Kết thúc phiên giao dịch ngày 9/5, Dow Jones đóng cửa ở 32.245 điểm, giảm hơn 650 điểm (khoảng gần 2% so với phiên giao dịch trước đó. Chỉ 40 phút trước thời điểm kết thúc phiên, Dow Jones đã rơi xuống 32.182 điểm từ 32.548 dù tương đối giằng co trong cả phiên.
Trong khi đó, S&P500 cũng đóng cửa với mức giảm 3,2% trong khi Nasdaq giảm gần 4,3%.
Trước đó, vào lúc 22h25 theo giờ Hà Nội, Dow Jones tụt xuống còn 32.300 điểm, tương đương mức sụt giảm khoảng 600 điểm nhưng chưa đầy 1 giờ sau, lúc 23h22 theo giờ Hà Nội, chỉ số này đã hồi lên mức giảm gần 400 điểm.
Không chỉ Dow Jones, hai chỉ số chính khác của Mỹ là S&P 500 và Nasdaq cũng đang có dấu hiệu phục hồi so với lúc 22h25. Cụ thể, S&P 500 đã tăng từ khoảng 4.010 điểm lên 4.047 điểm. Trong khi đó, Nasdaq tăng từ 11.711 điểm lên 11.840 điểm.
Tuy nhiên, sự phục hồi trong ngắn hạn cũng chưa đủ để giúp chứng khoán Mỹ lấy lại những mất mát trong phiên giao dịch ngày 9/5. Dow Jones giảm khoảng 1,3% trong khi S&P 500 và Nasdaq lần lượt mất 2,08 và 2,73%.
Trong khi đó, chứng khoán toàn cầu cũng có một phiên giao dịch chìm sâu trong sắc đỏ. DAX của Đức đóng phiên với 13.380 điểm, tương đương mức giảm 2,15%. FTSE 100 của Anh cũng giảm 2,32% trong khi CAC 40 của Pháp mất 2,75%. Euro Stoxx 50 giảm 2,82%.
Kết phiên sớm hơn, Nikkei 225 của Nhật cũng giảm 2,53%. Hang Seng của Hồng Kông mất 3,81% trong khi Kospi của Hàn Quốc cũng giảm 1,27%. Riêng Shanghai Composite Index xanh nhẹ với mức tăng 0,086%.
Lạm phát phi mã, bất ổn địa chính trị và việc các ngân hàng trung ương đang phát tín hiệu diều hâu hơn với các chính sách nới lỏng tiền tệ và kích thích, vốn được đưa ra trong thời điểm đại dịch hoành hành, liên tiếp phủ bóng đen lên thị trường chứng khoán toàn cầu.
Tham khảo: Investing