Bài viết cho rằng trong bối cảnh nền kinh tế Lào vẫn tiếp tục gặp nhiều khó khăn và Lào vừa có Thủ tướng mới, người dân tin tưởng sẽ có những chính sách phù hợp hơn với tình hình hiện tại cũng như từ các kinh nghiệm hay của Việt Nam để sớm giải quyết những khó khăn và nhanh chóng phát triển bền vững.
Đại dịch COVID-19 bùng phát và các cuộc xung đột trên thế giới đã khiến các nước gặp không ít khó khăn về kinh tế như đồng tiền mất giá, giá cả sinh hoạt leo thang, thiếu nhiên liệu..., tác động đến đời sống của người dân.
Bài viết nhấn mạnh Việt Nam ghi nhận kinh tế tăng trưởng tốt trong bối cảnh thế giới phải đối mặt với suy thoái kinh tế, lạm phát, nhiều người thất nghiệp trong 2-3 năm qua. Theo nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới (WB), việc các nhà đầu tư trong lĩnh vực sản xuất, đặc biệt là các nhà máy sản xuất các thiết bị điện tử của Mỹ, châu Âu và một số nước khác ở châu Á mở rộng hoạt động tại Việt Nam là một trong những yếu tố quan trọng giúp thúc đẩy phát triển của kinh tế Việt Nam. Ngoài ra, cải cách giáo dục của Việt Nam đã góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, cùng với đó là việc Chính phủ Việt Nam tập trung đầu tư phát triển các cơ sở hạ tầng, giúp nền kinh tế Việt Nam trong năm 2022 và các năm tới sẽ tăng trưởng tốt.
Theo bài viết, các chuyên gia kinh tế nhận định rằng trong năm 2023, nền kinh tế thế giới vẫn tiếp tục suy giảm và đối mặt với nhiều khó khăn. Các quốc gia lớn như Mỹ, Trung Quốc cũng như Liên minh châu Âu (EU) dự báo sẽ tăng trưởng chậm, nhưng kinh tế Việt Nam vẫn ổn định bởi nước này đã thu hút các nhà đầu tư và đồng thời có các chính sách phù hợp trong việc quản lý đồng nội tệ.