Trước nguy cơ suy thoái vì dịch bệnh, thế giới học được gì từ cú lao dốc mạnh của kinh tế Trung Quốc?

19/03/2020 12:40
Những gì đang diễn ra ở Trung Quốc cho thấy chính phủ các nước cần phải thực hiện các biện pháp khẩn cấp để kiềm chế những tác động kinh tế mà dịch bệnh gây ra. Dẫu vậy, trên hết, việc hoạt động sản xuất trở lại bình thường trong thời gian ngắn là điều khó có thể xảy ra.

Ngành dịch vụ và tiêu dùng chịu nhiều biến động khi nhiều quốc gia áp dụng lệnh phong toả, người dân chủ yếu chỉ ở trong nhà, ảnh hưởng trực tiếp đến ngành hàng không, khách sạn, nhà hàng và các trung tâm mua sắm. Cùng với đó là lĩnh vực sản xuất đối mặt với "cơn gió ngược" khi dây chuyền lắp ráp tạm ngừng hoạt động vì nhân viên không thể đến làm việc. 

Dưới đây là những "bài học" quan trọng về kinh tế từ Trung Quốc đối với thế giới.

Những gì đang diễn ra tồi tệ hơn dự đoán

Hầu như các chuyên gia, nhà kinh tế học đều thất bại trong việc dự đoán về những hậu quả đối với nền kinh tế sẽ "tàn khốc" đến mức nào. Kể từ lần đầu hạ dự báo tăng trưởng GDP hồi cuối tháng 1, những ước tính được đưa ra sau đó tiếp tục thấp hơn nữa, khi dự đoán ban đầu về đà hồi phục mạnh mẽ hình chữ "V" đã không còn.

Khi các quốc gia từ Đức đến Mỹ đứng trước bờ vực suy thoái, thì kinh tế Trung Quốc giảm tốc nghiêm trọng trở thành bài học quan trọng với phần còn lại của thế giới - Ảnh 1.

Hoạt động kinh tế Trung Quốc sụt giảm mạnh trong 2 tháng đầu năm nay.

Số liệu được Trung Quốc công bố hôm 16/3 cho thấy doanh số bán lẻ, sản lượng công nghiệp và đầu tư trái phiếu đã ghi nhận đà sụt giảm mạnh, vượt xa so với ước tính của các nhà kinh tế. Theo đó, những dự đoán sau này sẽ còn tồi tệ hơn nữa. Macquarie Group cho rằng GDP quý này sẽ giảm 6% so với 1 năm trước đó. Bloomberg Economics cũng nhận định GDP của Trung Quốc đang trên đà chạm mức thấp hơn 20% so với năm trước trong 2 tháng đầu năm.

Việc chủ quan về cú sốc đối với nền kinh tế không chỉ xảy ra ở Trung Quốc. Hồi giữa tháng 2, vài tuần sau khi dịch bệnh bùng phát mạnh mẽ, các nhà hoạch định chính sách toàn cầu vẫn lạc quan về sự hồi phục như kịch bản ban đầu đưa ra. Trong một bản lưu ý công bố hôm 19/2, IMF vẫn không thay đổi dự báo của tháng 1 rằng tăng trưởng kinh tế toàn cầu sẽ tăng lên 3,3% so với 2,9% trong năm 2019.

Chậm trễ trong việc đưa ra hành động cần thiết

Phản ứng bán đầu của Trung Quốc đã làm dấy lên những ý kiến chỉ trích khi chính quyền Vũ Hán được cho là đã "giấu dịch". Ngập ngừng trong việc thông báo về dịch bệnh cũng diễn ra cùng lúc với sự chậm trễ trong việc đưa ra hành động cần thiết để kiểm soát virus.

Đó là một bài học mà các quốc gia khác có thể đã bỏ lõ, khi nhiều ý kiến cho rằng các chính phủ từ Washington cho đến Tokyo đều chưa quyết đoán, khiến các NHTW và bộ tài chính phải nhanh chóng đưa ra những động thái để ngăn chặn thiệt hại với nền kinh tế.

Robert Carnell – kinh tế gia trưởng về khu vực châu Á Thái Bình Dương tại ING Groep NV Singapore, nhận định: "Tôi cho rằng đối với tất cả các quốc gia chỉ có một số ít ca nhiễm mỗi ngày thì họ tương đối thảnh thơi, nhưng họ có thể chứng kiến sự thay đổi lớn trong 1 tuần."

Ngành dịch vụ, sản xuất hồi phục chậm chạp

Các ngành dịch vụ ở Trung Quốc chịu ảnh hưởng lớn hơn ngành sản xuất. Tuần trước, các kinh tế gia của Barclays ước tính sản lượng của ngành dịch vụ sụt giảm 70% so với năm trước trong tháng 2, sau đó sẽ hồi phục và ghi nhận mức giảm 40-45%. Trong khi đó, sản lượng ngành sản xuất giảm 30-35%.

Khi các quốc gia từ Đức đến Mỹ đứng trước bờ vực suy thoái, thì kinh tế Trung Quốc giảm tốc nghiêm trọng trở thành bài học quan trọng với phần còn lại của thế giới - Ảnh 2.

Doanh số ngành bán lẻ "rơi tự do" vì dịch bệnh.

Tình trạng các trường hợp nhiễm bệnh, tử vong ở Trung Quốc tăng đột biến đã khiến người dân không thể ra khỏi nhà. Theo đó, ngay cả khi sản xuất đã dần mở cửa trở lại, thì sự hồi phục đối với ngành dịch vụ cũng gặp gián đoạn. Lượng khách đến các cửa hàng chỉ đang dần tăng nhẹ trở lại sau khi giảm tới 80% ở khi sự bùng phát lên đến đỉnh điểm.

Tác động đối với nền kinh tế khi áp dụng lệnh phong toả

Tỉnh Hồ Bắc đã áp lệnh phong toả vì sự bùng phát của Covid-19, trong khi đó quy mô kinh tế của của địa phương này lại tương đương với Thuỵ Điểm. Hồ Bắc là nơi sản xuất phốt pho lớn nhất Trung Quốc, được sử dụng trong sản xuất phân bón và là trung tâm quan trọng của ngành sản xuất ô tô đối với những công ty lớn như Dongfeng, cùng các công ty sản xuất linh kiện toàn cầu như PSA và Honda.

Những quốc gia khác cũng quyết áp dụng lệnh hạn chế tương tự. Italy hiện đang phong toả toàn quốc, cuộc khủng hoảng dịch vụ y tế đã khiến toàn bộ hoạt động kinh doanh vùng Bologna trở nên trì trệ, địa phương này đóng góp tới 1/5 tổng GDP của Italy và phần còn lại của miền bắc cũng là động cơ thúc đẩy tăng trưởng của nước này.

Alexander Wolf, trưởng bộ phận chiến lượng đầu tư châu Á tại J.P. Morgan Private Bank, cho rằng có thể rằng việc đóng cửa toàn bộ nền kinh tế là quá quyết liệt. Ông nói: "Hàn Quốc lại đưa ra một biện pháp nhẹ nhàng hơn, nên tôi nghĩ việc này sẽ tạo ra một case study thú vị về tác động đối với nền kinh tế."

Hỗ trợ thị trường tài chính

Giới chức Bắc Kinh đã hành động nhanh chóng để hỗ trợ thanh khoản cho thị trường tài chính, tránh những biến động khiến phần còn lại của thế giới hoảng loạn. Trung Quốc hiện đang là một trong 20 thị trường lớn nhất thế giới vẫn chưa rơi vào thị trường "gấu".

Còn các nhà hoạch định chính sách Mỹ vẫn không đưa ra động thái nào cho đến khi S&P 500 rớt tới 11% trong 1 tuần. Tuy nhiên, khả năng hồi phục ở TTCK Trung Quốc có thể đã dần chững lại.

Những "bài học" về tài chính và NHTW

Cho đến nay, chính phủ Trung Quốc đã có chính sách tương đối nghiêm khắc. Thay vì thúc đẩy cho vay và nới lỏng tiền tệ, họ nhắm mục tiêu hướng đến những doanh nghiệp cần đến sự hỗ trợ đó. PBOC đã bơm tiền vào hệ thống tài chính và cắt giảm lượng dự trữ bắt buộc đối với các ngân hàng.

Khi các quốc gia từ Đức đến Mỹ đứng trước bờ vực suy thoái, thì kinh tế Trung Quốc giảm tốc nghiêm trọng trở thành bài học quan trọng với phần còn lại của thế giới - Ảnh 3.

Về mặt tài chính, chính phủ Trung Quốc đã thực hiện việc cắt giảm thuế và đẩy mạnh chi tiêu cho các dự án cơ sở hạ tầng. Chính quyền địa phương được pháp bán trái phiếu đặc biệt để chi trả cho đầu tư cơ sở hạ tầng và được khuyến khích bán ra trong đầu năm nay. Ngoài ra, mục tiêu cắt giảm thuế và phí bảo hiểm xã hội cũng được thực hiện đối với các công ty chịu ảnh hưởng bởi Covid-19, tránh tình trạng sa thải hàng loạt.

Hoạt động kinh tế trở lại bình thường là điều không dễ dàng

Bloomberg Economics ước tính rằng tỷ lệ các công ty hoạt động trở lại ở Trung Quốc chỉ đạt mức 80-85% tính đến tuần kết thúc vào ngày 13/3, tăng nhẹ so với 70-80% ở tuần trước đó. Hơn nữa, đà tăng tốc tích cực cũng không diễn ra.

Các chuyên gia y tế đã cảnh báo rằng việc quay trở lại làm việc tại văn phòng hoặc nhà máy trogn thời gian sớm sẽ tạo rủi ro cho đợt bùng phát dịch bệnh thứ hai. Do đó, những tuần tiếp theo sẽ là "bài kiểm tra" căng thẳng về cách nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới kiểm soát dịch bệnh như thế nào.

Wang Tao, kinh tế gia trưởng về Trung Quốc tại UBS Group AG, cho hay: "Đối với Trung Quốc, ‘cú đánh’ mạnh đối với nền kinh tế chủ yếu là do các biện pháp hạn chế mà chính phủ áp dụng để ngăn chặn sự lây lan, chứ không phải là dịch bệnh này." 

Tham khảo Bloomberg

Tin mới

Trà sữa được đồn “đẹp nhất Hà Nội” khiến khách đợi gần 2 tiếng nhưng chất lượng liệu có xứng đáng?
4 giờ trước
Liệu Bông Biêng nổi bật với trà sữa hương hoa này có đủ đô để chinh chiến cùng các thương hiệu đồ uống theo đuổi dòng trà đậm vị?
Giá cà phê lại tăng dựng đứng
4 giờ trước
Giá cà phê Robusta trên sàn London đang lên sát mốc 5.000 USD/tấn khi Việt Nam bước vào vụ thu hoạch nhưng nguồn cung vẫn cầm chừng
"Gà đẻ trứng vàng" của VinFast đến tay khách Indonesia, hãng xe Việt chạy nước rút bàn giao 80.000 chiếc
5 giờ trước
Mở rộng và thu hút tại nhiều thị trường cùng với kỷ lục về doanh số trong các tháng cho thấy VinFast đang bứt tốc cho mục tiêu 80.000 xe bàn giao cho khách hàng đến cuối năm nay.
Vì sao các chuỗi cà phê - trà sữa, thời trang đóng cửa lại khiến thị trường “dậy sóng”?
5 giờ trước
Không chỉ tưng bừng khai trương, nhiều thương hiệu gần đây rời thị trường cũng “ồn ào” không kém
Linh vật Rắn Minh Long: Mở đầu vận trình thịnh vượng
5 giờ trước
Đều đặn mỗi dịp Xuân về, giới mộ điệu lại háo hức chờ đón từng tượng linh vật sứ từ Minh Long, như một phần không thể thiếu trong không khí Tết. Thương hiệu này không chỉ thành công trong việc chế tác dáng hình linh vật độc đáo, mà còn khéo léo truyền tải các lời chúc ý nghĩa đầu năm qua từng câu chuyện ý nghĩa.

Tin cùng chuyên mục

Xe Trung Quốc ở Việt Nam lúc này: Dè dặt xe điện, chuyển hướng bán hybrid, xe xăng
8 giờ trước
Trước hàng loạt thách thức ở thị trường Việt Nam, xe điện Trung Quốc dường như đã không bùng nổ như kỳ vọng, thậm chí có xu hướng "dè dặt" hơn trong việc ra mắt. Thay vào đó, các hãng lại tỏ ra ưu ái xe đốt trong hơn khi đã và sắp ra những mẫu mới sử dụng động cơ xăng hoặc hybrid.
Giá USD hôm nay 23/11: Tăng không ngừng, tỷ giá "chợ đen" đảo chiều giảm
8 giờ trước
Giá USD hôm nay 23/11 trên thế giới tăng không ngừng, có thời điểm chạm mức 108. Trong nước, giá USD ngân hàng bán ra cộng thêm 5 đồng, trong khi tỷ giá "chợ đen" diễn biến lạ.
Bán 60.000 iPhone thu 2.000 tỷ đồng trong hơn 1 tháng, điều gì giúp TopZone 'on top' thị trường?
11 giờ trước
TopZone tiếp tục khẳng định vị thế nhà bán lẻ ủy quyền cao cấp nhất của Apple với doanh thu chuỗi chương trình mở bán iPhone 16 nhanh chóng đạt 2.000 tỷ đồng, phản ánh hiệu quả của chiến lược chú trọng vào trải nghiệm khách hàng của thương hiệu.
Doanh số tại Việt Nam tăng mạnh, Yamaha kiếm được bao nhiêu tiền?
14 giờ trước
Trong Quý III/2024, Việt Nam là thị trường có tăng trưởng doanh số cao thứ 2 trên toàn thế giới của Yamaha.