Truyền thông Đức tìm lời giải cho thành công chống COVID của Việt Nam

24/04/2020 14:37
Truyền thông Đức đang tiếp tục tìm kiếm câu trả lời cho sự thành công của Việt Nam trong kiểm soát dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19.

Trong suốt một tháng qua, các hãng tin, báo, trang mạng và viện nghiên cứu lớn và có uy tín của Đức như hãng thông tấn DPA, FAZ (Toàn cảnh Frankfurt), DW (Làn sóng Đức), Junge Welt (Thế giới trẻ) và Viện Konrad Adenauer Stiftung (KAS) đã có những bài viết đánh giá cao chiến lược chống dịch của Việt Nam, có thể coi đây là mô hình tham khảo cho các nước.

Trong bài viết trên trang tin Handelsblatt (Thương mại) ngày 22/4, tác giả đặt câu hỏi làm thế nào để Việt Nam chiến thắng một cách ngạc nhiên trong cuộc chiến chống COVID-19. Câu trả lời nằm ở sự phản ứng từ rất sớm của giới chức quốc gia Đông Nam Á này. Đăng bức ảnh cảnh báo về virus SARS-CoV-2 chụp ở Hà Nội, tác giả bài viết chú thích rằng Việt Nam được các chuyên gia coi là một trong số ít điểm sáng trong cuộc chiến toàn cầu chống COVID-19.

Theo TTXVN, bài viết bắt đầu bằng vụ việc ở xã Sơn Lôi, cách Hà Nội 40 km. Khi xã này mới chỉ có 6 ca mắc COVID-19, giới chức địa phương đã có một động thái quyết liệt là thực hiện phong tỏa cả cộng đồng 10.000 dân trong xã và không ai được rời khỏi xã trong 20 ngày. Với quyết định được đưa ra ngày 13/2 này, Việt Nam trở thành quốc gia đầu tiên bên ngoài Trung Quốc tiến hành cách ly quy mô rộng lớn để chống dịch. Khi các thành phố ở Đức vẫn đắm chìm trong không khí lễ hội, thì quốc gia mới nổi ở Đông Nam Á đã chuyển sang chế độ khủng hoảng. Việt Nam đã được đền đáp với quyết định hành động sớm của mình. Ngày 22/4, giới chức y tế quốc gia gần 100 triệu dân này đã thông báo ngày thứ 6 liên tiếp không có ca nhiễm mới nào. Tổng số ca dương tính với virus SARS-CoV-2 là 268 ca và không có trường hợp tử vong nào do dịch bệnh. Do đó, Việt Nam được các chuyên gia coi là một trong số ít điểm sáng trong cuộc chiến toàn cầu chống đại dịch và cũng hy vọng Việt Nam có thể đối phó tương đối tốt với khủng hoảng về mặt kinh tế. Giám đốc khu vực Tây Thái Bình Dương của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Takeshi Kasai đã đánh giá cao các biện pháp kiểm soát khủng hoảng dịch bệnh của Chính phủ Việt Nam, trong đó việc người dân giữ kỷ luật khi thực thi biện pháp giãn cách xã hội góp phần rất lớn vào thành công này.

Bài viết dẫn ý kiến của các nhà kinh tế nhận định trong khi hầu hết các quốc gia châu Á rơi vào suy thoái thì Việt Nam vẫn có thể đạt được tăng trưởng một cách đáng chú ý. Trong dự báo năm được công bố tháng 4 này, cả Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) và Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đều nhận định Việt Nam trong năm 2020 sẽ đạt mức tăng trưởng mạnh nhất trong số các nền kinh tế quốc dân ở Đông Nam Á, thậm chí vượt cả Trung Quốc và Ấn Độ, hai quốc gia từ lâu muốn đóng vai trò là động lực tăng trưởng của châu Á.

Tuy nhiên, một quốc gia phụ thuộc vào xuất khẩu như Việt Nam cũng bị tác động bởi nhu cầu suy yếu toàn cầu. IMF đánh giá Việt Nam vẫn sẽ đạt tăng trưởng gần 3%, trong khi ADB đánh giá đạt gần 5%. Bài viết cũng đánh giá Việt Nam đạt được thành công trong phòng chống dịch dù khởi đầu không được thuận lợi. Việt Nam nằm sát trực tiếp với Trung Quốc, nơi có những trường hợp mắc bệnh đầu tiên, trong khi du khách người Trung Quốc chiếm tới 1/3 số du khách nước ngoài vào Việt Nam. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng không có được nguồn lực dồi dào cho hệ thống y tế. Tuy nhiên, Việt Nam đã thực hiện tổng cộng khoảng 200.000 xét nghiệm sàng lọc COVID-19, nhiều hơn bất cứ nước nào khác ở Đông Nam Á. Ông John MacArthur, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát và Phòng chống dịch bệnh Mỹ (CDC) khu vực Đông Nam Á nhận định Việt Nam phòng chống dịch với quyết tâm chính trị cao nhất từ rất sớm.

Tác giả cũng đánh giá Việt Nam luôn cởi mở và minh bạch trong cuộc khủng hoảng COVID-19, theo đó Chính phủ tiến hành họp báo hằng ngày để công bố thông tin cụ thể về tình hình dịch bệnh. Đạt được thành công trong kiểm soát dịch, Việt Nam cũng hỗ trợ nhiều nước trên thế giới như tặng khẩu trang y tế cho các nước đang cần và Đức là một trong những nước nhận được số vật tư này của Việt Nam.

Huy động nguồn lực nhân dân để khống chế COVID-19

Theo Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS) có trụ sở tại Washington (Mỹ), Việt Nam đã khống chế sự lây lan của dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 nhờ vào việc huy động nguồn lực nhân dân trong việc giám sát thực hiện cách ly và nhận được sự đồng thuận của đông đảo người dân. Nằm trong số những nước có tỷ lệ mắc COVID-19 thấp nhất thế giới và theo nhận định của WHO, Việt Nam là một trong những quốc gia đứng đầu trong nỗ lực kiểm soát dịch bệnh.

Trong bài bình luận đăng tải trên trang web của CSIS mới đây, bà Amy Searight, Giám đốc Chương trình Đông Nam Á thuộc CSIS cho biết Việt Nam cùng với Singapore là hai nước đã sớm hành động để ứng phó ngay từ khi dịch mới bùng phát. Tuy nhiên, hiện nay Singapore đang phải chống đỡ với làn sóng các ca lây nhiễm mới, trong khi Việt Nam với hơn 96 triệu dân, đã không ghi nhận thêm ca nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19 nào trong gần 1 tuần qua. Tính đến ngày 21/4, Việt Nam có 268 mắc COVID-19 mà không có ca tử vong.

Theo bà Searight, Việt Nam đã dựa vào việc huy động nguồn lực nhân dân, cách ly xã hội và "giám sát công dân" trên diện rộng để khống chế dịch bệnh lây lan.

Ngay từ những ngày đầu khi dịch mới bùng phát, Việt Nam đã đóng cửa tất cả các doanh nghiệp không thiết yếu, các trường học và thực hiện cách ly trên diện rộng. Một làng ở tỉnh Vĩnh Phúc là khu vực đầu tiên bị cách ly toàn bộ trong 21 ngày và hàng chục nghìn người đã được đưa đi cách ly tập trung.

Theo bà Searight, một yếu tố quan trọng giúp Việt Nam khống chế dịch tốt là nhờ một mạng lưới rộng lớn những người cung cấp tin tức, giúp xác định danh tính cũng như cách ly những người bị nghi nhiễm virus SARS-CoV-2 và những người đã tiếp xúc với họ. Bà Searight cho rằng hoạt động này đã phát huy hiệu quả rất cao, ngoài ra hệ thống này nhận được sự ủng hộ của phần lớn người dân Việt Nam.

Bên cạnh đó, Việt Nam bắt buộc khai báo y tế đối với tất cả người dân và người nước ngoài ở Việt Nam, khi nhập cảnh cũng như khi đi đến bệnh viện, tới nhà hàng, thậm chí đến các cơ sở làm đẹp hoặc massage.

Để việc giám sát đạt hiệu quả hơn, một ứng dụng di động nhằm truy dấu các trường hợp F1, F2 khi xuất hiện các ca dương tính với virus SARS-CoV-2 bằng định vị Bluetooth đã được Bộ Thông tin và Truyền thông công bố ngày 18/4. Thông qua ứng dụng, được đánh giá là "bảo mật, ẩn danh và minh bạch" này, cơ quan y tế sẽ biết được những người nhiễm và người nghi nhiễm do tiếp xúc gần với người nhiễm virus SARS-CoV-2.

Giám đốc phụ trách khu vực Tây Thái Bình Dương thuộc WHO Takeshi Kasai ngày 21/4 cho rằng người dân Việt Nam có sự hợp tác chặt chẽ với chính phủ và có ý thức kỷ luật trong việc "tuân thủ các quy tắc xã hội để giảm lây nhiễm"./.

Tin mới

[Trên Ghế 16] Người sắp lập gia đình, đã có gia đình, tài chính 500-700 triệu nên mua xe gì?
2 giờ trước
Theo chuyên gia Đoàn Anh Dũng, việc lựa chọn xe cho từng đối tượng khách hàng phụ thuộc vào điều kiện tài chính và nhu cầu sử dụng của mỗi người, sau đó đến các yếu tố về thương hiệu và động cơ.
Đại chiến phá giá không thấy đáy giữa các hãng xe điện Trung Quốc tại Thái Lan: Hậu quả khôn lường
3 giờ trước
Việc phá giá bất chấp hậu quả của các hãng xe điện Trung Quốc tại Thái Lan đang gây ra nhiều hậu quả tai hại cho chính quốc gia này và buộc Đại sứ quán Trung Quốc tại Thái Lan phải lên tiếng.
Yamaha ra mắt xe ga mới siêu tiết kiệm xăng, màu tím cực cá tính, cốp rộng hơn Honda Lead
4 giờ trước
Yamaha tiếp tục khẳng định vị thế của mình trong phân khúc xe ga đô thị với phiên bản mới vừa được trình làng.
Ông nông dân trồng "loài cây quen thuộc" thu lãi nhẹ nhàng 2 tỷ đồng/năm
4 giờ trước
Trồng "loài cây quen thuộc" mỗi năm thu lãi hơn 2 tỷ đồng, ông nông dân Nguyễn Huỳnh Thanh ở Tân Định, Bình Dương đã tạo việc làm ổn định cho nhiều lao động ở địa phương với thu nhập bình quân 10 triệu đồng/người/tháng.
Giá USD hôm nay 20/9: Bất ngờ tăng tỷ giá "chợ đen" lấy lại mốc 25.000 đồng
5 giờ trước
Giá USD hôm nay 20/9: Trong nước, tỷ giá "chợ đen" bất ngờ tăng 65 đồng ở cả 2 chiều so với cùng thời điểm ngày hôm qua, lên mức 24.965 - 25.065 VND/USD. Trái lại, tỷ giá USD/VND niêm yết tại các ngân hàng thương mại lại đồng loạt giảm.

Tin cùng chuyên mục

Giá USD hôm nay 19/9: Tỷ giá "chợ đen" lao dốc, bán ra dưới 25.000 đồng
1 ngày trước
Giá USD hôm nay 19/9: Trong nước, tỷ giá USD/VND niêm yết tại thị trường tự do bất ngờ "rơi" 50 đồng ở cả 2 chiều khiến chiều bán chính thức về dưới mốc 25.000 đồng. Hiện thị trường này đang niêm yết ở mức 24.850 - 24.950 VND/USD.
6 phút “chạm” may mắn trên điện thoại với Bingo18
2 ngày trước
“Vừa sáng mua vé dự thưởng, chỉ 6 phút sau đã biết mình trúng thưởng rồi thấy tiền về ngay, tinh thần của tôi rất phấn khởi”, chị Ngọc Bích - một người chơi xổ số Bingo18 chia sẻ.
Giá USD hôm nay 18/9: Tỷ giá "chợ đen" giảm, ngân hàng phục hồi
2 ngày trước
Giá USD hôm nay 18/9: Trong nước, tỷ giá USD/VND trên thị trường tự do giảm 30 đồng ở cả 2 chiều, xuống mức 24.900 - 25.000 VND/USD. Ngược lại, tại các ngân hàng thương mại, tỷ giá niêm yết bắt đầu hồi phục khi đồng loạt tăng từ 50 đồng đến hơn 80 đồng so với ngày hôm qua.
Khủng hoảng Volkswagen: Nếu đóng cửa nhà máy sẽ khiến cả 1 thị trấn điêu đứng, 60.000 cư dân lo mất kế sinh nhai, chính Bộ trưởng phải vào cuộc
2 ngày trước
“Sẽ không có Wolfsburg nếu thiếu Volkswagen”, một nhân viên Volkswagen nói.