Tính đến thời điểm hiện tại, nhận định chung của chị về cộng đồng khởi nghiệp Việt Nam là gì?
Các ý tưởng và mô hình kinh doanh ngày càng sáng tạo và hiệu quả hơn nhờ vào khả năng hội nhập của nhiều startup Việt Nam. Mặt khác, mức độ tiếp cận nguồn lực hỗ trợ dành cho startup Việt cũng linh hoạt và ít rào cản hơn. Tiềm năng và sức bật của cộng đồng khởi nghiệp cùng với những hoạt động sôi nổi, những thành quả khá ấn tượng của một số công ty startup Việt trong thời gian qua đã tạo nên một diện nạo mới, vị trí mới cho cộng đồng này trong nền kinh tế.
Tôi nghĩ đó là cột mốc đánh dấu cho bước chuyển biến tích cực.
Về tư duy của các bạn trẻ trong khởi nghiệp, chị đánh giá như thế nào?
Tư duy khởi nghiệp của các nhà sáng lập trẻ ngày càng cởi mở và sắc bén hơn. Đây là kết quả của nhiều yếu tố. Sự gia nhập thị trường khởi nghiệp của một lực lượng những nhà sáng lập trẻ có nhiều điều kiện học hỏi cả kiến thức lẫn kinh nghiệm ở nhiều quốc gia, nhiều thị trường; sự tham gia của các nhà đầu tư nước ngoài ngày càng nhiều; sự hỗ trợ tích cực của các chuyên gia, những nhà cố vấn, các chương trình accelerator (tăng tốc), trung tâm hỗ trợ..,đã tạo ra nhiều cơ hội cọ xát thực tế thị trường và giúp các doanh nghiệp khởi nghiệp rút ngắn các khoảng cách với người dùng.
Vậy còn những khó khăn thì sao? Những nút thắt của thời điểm hiện tại, theo chị là gì?
Áp lực cạnh tranh và năng lực sinh tồn trở nên "khốc liệt" hơn. Đó là khó khăn tôi thấy rõ.
Áp lực cạnh tranh cho startup không giới hạn thị trường Việt Nam. Sự luân chuyển tự do của các startup trong khu vực đến thị trường tiềm năng với hơn 100 triêu dân này tạo nên cho cộng đồng một "sức nóng".
Hiển nhiên, một thì trường tiềm năng bao giờ cũng đồng nghĩa với sự tham gia của nhiều đối thủ mạnh. Mặt khác, rõ ràng tốc độ và tính sàng lọc của thị trường là quá lớn, điều đó tạo ra những "khúc cua" nguy hiểm cho các doanh nghiệp startup, không nhận diện được, họ sẽ bị bỏ lại. Với tôi, những "ngã tử thần" đó chính là thời khắc startup đang tăng trưởng khách hàng đột biến và vì thế startup có thể đối mặt nguy cơ thiếu thời gian lẫn nhân lực quan sát và cải tiến sản phẩm theo tệp khách hàng lớn hơn.
Bài toán nhân lực cũng đang đe dọa đến sự tăng trưởng "khỏe mạnh" và "đúng chuẩn" của các startup ở các giai đoạn quan trọng. Rõ ràng, "nút thắt" nhân lực cũng là một điểm đầy nguy hiểm.
Là Giám đốc điều hành của Trung tâm Hỗ trợ Thanh niên khởi nghiệpnhiều năm liềnvà cũng từng tham gia Shark tank với vai trò "cá mập", chị có thể lý giải các yếu tố khiến nhà đầu tư rót tiền cho startup?
Một nguyên tắc chung, nhà đầu tư thường dựa trên công thức: ngành, người.
Ở góc độ ngành, nhà đầu tư thường xem xét 3 điều dựa trên độ am hiểu thị trường của bản thân: Một là, khả năng và tốc tăng trường của ngành. Hai là, sản phẩm/giải pháp có phù hợp những "khoảng trống". Ba là, lợi thế cạnh tranh của sản phẩm/giải pháp trong ngắn và dài hạn.
Với người, lại tiếp tục với 3 yếu tố căn bản: Một là, năng lực chuyên môn và thực thi của team; Hai là,mức độ cam kết của team khởi nghiệp. Ba là, sự tin tưởng và kỷ luật.
Thật ra, từ kinh nghiệm bản thân, tôi chỉ đầu tư và làm việc với các công ty có các nhà sáng lập đặt niềm tin vào giá trị đóng góp của nhà đầu tư hơn cả tài chính. Nhà đầu tư và team khởi nghiệp càng lắng nghe, càng thấu cảm và có cùng tầm nhìn, thống nhất phương thức thực thi đó mới là điều kiện tốt bên cạnh những nguyên tắc căn bản nêu trên.
Vậy yếu tố nào khiến startup mất điểm trước nhà đầu tư?
Thiếu kỷ luật và tính cam kết, đó là điều là tôi rất lo lắng.
Tôi hay ví von, startup và nhà đầu tư phải tin nhau thì mới có cơ hội "thắng" hoặc "an toàn" trong một trò chơi nhiều nguy hiểm và có tính sát thương. Vì thế, hai bên – startup và nhà đầu tư cần tin vào giá trị lẫn nhau, tin vào sự bổ khuyết cho nhau, đó là điều cần thiết cho quá trình đồng hành lâu dài.
Kỷ luậtcũng là một thứ rất khó thực hiện.Trước khi nhà đầu tư tham gia cùng, có thể "tình yêu" và mức độ "vì ta cần nhau" giữa bạn và nhà đầu tư khiến startup nghĩ rằng mọi thói quen đều có thể thay đổi để đáp ứng những yêu cầu mới. Nhưng thực tế, thói quen là rất khó đổi. Thiếu tính kỷ luật cũng giống như chung ta đang có một cơ thể yếu ớt nhưng lại lười rèn luyện mà vẫn kỳ vọng có một "thể hình chuẩn".
Vậy có thương vụ nào khiến chị cảm thấy tiếc nuối?
Tôi cho rằng mỗi quyết định đều có tính thời điểm của nó. Tôi không phải là người nói có hoặc không nhanh chóng. Vậy thìchắc rằng tại thời điểm đó, tôi đã cân nhắc, hoặc vì yếu tố nào đó khiến tôi chưa có đủ thông tin tích cực. Dù thế nào, hiếm khi tôi thấy nuối tiếc.
Dù vậy, đầu tư cũng là một cái duyên. Giống như chúng ta hay nói, "đúng người, đúng thời điểm". Nếu chỉ có một trong hai, có thể là chưa đủ cơ sở để ra quyết định hoặc chưa đủ khả năng chấp nhận mạo hiểm ngoài dự đoán. Do đó, nếu còn duyên, hẳn là sẽ có "mối duyên" nào đó ở các vòng đầu tư sau.
Lý do nào khiến chị dấn thân vào câu chuyện khởi nghiệp?
Tôi muốn làm công việc mà mỗi ngày là một điều mới. Khi tham gia hỗ trợ cộng đồng khởi nghiệp, tôi được lắng nghe, được thêm thông tin, những góc nhìn, những nhận định và hơn hết, tôi được làm quen ý tưởng mới,con người mới.Mọi thứ đều khác nhau, không lặp lại. Nhờ vậy, tôi học được nhiều điều, có thêm những năng lượng tích cực và cảm thấy bản thân tươi mới hơn mỗi ngày.
Nhưng khi tôi không thật sự tích cực trong cảm xúc, khi gặp những người trẻ, sự lạc quan của họ khiến tôi thấy mình được động viên. Cuộc sốngcủa tôinhờ đó cũng có thêm nhiều màu sắc. Tôi quan niệm, mỗi sắc màu đều có nét đẹp riêng, và người thưởng thức được cả một bảng màu là người may mắn. Đó là sức hút lớn nhất đối với tôi. Tôi cũng chưa bao giờ tưởng tượng được sẽ có một ngày mình rời khỏi cộng đồng này.
Mọi người hay ví von cho tôi với cụm từ "bà đỡ" cho khởi nghiệp nhưng thực tế,tôi nghĩ chính các bạn khởi nghiệp đã làm "bà đỡ"cho tôi. Vì chính sự tích cực của các bạn đã cho tôi động lực và năng lượng tích cực..
Chị tự tin bao nhiêu % khi khởi sự với Trung tâm Hỗ trợ Thanh niên khởi nghiệp?
Thời điểm đấy, tại thị trường Việt Nam những thông tin tôi tìm kiếm được là rất hiếm có những mô hình hỗ trợ chuyên sâu và toàn diện cho startup, cả cụm từ startup cũng còn xa lạ. Như những nhà khởi nghiệp khác, điều mà thị trường còn thiếu sẽ là cơ hội.
Trong khởi nghiệp, việc lập kế hoạch, cân đối nguồn lực và các kế hoạch dự phòng không đảm bảo hoàn toàn khả năng thành công. Tôi chỉ đơn giản là đo lường khả năng giữa một kết quả đạt được và một mức độ rủi ro có thể chấp nhận được. Và như vậy thì "just do it", tập trung làm thôi.
Vậy định nghĩa thành công của chị là gì?
Tôi cho rằng thành công trước hết là việc có được cơ hội được làmnhững điều mình khao khát. Sau đó, là điều mình làm tạo ra giá trị thật, tác động tích cực đến cộng đồng, được mọi người tin tưởng và đón nhận.
Chị chấm cho mình được bao nhiêu điểm thành công nếu tính trên thang điểm 10?
Với tiêu chuẩn ở trên, tôi khá vui vì chặng đường đã qua của tôi và đồng đội đã tạo ra nhiều giá trị, độ lan tỏa và từ đó, đóng góp được một chút ít công sức cho cộng đồng khởi nghiệp và nhận được những tình cảm quý báu.
Dù vậy, nếu chấm điểm, tôi nghĩ bản thân trên trung bình một chút, tầm 6 điểm gì đó. Tôi còn rất nhiều thứ để làm nữa.
Vào những thời điểm áp lực và khó khăn, chị thường xử lý các vấn đề bằng cách nào?
Tôi có 3 thói quen: tâm sự, im lặng và tự giải tỏa bằng những sở thích cá nhân, ca hát, hay du lịch... chẳng hạn.
Tùy theo vấn đề khó khăn phải đối mặt sẽ quyết định cách tôi xử lý.
Những người bạn thân là nơi để trút bỏ và gột rửa cảm xúc không tích cực trong người. Họ luôn lắng nghe, như một cách thể hiện tình cảm dành cho tôi.
Tôi cũng có thói quen chia sẻ với mentor. Tôi may mắn vì mentor như một người thân, rất hiểu tôi cả điểm mạnh và điểm yếu. Nhiều lúc, vấn đề không phải đúng hay sai, chỉ là phù hợp hay không phù hợp với tính cách cá nhân của tôi mà thôi.
Tôi cũng nói chuyện nhiều hơn với các cộng sự. Tôi từng tin rằng chia sẻ tầm nhìn, cùng san sẻ khó khăn là điều cần thiết.
Tôi thực sự biết ơn cộng đồng xung quanh. Họ tích cực và vì thế, bạn cũng sẽ được "lây lan" sự tích cực ấy.
Là phụ nữ, ai cũng muốn mình thật rạng rỡ và nhiều năng lượng. Nhưng với áp lực công việc thường xuyên, sẽ rất khó để giữ được điều này...
Thật ra có những giai đoạn tôi nghĩ mình không thể đẹp được. Việc giữ năng lượng cũng thế. Tôi là người khá cảm xúc nên tâm trạng cũng có lúc thăng lúc trầm. Tất nhiên, tôi phải hiểu bản thân mình để giữ cảm xúc trong tầm kiểm soát.
Góc độ là phụ nữ, tôi thấy phụ nữ không chỉ có những khoảnh khắc đẹp, họ cũng được quyền có những khi "đầu bù tóc rối" đến không thể đẹp nổi. Tôi cũng thế. Nhưng, dù ở thời khắc đó, tôi tin là phụ nữ vẫn có nét đẹp riêng mà chỉ có những tình cảm chân thành và chia sẻ mới nhận ra.
Có một câu nghe rất quen: khi khó khăn, muốn bỏ cuộc hãy nghĩ đến lý do bắt đầu. Nói thế thôi, không phải lúc nào cũng có thể tỉnh táo như vậy. Tôi nghĩ sự tích cực và năng lượng có được của tôi có thể là vì tôi luôn thiết lập cho mình ở chế đọ lò xo, càng khó khăn càng tạo nên sức bật (cười).
Tôi không muốn ai nhìn thấy tôi những lúc có nguồn năng lượng không tích cực, vì như vậy tôi sẽ tạo ra sự lây lan cho người khác. Đó là lý do, tôi phải giữ trạng thái tinh thần thật tích cực khi gặp những người xung quanh. Tôi nghĩ rằngchúng ta đừng nên"ném"vào cuộc sống những yếu tố tiêu cực.
Bạn thấy đó, tôi rất chăm chút cho bản thân và cũng điệu nữa (cười). Một phần vì với tôi, tập trung chăm sóc cho những giá trị của bản thân, cả sự chỉn chu bên ngoài giúp bản thân mình tự tin, với tôi đó là thứ quyết định niềm vui chứ không phụ thuộc vào điều gì khác.
Cảm ơn chị!