường, lương công nhân là 4-5,5 triệu/tháng thì nay chi phí cho một công nhân lên gần 7 triệu đồng”, lãnh đạo DN sản xuất trà ở Sóc Sơn nói với PV.VietNamNet.

Tuy nhiên, điều khiến lãnh đạo doanh nghiệp này lo lắng hơn là thị trường tiêu thụ chậm, chi phí lãi vay lớn. Vị này cho hay cùng kỳ năm ngoái công ty sản xuất được 500 tấn trà, thì năm nay chỉ còn 100 tấn.

Tình hình tương tự cũng xảy ra ở hầu hết các doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội. Phần lớn DN là các doanh nghiệp nhỏ và vừa nên phương án sản xuất “3 tại chỗ” không phải là nỗi lo quá lớn. Vấn đề lo lắng nhất hiện nay là thị trường bị thu hẹp do các địa phương áp dụng giãn cách xã hội, dịch bệnh vẫn chưa giảm. Ngoài ra, lãi suất cho vay ở mức cao cũng tiếp tục trở thành gánh nặng cho sản xuất kinh doanh.

Những nỗi lo của doanh nghiệp đã thể hiện rõ rệt qua báo cáo kinh tế xã hội tháng 8 và 8 tháng của UBND TP. Hà Nội. Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tháng 8 ước tính giảm 8% so với tháng trước và giảm 6,7% so với cùng kỳ năm trước. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 8 ước tính đạt 25 nghìn tỷ đồng, giảm 32,2% so với tháng trước và giảm 51,2% so với cùng kỳ năm trước.

Tháng 8, số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới là gần 1.300 DN, giảm 46% so với cùng kỳ năm trước; số vốn đăng ký đạt 20,6 nghìn tỷ đồng, giảm 33%; thực hiện thủ tục giải thể cho 244 doanh nghiệp, giảm 1%; 833 doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng hoạt động, tăng 9%

Chính vì vậy, các doanh nghiệp mong muốn nhận được sự hỗ trợ nhiều hơn từ chính sách của Nhà nước trong lúc khó khăn này. Trong đó, tạo điều kiện cho doanh nghiệp về mặt giấy tờ đi lại, luồng xanh, tiêm phòng 2 mũi vắc xin để đảm bảo cho việc sản xuất, kinh doanh.

“Ít nhất Hà Nội không nên đưa ra các quy định thay đổi liên tục về giấy đi đường như thời gian qua, khiến doanh nghiệp mất thời gian công sức đi lại”, đại diện một DN chia sẻ.

Lương Bằng

Tin mới

[Trên Ghế 16] Người sắp lập gia đình, đã có gia đình, tài chính 500-700 triệu nên mua xe gì?
3 giờ trước
Theo chuyên gia Đoàn Anh Dũng, việc lựa chọn xe cho từng đối tượng khách hàng phụ thuộc vào điều kiện tài chính và nhu cầu sử dụng của mỗi người, sau đó đến các yếu tố về thương hiệu và động cơ.
Đại chiến phá giá không thấy đáy giữa các hãng xe điện Trung Quốc tại Thái Lan: Hậu quả khôn lường
4 giờ trước
Việc phá giá bất chấp hậu quả của các hãng xe điện Trung Quốc tại Thái Lan đang gây ra nhiều hậu quả tai hại cho chính quốc gia này và buộc Đại sứ quán Trung Quốc tại Thái Lan phải lên tiếng.
Yamaha ra mắt xe ga mới siêu tiết kiệm xăng, màu tím cực cá tính, cốp rộng hơn Honda Lead
5 giờ trước
Yamaha tiếp tục khẳng định vị thế của mình trong phân khúc xe ga đô thị với phiên bản mới vừa được trình làng.
Ông nông dân trồng "loài cây quen thuộc" thu lãi nhẹ nhàng 2 tỷ đồng/năm
5 giờ trước
Trồng "loài cây quen thuộc" mỗi năm thu lãi hơn 2 tỷ đồng, ông nông dân Nguyễn Huỳnh Thanh ở Tân Định, Bình Dương đã tạo việc làm ổn định cho nhiều lao động ở địa phương với thu nhập bình quân 10 triệu đồng/người/tháng.
Giá USD hôm nay 20/9: Bất ngờ tăng tỷ giá "chợ đen" lấy lại mốc 25.000 đồng
6 giờ trước
Giá USD hôm nay 20/9: Trong nước, tỷ giá "chợ đen" bất ngờ tăng 65 đồng ở cả 2 chiều so với cùng thời điểm ngày hôm qua, lên mức 24.965 - 25.065 VND/USD. Trái lại, tỷ giá USD/VND niêm yết tại các ngân hàng thương mại lại đồng loạt giảm.

Tin cùng chuyên mục

Gây sốt với mức giá chỉ 354 triệu đồng, "Honda City phiên bản SUV" có thêm bản đặc biệt
8 giờ trước
Thiết kế đẹp mắt, trang bị hiện đại và giá bán rẻ ngang Hyundai Grand i10, mẫu xe được mệnh danh là "Honda City phiên bản SUV" đang khiến thị trường dậy sóng.
Bộ 3 xe AION mới chốt ra mắt Việt Nam năm nay: Nhiều phân khúc, có xe cửa cánh chim, chạy xa nhất 770km/sạc
9 giờ trước
Y Plus, ES và Hyptec HT sẽ là những mẫu xe đầu tiên được AION đưa về Việt Nam từ tháng 10 tới cuối năm nay. Hệ thống trạm sạc vẫn đang là thách thức không nhỏ.
Các bản Hyundai Santa Fe 2024 quá tương đồng, khách sẽ bớt rối khi nhìn vào bảng so sánh này
1 ngày trước
Ngoại trừ phiên bản tiêu chuẩn, các phiên bản còn lại của Hyundai Santa Fe 2024 đều có sự tương đồng lớn về mặt trang bị.
Người dân vùng lũ lụt đang cần nhất những hàng hóa, vật dụng gì?
1 ngày trước
Từ sự giúp đỡ của các cơ quan, nhà hảo tâm, đời sống người dân vùng bão lũ, sạt lở đã cơ bản qua tình huống nguy cấp. Để tái thiết cuộc sống lâu dài, người dân vẫn cần rất nhiều nguồn lực khác nhau.