Truyền thông Đức: Tinh thần đồng lòng "chống dịch như chống giặc", Việt Nam đã làm tốt việc chống lại Covid-19

27/03/2020 13:43
DW nhận định, mặc dù không có nghiên cứu thống kê nào, nhưng qua những bài viết, những bình luận tích cực trên phương tiện truyền thông xã hội, có thể thấy rằng: phần lớn người dân ủng hộ các biện pháp của chính phủ. Người Việt Nam đang góp sức hết mức có thể, vì họ tin vào chính phủ của họ trong cuộc chiến chống lại Covid-19.

Deutsche Welle (DW) - một đài truyền hình của Đức đưa tin: Đại dịch Covid-19 đã lan hơn 10.000 km (6.000 dặm) từ Trung Quốc sang các nước giàu có ở châu Âu, làm thiệt mạng hàng nghìn người. Chỉ riêng ở Đức, những con số mới nhất của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho thấy hơn 30.000 người đã bị nhiễm Covid-19, dẫn đến 149 trường hợp tử vong. Trong khi, Việt Nam, quốc gia có chung đường biên giới dài 1.100 km với Trung Quốc, chỉ báo cáo hơn 150 trường hợp nhiễm bệnh và chưa có bất kỳ có trường hợp tử vong kể từ khi dịch bệnh bắt đầu vào tháng 1.

Ngay cả khi chúng ta xem xét những con số này với một chút thận trọng, cũng dễ để thấy rằng: Việt Nam đã làm tốt việc chống lại Covid-19, DW khẳng định.

Từ dịp Tết Nguyên đán cuối tháng 1, Chính phủ Việt Nam cho biết họ đang "tuyên chiến" với Covid-19, mặc dù dịch bệnh vào thời điểm đó vẫn còn hạn chế ở Trung Quốc. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết trong một cuộc họp rằng sẽ không lâu nữa, virus sẽ lan đến Việt Nam. "Chống dịch như chống giặc", ông Phúc nói.

Huy động lực lượng trên mọi mặt trận

Tuy nhiên, cuộc chiến này sẽ phụ thuộc vào rất nhiều nguồn tài trợ của chính phủ và một hệ thống y tế công cộng vững chắc, đó là hai điều mà Việt Nam chưa được đánh giá cao. Việt Nam không có khả năng thực hiện một cuộc chiến theo kiểu Hàn Quốc. Cho đến nay, Hàn Quốc đã thực hiện 350.000 xét nghiệm. 

Truyền thông Đức: Tinh thần đồng lòng chống dịch như chống giặc, Việt Nam đã làm tốt việc chống lại Covid-19 - Ảnh 1.

Hệ thống y tế của Việt Nam cũng còn hạn chế. Ông Nguyễn Thành Phong, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh cho biết các bệnh viện của thành phố chỉ có tổng cộng 900 giường chăm sóc đặc biệt. 

Để chiến đấu với Covid-19, Việt Nam đã đưa ra các chính sách kiểm dịch nghiêm ngặt và thực hiện xác định đầy đủ tất cả những người đã từng tiếp xúc với virus. Các biện pháp này đã được thực hiện sớm hơn nhiều trong quá trình xảy ra dịch bệnh so với ở Trung Quốc. Trung Quốc đã thực hiện đóng cửa toàn bộ thành phố như là phương sách cuối cùng để ngăn chặn virus lây lan rộng hơn nữa.

Truyền thông Đức: Tinh thần đồng lòng chống dịch như chống giặc, Việt Nam đã làm tốt việc chống lại Covid-19 - Ảnh 2.

Chẳng hạn, vào ngày 12/2, Việt Nam đưa toàn bộ xã Sơn Lôi - với 10.000 gần người dân vào kiểm dịch trong ba tuần. Tại thời điểm đó, mới chỉ có 10 trường hợp được xác nhận dương tính Covid-19 trên toàn quốc. Các nhà chức trách cũng đã sớm theo dõi bất cứ ai có khả năng tiếp xúc với virus.

Các quốc gia phương Tây như Đức chỉ ghi nhận những người bị nhiễm và liên hệ trực tiếp của họ. Việt Nam cũng theo dõi cả F2, F3, F4 từng tiếp xúc với người nhiễm bệnh. Tất cả những người này sau đó bị hạn chế di chuyển và hạn chế tiếp xúc nghiêm ngặt. Và từ rất sớm, bất cứ ai đến Việt Nam từ một khu vực có nguy cơ cao sẽ bị cách ly trong 14 ngày. Tất cả các trường học và đại học cũng tạm dừng hoạt động kể từ đầu tháng 2.

Truyền thông Đức: Tinh thần đồng lòng chống dịch như chống giặc, Việt Nam đã làm tốt việc chống lại Covid-19 - Ảnh 3.

Thay vì phụ thuộc vào y học và công nghệ để ngăn chặn sự bùng phát của coronavirus, bộ máy an ninh nhà nước mạnh mẽ của Việt Nam đã áp dụng một hệ thống giám sát công khai rộng rãi, cùng với sự hỗ trợ của Bộ Y tế và Bộ Quốc phòng. Công an túc trực trên đường phố, ngoài những khu cách ly. Sự giám sát chặt chẽ này không chỉ giúp mọi người tuân thủ quy định, mà còn hỗ trợ họ các vấn đề liên quan khi bị cách ly.

"Thời chiến" Covid-19

Thủ tướng Phúc đã nói: "Mỗi doanh nghiệp, người dân, khu dân cư phải là ‘pháo đài’ chống dịch bệnh". Điều này đã khơi dậy tinh thần của nhiều người Việt Nam, những người luôn tự hào về khả năng đồng lòng sát cánh cùng nhau trong khủng hoảng và khó khăn. Phương tiện truyền thông của nhà nước cũng đã phát động một chiến dịch thông tin lớn. Bộ Y tế thậm chí đã tài trợ một bài hát trên YouTube về việc rửa tay đúng cách.

DW nhận định, mặc dù không có nghiên cứu thống kê nào, nhưng qua những bài viết, những bình luận tích cực trên phương tiện truyền thông xã hội, có thể thấy rằng: phần lớn người dân ủng hộ các biện pháp của chính phủ.

Họ tự hào rằng Việt Nam đang làm tương đối tốt trong việc thích nghi với khủng hoảng. 

Truyền thông Đức: Tinh thần đồng lòng chống dịch như chống giặc, Việt Nam đã làm tốt việc chống lại Covid-19 - Ảnh 4.

Ở nhà là yêu nước!

Các tổn thất kinh tế dự kiến sẽ tác động mạnh đến Việt Nam cũng đã được người dân chấp nhận như một phần của việc chống dịch. Theo số liệu của chính phủ, 3.000 doanh nghiệp đã đóng cửa trong 2 tháng đầu năm 2020. 

Để giảm bớt gánh nặng, chính phủ Việt Nam đã cung cấp khoản hỗ trợ trị giá 1,1 tỷ USD để bơm thanh khoản vào nền kinh tế. Tuy nhiên, các quan chức tài chính dự báo rằng các khoản thu thuế sẽ thiệt hại nghiêm trọng vì khủng hoảng. Chính phủ cũng đang kêu gọi quyên góp tự nguyện - người Việt Nam đang góp sức hết mức có thể, vì họ tin vào chính phủ của họ trong cuộc chiến chống lại Covid-19.

Truyền thông Đức: Tinh thần đồng lòng chống dịch như chống giặc, Việt Nam đã làm tốt việc chống lại Covid-19 - Ảnh 6.

Tin mới

iPhone của bạn sắp thành "đồ cổ"? Đây là điều bạn cần biết!
2 giờ trước
Mọi sản phẩm công nghệ đều có giới hạn vòng đời. Apple cam kết hỗ trợ các thiết bị của mình ít nhất 5 năm sau khi ngừng bán, nhưng sau mốc thời gian này, chúng có thể bị phân loại là “hàng cũ”.
"Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với điều hoà là đẩy lùi sinh hoạt 40-50 năm"
46 phút trước
Nhiều đại biểu Quốc hội đã đề xuất loại điều hoà nhiệt độ khỏi danh mục mặt hàng chịu thuế trong dự án Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
Cuộc chạy đua robot của các 'ông lớn' công nghệ ngày càng nóng, tỷ phú Phạm Nhật Vượng cũng vừa nhanh chóng tham gia
33 phút trước
Thị trường này được dự báo sẽ đạt 38 tỷ USD vào năm 2035, với gần 1,4 triệu lô hàng.
FWD Việt Nam: Điểm sáng trong bảng xếp hạng môi trường làm việc 2024
58 phút trước
Công ty Bảo hiểm Nhân thọ FWD tiếp tục được vinh danh trong bảng xếp hạng Top 100 Nơi Làm Việc Tốt Nhất Việt Nam 2024, khẳng định vị thế hàng đầu trong thị trường lao động.
Doanh số tại Việt Nam tăng mạnh, Yamaha kiếm được bao nhiêu tiền?
50 phút trước
Trong Quý III/2024, Việt Nam là thị trường có tăng trưởng doanh số cao thứ 2 trên toàn thế giới của Yamaha.

Tin cùng chuyên mục

Trung Quốc vừa 'mở khóa' kho báu siêu khủng chứa hơn 1.000 tấn vàng, nguy cơ làm rung chuyển thị trường vàng thế giới
13 giờ trước
Mỏ vàng vừa phát hiện tại Trung Quốc ước tính chứa hơn 1.000 tấn vàng, trị giá 83 tỉ USD.
Hàng trăm nghìn tấn báu vật từ Canada đổ bộ Việt Nam với giá rẻ bất ngờ: Chi hàng tỷ USD nhập khẩu, nước ta tiêu thụ 10,4 triệu tấn mỗi năm
1 ngày trước
Nhập khẩu mặt hàng này từ Canada đã tăng mạnh 128% trong 9 tháng đầu năm.
Chỉ mất 3 năm để làm được điều Elon Musk cố gắng suốt 12 năm mới đạt được, Xiaomi làm rung chuyển ngành ô tô toàn thế giới
2 ngày trước
Xe điện của Xiaomi đang khiến cả thế giới ô tô phải bàn tán.
Giá cà phê đã có nhịp điều chỉnh giảm
2 ngày trước
Sau khi tăng vọt vào đầu tuần trước, giá cà phê đã có nhịp điều chỉnh giảm trong phiên giao dịch đầu tuần.